30.10.08

30.10.2008 Đề nghị giãn thuế đánh vào thu nhập chứng khoán hết năm 2009?

"Trước hết, UBCKNN sẽ báo cáo Quốc hội đề nghị giãn thuế đánh vào thu nhập chứng khoán. Trước mắt là giãn hết năm 2009. Tất nhiên thuế không phải giải pháp trực tiếp hỗ trợ thị trường nhưng nó có tác dụng tích cực về tâm lý"

UBCKNN sẽ báo cáo Quốc hội đề nghị giãn thuế đánh vào thu nhập chứng khoán. Trước mắt là giãn hết năm 2009.

Phỏng vấn TS Nguyễn Sơn (TS NS), Trưởng Ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về giải pháp hỗ trợ của ủy ban trước hiện tượng thị trường chứng khoán (TTCK) sụt giảm hiện nay.

Thưa ông, TTCK vẫn đang tiếp tục chiều hướng giảm, bất chấp các chỉ báo kinh tế vĩ mô đang dần ổn định. Ông đánh giá thế nào về hiện tượng này?

Khoảng 2 tháng nay, xu thế giảm của TTCK Việt Nam bị chi phối từ sự khủng hoảng tài chính và sụt giảm của TTCK Mỹ. Mỗi sáng nhà đầu tư (NĐT) lên sàn chỉ quan tâm đến việc Dow Jones lên hay xuống hoặc các động thái hỗ trợ của FED hay châu Âu... để giao dịch trong ngày.

Rồi hai tuần lại đây, bên cạnh việc nhìn vào sự vận động của TTCK Mỹ thì NĐT bắt đầu quan tâm hơn đến giao dịch của nhà ĐTNN và lo ngại về việc nhà ĐTNN rút vốn nên không dám mua vào dù giá chứng khoán đã giảm khoảng 50% so với đỉnh điều chỉnh (VN-Index 561 điểm).

Tôi cho rằng, thời điểm này, yếu tố ảnh hưởng chính đến sự suy giảm trên TTCK Việt Nam vẫn là yếu tố tâm lý. Nhà đầu tư trong nước vì quá chú ý tới các yếu tố tiêu cực tác động từ bên ngoài mà bỏ qua các thông tin khá tích cực của kinh tế vĩ mô đã công bố.

Nhưng nhiều ý kiến cho rằng khi kinh tế toàn cầu suy thoái, Việt Nam không thể không bị ảnh hưởng và TTCK khó có cơ hội tăng?

Tất nhiên là khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như lĩnh vực xuất khẩu (XK). Quý III và quý IV sẽ khó khăn hơn, kim ngạch XK có khả năng giảm và có thể kéo sang cả năm 2009. Nhưng NĐT cũng phải đánh giá các khu vực khác của nền kinh tế Việt Nam?

Giá nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, sắt thép, xi măng đều giảm, ngân hàng đang giảm dần lãi suất cho vay... tạo điều kiện để kinh tế vĩ mô phục hồi. So sánh với hệ thống tài chính bên ngoài, trong khi hàng loạt các ngân hàng nước ngoài phá sản, đứng bên bờ vực phá sản hoặc phải kêu gọi cứu trợ thì hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn đang ổn. Không còn hiện tượng lãi suất vay qua đêm lên đến 34 - 35% như trước đây. Thậm chí nhiều ngân hàng đang thừa vốn cho vay.

Trước tình hình TTCK suy giảm, các nước đã liên tục có các giải pháp hỗ trợ nhằm vực dậy thị trường. Nếu TTCK Việt Nam tiếp tục sụt giảm mạnh trong thời gian tới, UBCKNN sẽ có giải pháp gì hỗ trợ?

Trước hết, UBCKNN sẽ báo cáo Quốc hội đề nghị giãn thuế đánh vào thu nhập chứng khoán. Trước mắt là giãn hết năm 2009. Tất nhiên thuế không phải giải pháp trực tiếp hỗ trợ thị trường nhưng nó có tác dụng tích cực về tâm lý.

Có ý kiến từ Bộ Tài chính cho rằng trong lĩnh vực này, nếu không đánh thuế thì Nhà nước thất thu ngân sách bao nhiêu? Tôi cho rằng với giao dịch thị trường hiện nay thuế thu nhập từ chứng khoán không đáng bao nhiêu. Nhất là trong hoàn cảnh TTCK sụt giảm đã gần 1 năm nay. Ngay Trung Quốc, họ đang đánh thuế mà còn cắt bỏ, mình chưa đánh nên giãn ra là hợp lý.

Thứ hai là, trong trường hợp thị trường xuống quá sâu thì mọi giải pháp đều có thể. Ủy ban đang theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường để sẵn sàng có biện pháp hỗ trợ. Không loại trừ việc thu hẹp biên độ hay tạm dừng giao dịch. Với diễn biến thị trường hiện nay (tính thanh khoản, xu thế vận động chung) thì chúng tôi nghĩ chưa đến lúc phải hỗ trợ.

Ngoài ra ủy ban còn nhiều giải pháp khác đã đề xuất với Bộ Tài chính, ngân hàng để áp dụng ở từng cấp độ thị trường. Quan điểm riêng tôi cho rằng, NĐT cần dựa trên thực tế của kinh tế Việt Nam, dựa trên báo cáo thực tế của doanh nghiệp để đầu tư. Đừng quá bi quan rồi đến lúc có tin tốt, thị trường tăng, lại vội vã mua theo phong trào.

Xin cảm ơn ông!

Theo Xuân Hương
Tin Tức

28.10.08

Phân loại giọng trong thanh nhạc

Ai cũng biết có 3 giọng cơ bản phân chia theo thang âm: cao, trung và trầm cho hai giới. Theo tính chất của giọng, về cơ bản có giọng trữ tình / lyric và giọng kịch tính / dramatic, hay thiên về cả hai tính chất thành loại vừa trữ tình vừa kịch tính. Các giọng trữ tình có khu trung âm phát triển đầy đủ; còn các giọng kịch tính có độ vang, khoẻ, thể hiện được sắc thái của giọng trung gần kề nó. ở nước ta cho đến nay, Lê Dung vẫn được coi là một giọng nữ cao trữ tình toàn diện hơn cả. Còn các giọng kịch tính "thuần chủng" vẫn chưa thấy xuất hiện, về nam cao còn may mắn có giọng trữ tình-kịch tính như của Gia Hội. ở ta, ngay cả ca sĩ giọng mezzo-soprano/nữ trung đã hơi hơi hiếm rồi, nói gì đến contralto/nữ trầm. Một trong những lý do có thể đem ra thanh minh được: dân ta khổ nhỏ, người mảnh, lấy đâu ra những giọng dày, khoẻ.

Đi vào chi tiết có thể kể ra đến 20 loại giọng với âm sắc khác nhau, chưa kể loại giọng hài- chuyên hát nhạc châm biếm, hài hước- gọi là buffo mà ở mỗi thang giọng đều có. Sắc thái của giọng quyết định tính cách nhân vật mà ca sĩ sẽ đóng. Chẳng hạn, giọng nam trầm đại/ basso profundo được miêu tả như một giọng thâm trầm, trang trọng, âm vực rộng, sở trường ở khu trầm lớn, thể hiện tính oai nghiêm thần thoại- đâm ra những ai có chất giọng này không trượt đi đâu các vai thần thánh, như vai "đạo sĩ" trong Viên đạn thần của Weber (tại Việt Nam từng được giao cho Quốc Hưng), hay vai Thần mặt trời Sarastros trong Cây sáo thần. Các nhà soạn nhạc chẳng mấy khi viết cho giọng hiếm hoi này, nhân vật đại quý tộc cùng tên trong vở Don Carlos của Verdi là một ngoại lệ.

Trong các loại giọng nam còn có một loại giọng đặc biệt- phản nam cao/counter-tenor- không hẳn là một giọng nam cao, mà thường là những người có giọng nhẹ đảo ngược giọng của họ lại để hát lên âm khu cao. Cho nên gọi là giọng phản nam trầm (bass-desus), thì cũng không sai. Giữa thế kỷ XX, một sự quan tâm trở lại với loại loại giọng này đã dẫn đến sự hồi sinh của âm nhạc thời kỳ Phục hưng. Một số nhà soạn nhạc hiện đại viết cho tenor hát the thé như trẻ con (falsetto) hay theo kiểu phản tenor, vai Oberon trong vở Giấc mộng đêm hè dựa trên hài kịch Shakespeare là một ví dụ. Trong các cuộc trình diễn cổ điển thính phòng, ai chỉ hát được giọng phản nam cao có thể sẽ phải chọn các tác phẩm soạn cho nữ trung để thể hiện chất giọng hiếm có của mình.

Giọng hát - sức bền vật liệu

Sự rèn luyện để trở thành ca sĩ (opera), cũng như đối với một vũ công hay vận động viên, không nằm ngoài sự cần mẫn không ngừng nghỉ, học cách duy trì sức mạnh và hơi thở đều đặn, cùng với việc nắm chắc các kiến thức chung trong âm nhạc. Những ca sĩ có học một nhạc cụ có xu hướng dễ duy trì sự nghiệp hơn. Giọng soprano người Ba Lan Marcella Sembrich (1858- 1935), với sự nghiệp kéo dài hơn 40 năm, cũng đồng thời là một pianist và violinist hoàn hảo. Ca hát như một hoạt động cực kỳ cá thể, đến nỗi không có hai ca sĩ có cũng âm vực và những vấn đề mà mỗi giọng hát bắt gặp cũng không giống nhau.
Vào thế kỷ XIX, nhiều trường dạy thanh nhạc danh tiếng phát triển ở châu Âu, đặc biệt là những trường của Manuel Garcia - bạn đồng sự của Rossini, trong số học sinh của ông có cả hai cô con gái - hai ngôi sao opera nổi tiếng Maria Malibran (1808-36) và Pauline Viardot (1821-1910). Giọng nam cao Jean de Reszke (1850-1925) có một trường dạy hát nổi tiếng ở Paris. Phương pháp của ông phần lớn dựa trên việc dạy riêng với cường độ cao dựa trên một số aria từ các vở opera mà ông khuyến khích các học sinh của mình hát ngày này qua ngày khác cho đến khi hoàn tất chúng, còn được tăng cường bởi các bài tập về các kỹ thuật cơ bản trong staccato- hát ngắt âm, pianissimo- hát nhẹ, fortissimo- hát mạnh và các bài tập dành cho hoành cách mô. Một trong những học trò nổi tiếng nhất của ông là Maggie Teyte (1888-1976), người đã duy trì được khả năng chịu đựng phần lớn nhờ việc dạy dỗ của Reszke: "Làm sao để phát triển và giữ vững chất lượng tự nhiên và đẹp đẽ của giọng hát?- bà viết - Làm sao vượt qua sự căng thẳng và lo lắng của một sự nghiệp nhà nghề".

Một lần làm liều cũng có thể huỷ hoại một giọng hát suốt đời. Ví dụ, trong một quyết định thiếu thận trọng, Nellie Melba quyết định hát vai Brunnhilde trong Siegfried của Wagner. Mặc dù các nốt đều nằm cả trong tầm cữ của cô, sức mạnh cần cho một người hát nhạc của Wagner trong vở opera này nằm ngoài phạm vi của cô. Cô đã kéo căng dây thanh của mình và sau này trong đời vẫn phải chịu những cơn chảy máu mãn tính trong cổ họng.

Tất cả những trận ốm tự nhiên và các stress xảy đến cho cơ thể con người đều tự động ảnh hưởng đến giọng. Đặc biệt những thay đổi trong người phụ nữ ở độ tuổi đầu mãn kinh có thể ảnh hưởng xấu đến giọng hát, nhất là khi chúng không được chú ý. Cũng như một vận động viên chạy cần cân nhắc chặng đua một cách thận trọng và bảo toàn sức lực đã từng dồi dào, người ca sĩ có tuổi cần biết cách tránh dốc kiệt sức, nhất là loại bỏ các vai diễn hay ca khúc có những ảnh hưởng bất lợi.

ca sĩ quốc hưng nhận xét về giọng hát pavarotti:Khi Pavarotti hát, âm thanh dựng, khẩu hình tròn, còn hơi thở thì dư thừa. Bậc thầy trong kỹ thuật thanh nhạc, nhưng ông hát vẫn hết sức thoải mái, không căng cứng. Trong 3 giọng tenor của thế giới hiện nay- ông đứng đầu- sau đó mới đến Domingo.
Nghệ thuật ca hát, thế nào là "hát đẹp"
Nước ý là nơi đẻ ra nghệ thuật opera. Vào thế kỷ XVII, XVIII, chỉ có ca sĩ ý, đặc biệt là castrati (giọng nam bị hoạn từ nhỏ để giữ giọng nam cao như nữ cao) mới hát hay opera ý. Ngày nay, những vở kinh điển như Đám cưới Figaro, Anh thợ cạo thành Xêvin, Rigoletto, Lucia di Lammermoor... đều là vở của ý, hát bằng tiếng ý, theo lối hát ý- gọi là bel-canto. Nước ta, mọi người quen gọi là hát opera.

Tiếng ý, bel nghĩa là đẹp, canto nghĩa là hát, bel-canto nghĩa là hát đẹp, hát hay. Hát hay là một chuẩn mực đối với nghệ thuật ca hát của tất cả các dân tộc, trước hết cũng là một yêu cầu chung cho mọi người hát. Ví dụ, trong chèo phải là diễn viên hát hay mới đóng được vai chính.

Giọng "hát đẹp", hay lối hát bel-canto có một tính chất khác hẳn. Dù là giọng nam hay nữ đều có thể sử dụng giọng cao, trung hay trầm, với hiệu quả âm thanh vang khỏe, tròn dầy, ấm áp, mềm mại, uyển chuyển và phải có vibrato. Người ý cho rằng, một giọng hát không có tiếng rung là một giọng hát thiếu sức sống. Song, ở đây phải hiểu rằng đó là tiếng rung của cộng minh, chứ không phải tiếng rung ở cổ. Tiếng rung đó nhẹ nhàng, không rung gấp, cũng không nặng nề và tự nhiên, không do cố tình. Giọng hát có kỹ thuật giỏi là giọng hát, về sắc thái âm lượng, có thể điều khiển khi to khi nhỏ; có thể ngân chậm rãi, ngân dài, cũng có thể hát các câu nhạc kỹ xảo chạy với móc kép trở lên. Một đặc điểm của lối hát bel-canto là ca sĩ phải hát với tầm cữ giọng tối thiểu 2 quãng tám, giọng nữ cao màu sắc (coloratura soprano)phải hát trên 2 quãng tám - khoảng 18, 19 cung, dùng giọng đầu và giọng cổ, không hát giọng thật. Ca sĩ opera giỏi phải có giọng hát chuyển từ thấp lên cao, mà âm sắc, khối hình, độ dày vẫn như nhau, trong giới hạn âm vực của giọng mình. Một đặc điểm nữa của bel-canto là hát bằng giọng hơi - nghĩa là phải có sự phối hợp hợp lý giữa hơi thở và khép rung của dây thanh, tạo ra âm thanh không bị cứng đơ... Do sự làm chủ kỹ thuật bel-canto, các ca sĩ opera có thể thể hiện mọi tình cảm hỉ, nộ, ai, lạc bằng tiếng hát- nghĩa là giọng hát có thể cười nắc nẻ, có thể khóc nức nở... Nữ ca sĩ có KT belcanto dỉnh cao nhất đc biết đến là joan sutherland, bạn vao dayđể biết rõ hơn về bà

Hát nhạc nhẹ dựa trên giọng nói, nói như thế nào- hát như thế. Nếu được đào tạo (qua trung cấp thanh nhạc), có thể có cái gì đó khéo hơn, đỡ mệt hơn khi hát, nhưng cơ bản vẫn dựa vào giọng ngực người ta vẫn dùng để nói. Hát trong ca kịch không phải như thế, giọng hát phải trải qua rèn luyện,

27.10.08

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học


Bài viết đúc rút những suy nghĩ cũng như kinh nghiệm của tác giả trong thời gian nghiên cứu và học tập tại Nhật Bản.

1. Lời nói đầu

Hiện nay với chính sách mở cửa và phát triển kinh tế đúng đắn của chính phủ, ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam có cơ hội ra nước ngoài học tập, nghiên cứu với mục đích cố gắng tiếp thu các kiến thức tiên tiến của thế giới để mang về phục vụ đất nước. Mặt khác, đội ngũ các nhà khoa học, nghiên cứu viên và sinh viên trong nước cũng tích cực học tập, nghiên cứu để nâng cao tư duy khoa học và đáp ứng các yêu cầu phát triển. Tuy nhiên hiện nay đang có một khó khăn là nhiều người không biết rõ ràng về việc thế nào là một nghiên cứu khoa học, các bước tiến hành như thế nào và dự định đạt được kết quả gì. Nhiều trường hợp đã gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu nghiên cứu khi không biết cách định hướng nghiên cứu, do vậy sau một thời gian nghiên cứu của họ đi vào ngõ cụt hoặc không đưa ra được một kết quả cụ thể nào cả. Điều đấy dẫn đến việc nghiên cứu phải chuyển sang hướng khác hoặc phải chấm dứt thất bại, đồng nghĩa với việc tiêu tốn thời gian, tiền bạc và chất xám một cách vô ích.

Nguyên nhân của các thất bại trong nghiên cứu khoa học thì rất nhiều. Tuy nhiên theo tác giả thì nguyên nhân chủ yếu là do những nghiên cứu viên đó không có một cái nhìn tổng quát về các việc cần phải làm theo trình tự hợp lý trong quá trình nghiên cứu. Điều này là do họ không học được cách hợp lý nhất khi tiến hành nghiên cứu khoa học. Vậy phải làm gì để khắc phục nhược điểm này và giúp cho nhiều người trách được những khó khăn mà những người đi trước đã gặp? Thông qua bài viết này, tác giả muốn giới thiệu những ý kiến về việc tiến hành nghiên cứu khoa học như thế nào cho tốt nhất, hiệu quả nhất. Toàn bộ những tranh luận tiếp theo có thể coi là quan điểm riêng của tác giả, dựa vào kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu bản thân có được. Những ý kiến này có thể đúng, có thể chưa đúng. Vì vậy tác giả sẵn sàng tranh luận công khai với bất kỳ ý kiến phản đối hay đồng tình nào của người đọc.

2. Định nghĩa thế nào là một nghiên cứu khoa học

Hiện nay trong giới học thuật vẫn có tranh luận và chưa thống nhất về việc xác định thế nào là một nghiên cứu khoa học. Việc xác định rõ định nghĩa này là rất quan trọng đối với những người mới bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu, đặc biệt là sinh viên. Mọi người đều nói về cái “mới”, rằng phải nghiên cứu một vấn đề mới thì mới đúng là một nghiên cứu khoa học. Nếu như vậy thì sẽ có câu hỏi được đặt ra là: làm một vấn đề cũ thì sao và thế nào là một vấn đề mới? Tác giả nhận thấy có rất nhiều nghiên cứu về một vấn đề cũ nhưng vẫn có giá trị, được áp dụng tốt trong thực tế sản xuất và được chấp nhận đăng trên nhiều tạp chí và hội thảo khoa học quốc tế. Trong khi đó có nhiều nghiên cứu tự nhận là cho những vấn đề mới nhưng lại không thu hút được quan tâm của mọi người và thường kết thúc trong im lặng. Có nhiều nguyên nhân cho sự thất bại của các nghiên cứu được cho là có chủ đề mới, hoặc là vấn đề mới nhưng không có giá trị thực tế nên rất ít người muốn nghiên cứu, hoặc cái mới này chỉ có thể áp dụng sau nhiều năm nữa nên hiện tại không ai quan tâm, hoặc vấn đề mới quá khó hiểu đối với đồng nghiệp, hoặc dẫu là mới nhưng kết quả nghiên cứu không đạt yêu cầu, v.v…

Tác giả đưa ra một số tiêu chí cụ thể để có một định nghĩa sơ lược thế nào là một nghiên cứu khoa học. Vậy một nghiên cứu khoa học cần đáp ứng ít nhất một trong các yêu cầu dưới đây:

Phát hiện điều mới trong các quy luật và đặc tính của tự nhiên hoặc của xã hội.

So sách giữa hai hoặc nhiều hiện tượng của tự nhiên hoặc của xã hội
để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.

Tìm kiếm phương pháp để giải quyết các khó khăn, trục trặc đang cản trở sự phát triển của tự nhiên và xã hội.

Thay đổi hoặc lợi dụng các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội để phục vụ
tốt hơn cho con người và môi trường xung quanh.

Nghiên cứu các hiện tượng / công việc đã xảy ra / thực hiện trong quá khứ để rút ra bài học cho hiện tại và tương lai.

Dự đoán tương lai để có các hành động phù hợp trong hiện tại.

3. Trình tự các bước cần tiến hành trong nghiên cứu khoa học

Rất nhiều nghiên cứu viên gặp khó khăn trong giai đoạn đầu nghiên cứu vì không biết làm gì trước, làm gì sau. Do vậy họ thường bố trí công việc nghiên cứu lôn xộn, không có tổ chức. Điều này trái ngược hoàn toàn với yêu cầu của nghiên cứu khoa học là phải được tổ chức một cách khoa học, bài bản. Dẫu rằng tùy từng nghiên cứu cụ thể mà sẽ có các bước tiến hành cụ thể, nhưng tác giả cho rằng người nghiên cứu nên tiến hành một số bước bắt buộc theo trình tự thể hiện trên hình 1.



Hình 1. Thứ tự các bước thực hiện khi tiến hành nghiên cứu khoa học

Bước 1: Mô tả các khó khăn trên thực tế

Trong thực tế khi gặp khó khăn thì lúc đó mới cần tiến hành nghiên cứu khoa học với mục đích là giải quyết các khó khăn đó. Vậy có thể nói việc mô tả các khó khăn đang gặp phải chính là sự mở đầu cho một nghiên cứu. Có rất nhiều nghiên cứu không chỉ ra được các khó khăn hiệu hữu vì vậy tác giả không biết được tại sao những nghiên cứu này lại được tiến hành và nhằm mục đích gì.

Bước 2: Tổng quan về các nghiên cứu liên quan

Đây là thời gian tìm hiểu xem vấn đề dự định nghiên cứu đã và đang được nghiên cứu bởi các học giả khác chưa, ở mức độ nào qua đó có thể học những điều hay và tránh được việc lặp lại trong nghiên cứu trước. Tuy nhiên tác giả thấy có rất nhiều nghiên cứu viên không tìm hiểu về các nghiên cứu đã thực hiện mà bắt tay vào nghiên cứu ngay, dẫn đến việc không có một cái nhìn tổng quan về cần nghiên cứu.

Bước 3: Xác định mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là những dự định đặt ra để giải quyết được các khó khăn đã chỉ ra ở bước 1. Nghiên cứu viên phải luôn bám theo các mục tiêu đã đề ra trong suốt quá trình và phải hoàn thành chúng trước khi nghiên cứu được khép lại. Các nghiên cứu hiện nay thường thể hiện rất rõ ràng phần này

Bước 4: Phương pháp nghiên cứu

Đây là phần chỉ ra hướng nghiên cứu mà nghiên cứu viên muốn tiến hành để đạt được mục tiêu đề ra trong bước 3. Thông thường, các phương pháp thu thập dữ liệu hay thí nghiệm và phân tích chúng phải được thể hiện rõ. Ngoài ra, các giả thuyết và phạm vi nghiên cứu, kinh phí và thời gian cần thiết, các đề xuất dự định, … cũng cần phải được chỉ ra một cách rõ ràng.

Bước 5: Dữ liệu thực tế hoặc giả định cụ thể

Dữ liệu là phần rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Chúng có thể được thu thập qua quá trình điều tra tại hiện trường hoặc là dữ liệu giả định thu được từ thí nghiệm, mô phỏng. Những dữ liệu này có thể chỉ ra những phát triển của thực tế trong quá khứ và hiện tại, qua đó có thể dự đoán tương lai, so sánh với lý thuyết,… Thông thường, giai đoạn thu thập dữ liệu tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc của người nghiên cứu và sự chính xác của dữ liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng của nghiên cứu.

Bước 6: Phân tích dữ liệu hoặc chạy chương trình

Đến đây nghiên cứu khoa học sẽ có 2 hướng đi. Một là phân tích các dữ liệu thu thập được để có các kết luận cho những điều đã và đang xẩy ra trong thực tế, từ đó có các đề xuất cho tương lai. Một cách khác là lập ra các chương trình máy tính để mô phỏng, tính toán lý thuyết dựa vào hoặc so sánh với các dữ liệu thực tế. Phần này thường liên quan tới các chuyên môn sâu nên chỉ có những người có cùng lĩnh vực nghiên cứu mới hiểu và quan tâm đến, còn độc giả thông thường nói chung không chú ý đến.

Bước 7: Phát hiện hoặc đề xuất cái mới

Thường mỗi nghiên cứu khoa học sẽ tiến đến kết thúc sau khi một vài phát hiện hoặc đề xuất mới được đưa ra. Những điều mới này chính là kết quả cuối cùng của nghiên cứu có thể áp dụng làm cho thực tế hiện tại và tương lai tốt hơn và phải thỏa mãn được các mục tiêu nghiên cứu đề ra trong bước 3. Nhiều nghiên cứu không thể hiện rõ phần này sẽ gây khó hiểu cho người đọc. Tác giả đề nghị phần này phải tách ra riêng biệt, không nên gộp vào phần phân tích dữ liệu hoặc phần kết luận.

Bước 8: Kết luận

Đây là phần cuối cùng và được độc giả chú ý đến trước tiên để xem kết quả của nghiên cứu rồi sau đó mới đến các phần khác nếu có quan tâm. Từ “kết luận” cũng đã thể hiện rõ ý nghĩa của nó. Từ “kết” có nghĩa là kết thúc, tổng kết. Người nghiên cứu phải đúc kết lại toàn bộ nghiên cứu theo một trình tự khoa học và ngắn nhất để người đọc có thể hình dung tổng thể toàn bộ quá trình. Từ “luận” là bình luận các kết quả thu được về thực tế nghiên cứu xem tốt hay xấu, thỏa mãn hay chưa thỏa mãn, … . Tác giả thấy đa phần các nghiên cứu chỉ chú trọng đến phần “kết” và chưa có phần “luận”.

Ngoài phần kết luận, các nghiên cứu nên có thêm các phần bổ trợ như đề xuất áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế, các nghiên cứu cần được tiến hành trong tương lai, những hạn chế của nghiên cứu, … . Các phần bổ trợ này dùng để nhấn mạnh phần nghiên cứu chính, thể hiện tính khả thi và khả năng áp dụng kết quả đạt được để củng cố / làm tốt hơn thực tế hiện tại và tương lai.

4. Các khó khăn thường gặp phải và cách khắc phục

Thông thường, mọi nghiên cứu đều có khó khăn trong quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân và người nghiên cứu phải nỗ lực giải quyết chúng để có được thành công cuối cùng. Tác giả thống kê lại một số khó khăn điển hình trong nghiên cứu khoa học.

4.1 Mối quan hệ với thầy giáo hướng dẫn

Các giáo sư hướng dẫn thì mỗi người một tính, người thì khắt khe, người thì dễ dàng, người thì chẳng để tâm đến sinh viên,… Nói chung họ là những người cá tính và nhiều khi gây khó chịu cho sinh viên trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong nghiên cứu.

Tác giả khuyên rằng các giáo sư thì cũng là con người và có các tính cách khác nhau, nhưng nói chung là họ luôn thương sinh viên, chỉ có cách dạy bảo là khác nhau thôi. Khi vượt qua được rào cản trong các yêu cầu và tính cách của giáo sư hướng dẫn cũng chính là lúc ta đã học được trường phái nghiên cứu của họ.

4.2 Khó khăn trong thu thập dữ liệu thực tế

Các dữ liệu thực tế trong quá khứ và hiện tại thường rất khó xin được, đặc biệt là các số liệu nhạy cảm, có liên quan tới các cơ quan khác.

Để vượt qua khó khăn này, việc đầu tiên là phải nghĩ đến điều này ngay trong giai đoạn thiết kế cách thu thập dữ liệu để tránh các dữ liệu không thể có được. Nghĩa là nghiên cứu chỉ tập trung đến các dữ liệu có sẵn hoặc có thể thu thập được. Ngoài ra, nguồn dữ liệu có sẵn không chỉ một nơi mà thường có ở nhiều nơi khác nhau. Vì vậy người nghiên cứu cần đa dạng cách thu thập dữ liệu, tập trung vào nhiều nguồn khác nhau.

4.3 Không xác định được hướng nghiên cứu

Nhiều người nghiên cứu phải loay hoay tìm hướng nghiên cứu trong thời gian dài hoặc phải đổi đề tài và hướng nghiên cứu sau một thời gian. Điều này làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình nghiên cứu do thời gian và nguồn lực cho phép bị giảm đi.

Tác giả khuyên rằng trước khi bắt tay vào nghiên cứu cần phải đọc thật nhiều các nghiên cứu có sẵn về chủ đề liên quan để có được hiểu biết tổng quan về lĩnh vực đấy. Phần phương pháp nghiên cứu phải được chú ý đúng mức để chỉ ra các bước tuần tự thực hiện của đề tài với mục đích đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Việc tham khảo, tranh luận với giáo sư hướng dẫn, đồng nghiệp nghiên cứu, bạn bè, … cũng rất quan trọng để củng cố, chỉnh sửa hướng nghiên cứu cho phù hợp.

4.4 Đăng báo không được chấp nhận hoặc phải đợi lâu

Nhiều nghiên cứu viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc đăng báo để đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp. Thông thường yêu cầu là bài báo quốc tế cũng tương đối khó cho nhiều người vì nhiều lý do. Bài báo của hội thảo thì dễ hơn và nhiều người dễ dàng có được.

Thường các yêu cầu đầu tiên là phải đúng chủ đề của tạp chí đấy. Trước khi gửi bài đi đăng thì cần phải kiểm tra xem bài báo có đúng chủ đề yêu cầu không, đã có ai đăng nghiên cứu tương tự chưa, v.v… Một lời khuyên là nên gửi bài đến tạp chí càng sớm càng tốt vì quá trình xem xét thường mất ít nhất là 6 tháng đến 1 năm. Ngoài ra nên viết bài theo các hướng khác nhau và gửi cho nhiều tạp chí vì tiêu chí lựa chọn của các tạp chí thường khác nhau nên nếu may mắn thì sẽ được một tạp chí chấp nhận cho đăng.

4.5 Khả năng tiếng Anh kém

Người Việt nói chung khả năng tiếng Anh kém hơn các nước khác nên cũng gây ra nhiều khó khăn trong nghiên cứu và viết báo vì hầu hết tài liệu tham khảo hoặc các hội thảo, tạp chí đều yêu cầu tiếng Anh cả.

Nên tìm kiếm những người nói tiếng Anh gốc để giúp chỉnh sửa bài viết. Một cách nữa là lựa chọn những đoạn viết trong các sách báo đã đăng để đưa vào bài viết của mình, nhưng sử dụng cho hợp lý với hoàn cảnh và chủ đề nghiên cứu. Một lời khuyên nữa là câu văn cần đơn giản vì trong nghiên cứu khoa học một đoạn viết chỉ có mục đích truyền đi ý nghĩa nghiên cứu. Không nên để một câu văn là tập hợp của vài câu văn, nghĩa là chỉ nên có 1 chủ ngữ - vị ngữ và không nên dài quá 3 dòng viết.

4.6 Bị áp lực, quá lo lắng, mất ngủ trong giai đoạn đầu nghiên cứu

Nhiều người nghiên cứu thường bị áp lực trong nghiên cứu và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày như mất ngủ, lo lắng ra mặt, trầm cảm,… Những điều này nếu xảy ra trong thời gian dài và lặp lại nhiều lần dễ gây ra các bệnh về thần kinh hoặc tâm lý.

Tác giả cũng đã trải qua giai đoạn bị áp lực lớn trong giai đoạn đầu nghiên cứu. Lời khuyên là dù có lo lắng thêm nữa thì việc nghiên cứu cũng không thể tiến triển thêm được. Vì vậy khi có biểu hiện của áp lực nghĩa là nghiên cứu đang đi vào hướng bế tắc. Lúc này nên dừng nghiên cứu trong một thời gian ngắn để nghỉ ngơi, chơi thể thao, dành thời gian cho gia đình và bạn bè,… để có thể tạm thời quên đi các khó khăn hiện tại. Khi đã vượt qua giai đoạn áp lực này thì dành thời gian kiểm tra tổng thể nghiên cứu để xác định lại hướng đi cho đúng hơn và có thể xin ý kiến của giáo sư hướng dẫn.

5. Những điều nên và không nên làm trong nghiên cứu khoa học

Khi tiến hành nghiên cứu khoa học, việc định hướng ban đầu và chỉnh sửa hướng đi là rất quan trọng cho thành công cuối cùng. Có nhiều điều nên làm nhưng cũng có nhiều điều không nên làm. Tác giả đề xuất các điểm quan trọng về việc cần làm gì và không cần làm gì.

Trung thực trong nghiên cứu

Nghiên cứu khoa học phải phản ánh trung thực và đầy đủ các kết quả, phát hiện, dẫu rằng chúng có thể không giống với các dự định ban đầu. Việc che đậy những thiếu sót, sai lầm hay sửa đổi dữ liệu, kết quả phải tuyệt đối không bao giờ được cho phép. Trích dẫn, số liệu lấy từ các nghiên cứu khác cần phải chỉ rõ nguồn gốc để thể hiện chúng là tài liệu tham khảo, không phải kết quả của nghiên cứu này và cũng là cách tôn trọng những nghiên cứu trước.

Ứng xử có đạo đức trong nghiên cứu

Có những điều nếu người nghiên cứu làm hoàn toàn không phạm luật nhưng không có tính đạo đức nghề nghiệp, vì vậy nên tránh nếu có thể. Phạm phải điều cấm này có thể vô tội trước pháp luật, nhưng sẽ bị lên án, coi thường bởi đồng nghiệp, bạn bè và bị day dứt lương tâm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín của người nghiên cứu, thái độ nghi ngờ và thiếu hợp tác của mọi người, dẫn đến việc gặp phải nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới chất lượng của các nghiên cứu sau này.

Chọn đề tài nghiên cứu hợp lý

Nên tiến hành các nghiên cứu có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng vào thực tế để tạo ra lợi ích cho bản thân và xã hội. Không nên tiến hành những nghiên cứu vô bổ, tốn kém nhưng lợi ích thấp, mục đích để đánh bóng tên tuổi chứ không có ý nghĩa khoa học và kinh tế,… Thông thường sức nghiên cứu đến mức nào thì nên tiến hành nghiên cứu ở mức đấy mà thôi, theo kiểu “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, đừng tiến hành những dự án quá tham vọng vượt quá khả năng, thời gian và nguồn tài chính cho phép. Tác giả đã thấy nhiều người chọn đề tài mà kết quả chỉ có thể áp dụng sau 20-50 năm nữa do hạn chế về kinh tế, xã hội và kỹ thuật. Có nghiên cứu lại đề xuất các ý tưởng mới với các yêu cầu thực hiện tốn kém hơn nhiều lần so với giải pháp đã có hiện tại. Nhiều nghiên cứu sinh lại thực hiện đề tài quá tham vọng, dẫn đến việc không hoàn thành đúng hạn và phải gia hạn, tốn kém thời gian và tiền bạc.

Thời gian nghiên cứu

Hiện vẫn còn chưa rõ ràng về việc tiêu tốn thời gian thế nào là hợp lý trong nghiên cứu khoa học. Nhiều người dành quá nhiều thời gian cho nghiên cứu do vậy phải giảm thời gian nghỉ ngơi. Ngược lại, có nhiều người dành rất ít thời gian cho nghiên cứu. Trước tiên, tác giả cho rằng một nghiên cứu cần phải được tiến hành liên tục và không có nhiều gián đoạn dài để tránh tốn thời gian cho việc tái khởi động và xem xét lại các phần đã làm. Dẫu rằng chưa có nghiên cứu chính thức nào trong nghiên cứu, nhưng có thể coi như giống thời gian làm việc của người lao động và đã được kiểm chứng qua nhiều thời đại. Thời gian nghiên cứu thì khoảng 8-10 tiếng 1 ngày và 5 ngày 1 tuần là hợp lý. Ngoài ra, người nghiên cứu còn cần thời gian cho ngủ 8 tiếng, các sinh hoạt cá nhân và giải trí 8 tiếng.

Tránh hao phí thời gian vô ích

Quãng đời nghiên cứu rất ngắn nên tránh hao phí thời gian nghiên cứu (8 tiếng 1 ngày) vào những việc vô ích. Nhiều người tốn quá nhiều thời gian trên phòng nghiên cứu cho các việc vô bổ như chat, xem phim, ngủ, nghe nhạc, tán chuyện, … dẫu rằng những việc đó có thể làm vào 16 tiếng còn lại trong ngày. Một số người khác lại hay bị gián đoạn nghiên cứu do phải ra ngoài để làm thêm, hoạt động xã hội, du lịch,… Những thời gian vô ích đấy cần phải tránh trong thời gian 8 tiếng nghiên cứu. Cần nhớ rằng bạn là người nghiên cứu nên mục đích đầu tiên và quan trọng nhất là nghiên cứu, các hoạt động khác chỉ là phụ mà thôi. Ngoài ra, người nghiên cứu đã có 16 tiếng 1 ngày và 2 ngày cuối tuần để giải quyết các hoạt động yêu cầu của bản thân và xã hội.

Công bố kết quả nghiên cứu

Các kết quả nghiên cứu cần được công bố nhiều nhất và sớm nhất có thể. Đây chính là cách thông báo cho ra công chúng những gì đề tài nghiên cứu đã thực hiện để nhận được các phê bình, nhận xét phục vụ cho việc hoàn thiện nghiên cứu hơn nữa. Việc công bố rộng rãi là cách chứng minh sự trung thực, không cóp nhặt từ nghiên cứu khác hoặc cũng là cách đóng góp trở lại cho khoa học, giúp những người đi sau có tài liệu tham khảo và trả ơn những người đi trước mà đề tài đã tham khảo đến. Tác giả đã thấy nhiều người nghiên cứu đã không công bố hoặc luôn cố gắng giữ bí mật kết quả do nhiều lý do. Tuy nhiên khi nghiên cứu qua đi thì kết quả của nghiên cứu đấy đã không được áp dụng do không ai biết đến và gây lãng phí về mặt khoa học.

Giáo sư hướng dẫn

Như đã nói ở trên thì các giáo sư mỗi người một tính cách do vậy mối quan hệ với giáo sư không phải lúc nào cũng tốt đẹp cả. Một điều nên tránh là gây ra xung đột với giáo sư hướng dẫn vì dẫu có kết quả thế nào thì nghiên cứu sinh sẽ vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Một khi bạn đã chấp nhận giáo sư là người hướng dẫn thì bạn bắt buộc chịu sự hướng dẫn của họ, dù đúng hay sai. Tác giả cho rằng thời gian nghiên cứu thường không dài, trung bình khoảng 3 năm, nên sự chịu đựng là chấp nhận được. Điều quan trọng là bạn có thể nhận ra được những điều chưa đúng để khi trở thành người nghiên cứu độc lập bạn tránh được những sai lầm đó.

Bảo vệ kết quả nghiên cứu

Khi nghiên cứu chưa hoàn thành và chưa được công bố, người nghiên cứu nên có những biện pháp cần thiết để bảo vệ những thông tin nhạy cảm hoặc những kết quả có thể bị sử dụng bởi người khác. Điều này là cần thiết để tránh những điều đáng tiếc sau này có thể dẫn đến tranh chấp không cần thiết. Ngoài ra, việc lưu giữ số liệu cần được làm theo định kỳ và cất giữ ở ít nhất 2 nơi để tránh việc mất dữ liệu trong máy tính hoặc các bản in ra. Việc xuất bản, ấn hành hay đăng báo cũng là cách tốt để đỡ mất công trong việc bảo vệ dữ liệu hoặc các kết quả nghiên cứu.

Dịch tài liệu nước ngoài

Nhiều người nghiên cứu chỉ đơn thuần dịch tài liệu nước ngoài, sửa đổi chút ít và coi như đấy là nghiên cứu của chính họ. Vậy câu hỏi đặt ra là đấy có phải các nghiên cứu khoa học không hay chỉ là những sự cóp nhặt, ăn cắp của người khác? Theo tác giả thì đấy không phải là các nghiên cứu khoa học vì những người đó không hề có nghiên cứu, không có mục tiêu rõ ràng và cũng không giải quyết được khó khăn của thực tế. Những bài dịch đấy chỉ có tác dụng phổ biến kiến thức và hướng vào những độc giả kém
hiểu biết hơn. Tác giả thấy ngạc nhiên là nhiều người có học hàm học vị tương đối cao như giáo sư, phó giáo sư hay tiến sỹ lại hay làm những việc này. Những “việc nhỏ” đấy nên để cho những người “tuổi nhỏ” làm.

6. Kết thúc

Trong bài viết này, tác giả cố gắng giới thiệu với bạn đọc về kinh nghiệm của bản thân trong quá trình tiến hành nghiên cứu khoa học. Việc xác định rõ ràng thế nào là một nghiên cứu khoa học là rất quan trọng trong việc định hướng cho toàn quá trình. Trình tự tiến hành nghiên cứu nên được chú ý đặc biệt để có thể hoàn thành nghiên cứu theo yêu cầu từ giai đoạn khởi đầu theo cách nhanh nhất, ít tốn kém nhất và có kết quả tốt nhất. Mỗi nghiên cứu đều có khó khăn riêng nên yêu cầu đầu tiên là phải vượt qua các khó khăn đó, không nên phàn nàn kêu ca khi gặp khó khăn. Trong nghiên cứu khoa học có những điều nên làm và không nên làm vì vậy người nghiên cứu cần chú ý đến để có thể hoàn thiện nghiên cứu và hạn chế những điều vô ích, lãng phí. Tác giả hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho những người mới khởi đầu sự nghiệp nghiên cứu, đặc biệt là cho sinh viên thạc sỹ và tiến sỹ.

@ Tập san chuyên ngành số 4 T12/2006 - CLB Giao lưu kỹ thuật Nhật Việt - jveef.nhatviet.net

Vision, Mission, Strategy and Business plans

Vision, Mission, Strategy and Business plans.

Vision, Mission and Strategy are three of the most misunderstood and misused terms in organisations today.

The result of this misunderstanding is that people, at best, pay lip service to them but change nothing. At worst, they generate oceans of paper, e-mails, newsletters and so on from the CEO and Board of Directors and confirm the staff in their opinion that all this is just the latest fad which will soon blow over - which it duly does.

So what do they mean?

Vision

Every organisation exists for a purpose, whether to make millions of widgets every year or to provide safe drinking water in the third world.

Being clear about the purpose, in a way that inspires and encourages the people in the organisation, means articulating that purpose, i.e. sharing the Vision.

A Vision is a 'just achievable' wish or dream. It is not measurable or detailed.

It describes why the organisation exists and usually remains constant for many years.

Some examples:

'A land of milk and honey' - Moses

'Never knowingly undersold' - John Lewis Partnership

Our widget manufacturer might say, 'Widgets for the world'

Mission

Having clarified the Vision, the next step is to decide what it means in terms of the big steps that must be taken.

The Mission is measurable. It describes what the organisation as a whole will achieve and the overall time-scale for achieving it.

The Mission does not deal with how the end is to be achieved nor who will be the key players in it's delivery.

So, if Moses had a Mission, it might have been:

'Everyone arrived in the promised land in ten years' time.'

And our widget manufacturer's mission might be:

'A factory in every continent by 2008.'

Strategy

Having decided why the organisation exists and what the mission is, the next step is to decide how to achieve it.

The strategy, or strategic plan as it is sometimes called, is still a fairly high level look at the key milestones which need to be achieved if the mission is to be accomplished.

The Strategy explains how the organisation as a whole will do it.

The strategy sets out

          • The major steps that are planned
          • How each will be achieved
          • Key responsibilities
          • Time-scales and
          • Agreed measures of success.

So Moses might have created a strategy something like this:

· Plan of the overall route
· Description and location of each known desert oasis and food stop on or near the route
· The preferred direction between each of them, avoiding bandits, storms and so on
· Agreed overall time-scale for reaching each of the key stops
· Options for dealing with emergencies and
· Names and duties of lieutenants appointed to deal with orienteering, food, water, keeping the line together, health and so on.


While our widget manufacturer's strategy would contain

· Planned annual expansion investment
· overall turnover/profit or margin targets for the current business for each of the next 5 years
· A planned roll-out of factories, country by country, year by year
· Overall plan of the approach to and priorities for breaking into local markets, e.g.- advertising campaigns, lobbying local government, supplying major national widget users, etc.
· Key posts such as expansion co-ordinator etc.
· Measures of initial successful operation for each country.

And finally, to make it all happen, the business plan.

This is the detail. It includes

Local roles and responsibilities, annual targets for each division, team or individual, local recruitment and development plans and so on.

Business plans are usually very detailed for the year just about to begin, a bit less detailed for the following year and for year 3 they tend to contain little more than the strategic imperatives relating to each location.

Isn't it all just for show?

If the vision is dreamt up by the CEO, e-mailed to the rest of the organisation and hung in reception the answer is probably 'yes'.

To make a difference, to inspire everyone, the Vision must be shared
and owned by everyone in the organisation. Leaders need to involve everyone in the development of it.

Once a Vision is agreed it should be referred to continually. Leaders must use it as the context for everything that happens and describe the business of their parts of the organisation in terms of helping to achieve the vision.

Within that overall context, the Mission provides realistic measures which people can identify, work towards and use to celebrate success.

'Where there is no vision the people perish'

Proverbs chapter, 29 verse 18

Alan Greenspan : ”Khủng hoảng vượt quá tưởng tượng của tôi”

(CafeF) - Ông đặt niềm tin quá lớn vào khả năng tự điều chỉnh của thị trường tự do và không thể lường trước được khả năng sụp đổ của loại hình cho vay thế chấp bất động sản.

Đã nhiều năm nay, phiên điều trần với ông Greenspan là một sự kiện trọng đại luôn được đón chờ. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế tìm đến ông – một chuyên gia kinh tế đầy kinh nghiệm.

Thị trường biến động lên xuống theo những lời ông nói. Đại diện của cả hai Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa đều muốn nhận được sự ủng hộ từ phía ông.

Ba năm sau khi rời khỏi chức vụ chủ tịch FED, ông Greenspan thừa nhận ông đã quá tin vào khả năng tự điều chỉnh của thị trường tự do và không dự báo được khả năng tự phá hủy của thị trường cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn.

Năm nay đã 82 tuổi, ông Greenspan phải trải qua thời khắc khó khăn nhất trong cuộc đời của mình khi nhiều ứng viên Đảng Dân Chủ liên tục hỏi ông liệu có phải ông đã có chính sách sai, tại sao ông sai và liệu ông có hối hận.

Họ đổ lỗi cho ông đã khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái sâu. Những người chỉ trích ông Greenspan cho rằng chính ông đã góp phần gây ra bong bóng nhà đất bằng việc duy trì tỷ lệ lãi suất quá thấp trong quá lâu và ông không thành công trong việc kiểm soát sự tăng trưởng quá nóng của hình thức cho vay thế chấp đầy rủi ro.

Cựu chủ tịch FED Alan Greenspan nhận xét cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đã nhấn chìm thị trường tài chính toàn cầu và thừa nhận học thuyết thị trường tự do của ông có phần sai lầm.

Phát biểu trước Ủy ban giám sát và cải cách chính phủ (Committee on Oversight and Government Reform), ông nói:" Tôi thấy có sai sót. Tôi rất sốc bởi tôi đã có hơn 40 năm kinh nghiệm và tin rằng thị trường vẫn hoạt động tốt." Ông thừa nhận ông đã có phần sai lầm khi đã phản đối điều tiết thị trường phái sinh.

Việc điều trần của ông Greenspan diễn ra sau khi các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ đổ lỗi cho ông rằng ông có một phần lỗi trong việc không lường đến sự bùng nổ của thị trường nhà đất và phái sinh.

Khi được hỏi rằng mình có sai không, ông nói:"Tôi đã có một phần sai lầm." Ông Greenspan làm chủ tịch FED 10 năm trước khi rời khỏi chức vụ này vào tháng 1/2006. Ông Greenspan đã lèo lái nền kinh tế trong khoảng thời gian bùng nổ dài nhất trong lịch sử.

FED đã hạ lãi suất xuống gần mức thấp kỷ lục từ năm 2001 cho đến giữa năm 2004. Giá nhà đất tăng nhanh hơn tỷ lệ lạm phát hay thu nhập của người dân. Đến năm 2004, nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo bong bóng giá nhà đất và xây dựng đang hình thành và có thể dẫn đến hậu quả tệ hại hơn.

Ông Greenspan gạt sang bên lo ngại về khả năng bong bóng nhà đất sụp đổ, và cho rằng giá nhà đất chưa bao giờ hạ và khả năng bong bóng nhà đất vỡ là điều không xảy ra.

Ông cùng với một số người đứng đầu ngành ngân hàng tại Washington cũng đã lờ đi những lời kêu gọi thắt chặt thị trường cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn và nhiều khoản thế chấp rủi ro cao (người vay tiền có thể vay quá khả năng chi trả).

FED có quyền hạn rất lớn trong việc ngăn hành vi cho vay đầy rủi ro này theo một luật được đưa ra năm 1994 có tên Home Owner Equity Protection Act. Thế nhưng họ đã tiến hành rất ít hành động giám sát chặt chẽ trong thời kỳ nhà đất bùng nổ lâu dài.

Năm nay, FED đã thắt chặt hơn các quy định. Tuy nhiên cho đến lúc này, thị trường cho vay thứ cấp và thị trường các thế chấp khác đã sụp đổ.

Ông Greenspan cho biết ông đã chính thức cảnh báo về rủi ro năm 2005 nhưng vô cùng sửng sốt khi cuộc khủng hoảng đã lan rộng hơn ông tưởng.

Cùng ngày, thị trường Mỹ cũng đón nhận thêm nhiều thông tin tệ hại về tỷ lệ thu hồi nhà ở và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Ông Greenspan từ chối nhận lỗi về cuộc khủng hoảng tuy nhiên thừa nhận lòng tin của ông vào sự điều tiết thị trường lỏng lẻo có phần lung lay.

Ông cho rằng hoạt động kinh doanh thiết điều tiết các công cụ tài chính phái sinh đã vượt quá tầm kiểm soát và dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay. Vào năm 1994, ông đã thành công trong việc phản đối áp dụng quy định chặt chẽ hơn đối với công cụ phái sinh.

Ông đồng ý rằng thị trường trị giá hàng nghìn tỷ USD của các hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng ban đầu được tạo ra để bảo hiểm cho những người đầu tư vào trái phiếu khỏi khả năng vỡ nợ của công ty phát hành cần phải được hạn chế.

Ông Paul Kasriel, một chuyên gia nghiên cứu kinh tế tại Northern Trust Co. ở Chicago và từng là một cựu quan chức tại FED, nhận xét:"Cuối cùng ông Greenspan cũng đã nhận một phần lỗi, uy tín của ông chắc hẳn cũng bị ảnh hưởng."

Một phần của vấn đề là khả năng của FED trong việc dự báo. Ông Greenspan nói:"Nếu bạn dự đoán đúng 60% trong số các lần dự báo, bạn đã quá giỏi, nhưng như vậy vẫn còn 40% số lần bạn dự báo sai. Việc dự báo không thể chính xác hoàn toàn."

Ông Henry Waxman, một đại diện của Đảng Dân Chủ, cho rằng Greenspan hoàn toàn có khả năng ngăn những hoạt động cho vay vô tổ chức dẫn đến cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn.

Chủ tịch FED đề xuất một giải pháp duy nhất: các công ty phát hành chứng khoán nợ dưới chuẩn cũng phải nắm giữ một lượng đáng kể loại chứng khoán thế chấp.

Ông Edward Gramlich, một người đã từng làm việc lâu năm tại FED, đã từng hối thúc Greenspan giám sát chặt chẽ hơn các ngân hàng trong thời kỳ thị trường thế chấp của Mỹ bùng nổ những năm 2004 đến năm 2006.

Ông Greenspan phản biện về việc trên như sau:" Tôi không thể ứng phó với mọi lời cảnh báo. Luôn có rất nhiều người cảnh báo song một nửa số lần cảnh báo của họ là những cảnh báo không chính xác."

Ngọc Diệp

Theo Bloomberg, IHT

24.10.08

Vì sao đô la Mỹ mạnh lên?

Các nhà phân tích thị trường loay hoay tìm cách lý giải vì sao đô la Mỹ, đồng tiền của một nước đang chống chọi khủng hoảng, lại lên giá mạnh so với tiền của các nước.

Đồng won của Hàn Quốc mất giá khoảng 32%, đồng đô la Singapore sụt đến 47%, đô la Úc giảm chừng 33%, đồng rupee của Ấn Độ mất khoảng 20% so với đô la Mỹ chỉ trong vòng mấy tháng đổ lại. Danh sách các đồng tiền mất giá như thế kéo dài đến hàng mấy chục, từ đồng rand của Nam Phi đến đồng peso của Mexico và thậm chí đồng euro nữa…

Không thể giải thích hiện tượng này bằng các quy luật kinh tế thông thường vì các chỉ số cơ bản của các nước nói trên vẫn bình thường. Lẽ ra một khi nước Mỹ phải bơm hàng trăm tỉ đô la để giải cứu các ngân hàng và hàng trăm tỉ đô la khác để tạo tính thanh khoản cho nền kinh tế thì đồng tiền của họ phải yếu đi, lạm phát tăng cao.

Gói giải cứu 700 tỉ đô la chẳng hạn, sẽ từ đâu ra nếu không phải là do Chính phủ Mỹ tiếp tục phát hành giấy nợ, vay của thế giới về xài. Ai cũng vò đầu bứt tai, vì sao một con nợ đang gặp khó, vay với lãi suất thấp mà thiên hạ vẫn ào vào mua trái phiếu Chính phủ Mỹ như hiện nay.

Những lý do được các nhà phân tích đưa ra trong mấy ngày gần đây chỉ xoay quanh chuyện thị trường chứng khoán khắp nơi sụt giảm mạnh nên nhà đầu tư tháo chạy ra khỏi các thị trường mới nổi. Đây là lý do không mấy thuyết phục vì thị trường chứng khoán Mỹ cũng có ngày sụt còn mạnh hơn nơi khác.

Một lý giải khác đáng chú ý hơn cho rằng đừng xem đồng đô la Mỹ là của riêng nước Mỹ mà hãy xem nó như đồng tiền của thương mại và đầu tư toàn thế giới.

Một khi kinh tế thế giới suy yếu, các tài sản khác như chứng khoán, địa ốc không còn hấp dẫn nữa thì người ta có xu hướng giữ tiền, trong trường hợp này là đô la Mỹ, để nắm thế chủ động trong mọi giao dịch sẽ rất khó khăn trong thời gian tới.

Trong cách nhìn này, khủng hoảng xuất phát từ Mỹ không liên quan gì đến đồng đô la Mỹ một khi thế giới vẫn còn chấp nhận đồng tiền này trong giao thương. Hơn thế nữa, nhận định theo hướng này còn cho rằng Mỹ là nước chao đảo đầu tiên nên cũng sẽ là nước ổn định đầu tiên. Giữ đô la Mỹ sẽ yên tâm hơn khi chưa biết số phận các nước khác sẽ ra sao.

Thế nhưng góc nhìn này chưa giải thích được vì sao đồng đô la Mỹ đã có một thời gian dài suy yếu từ năm ngoái, nhất là so với đồng euro hay đô la Úc, mãi cho đến mấy tháng gần đây mới đảo chiều. Rõ ràng lúc đó, người ta lo ngại tình hình kinh tế Mỹ suy thoái, thâm hụt mậu dịch tăng, những nỗi lo bây giờ đã thành hiện thực.

Cũng vì dự đoán theo hướng đó mà nhiều công ty trên khắp thế giới đang lâm vào cảnh thua lỗ nặng nề do đặt cược vào sự mất giá của đô la Mỹ. Tập đoàn Citic Pacific của Hong Kong chẳng hạn, lỗ mất 2 tỉ đô la do "chơi tỷ giá" khi cứ tin chắc đồng đô la Úc sẽ lên giá.

Có lẽ mọi chuyện có thể giải thích bằng hai từ "đòn bẩy" (leveraging) và "tháo đòn bẩy" (deleveraging). Đô la tiền mặt chỉ có một nhưng tài sản định giá bằng đô la tăng đến cả mấy chục lần, khi đưa lên thị trường chứng khoán, nó còn tăng nhiều lần nữa.

Giới tài chính đã dùng đòn bẩy tài chính để khuếch đại lợi nhuận nhiều lần so với số vốn bỏ ra; nay khủng hoảng tài chính làm khuếch đại số lỗ cũng nhiều lần như thế. Hàng ngàn tỉ đô la bốc hơi trên các thị trường chứng khoán chỉ là hình ảnh các đòn bẩy này thi nhau gãy sụp.

Và bây giờ họ phải cuống cuồng tháo đòn bẩy trước khi nó gãy sụp. Tự nhiên đô la tiền mặt trở nên được giá vì nó là công cụ chính để tháo đòn bẩy nhanh nhất, ít thiệt hại nhất. Và tự nhiên, cả thế giới thiếu đô la để bôi trơn sự vận hành của nền kinh tế thật, kể cả trong xuất nhập khẩu, trả nợ nước ngoài.

Theo dõi tin tức, chúng ta sẽ thấy ở các nước mà đồng tiền sụt giảm mạnh so với đồng đô la Mỹ đều có hiện tượng thiếu đô la cho nhiều nhu cầu khác nhau, kể cả việc nhà đầu tư nước ngoài rút vốn trong quá trình "tháo đòn bẩy" tài chính.

Lúc trước gặp tình huống này chính phủ các nước bán dự trữ ngoại tệ ra, chủ yếu là trái phiếu chính phủ Mỹ để chống đỡ nhưng nay bán bao nhiêu người ta mua hết bấy nhiêu nên đồng tiền các nước mất giá.

Tình hình này trước sau gì cũng chấm dứt một khi nhu cầu đô la tiền mặt giảm hoặc một khi nền tài chính toàn cầu không còn dựa vào đô la Mỹ làm đồng tiền giao dịch nữa.

Chưa ai biết thời điểm đó lúc nào sẽ đến – nhưng lúc đó đô la Mỹ sẽ khó lòng chận đà sụt giảm như năm ngoái. Trước mắt thế giới phải chịu cảnh nghịch lý: Mỹ rơi vào khủng hoảng nhưng đồng tiền mạnh lên, đẩy giá vàng, dầu hỏa và các loại hàng hoá khác xuống sâu.

Theo Quốc Học
SGTT

DOAN TUAN ANH

VIETNAM AIRCRAFT LEASING COMPANY

7th Floor, No. 9 Dao Duy Anh Str.,

Dong Da Dist., Hanoi

Tel : (+844) 5772224- Ext 49

Fax : (+844) 5772270

Mobile : (+84) 904.585.456

Email : anh.doan@valc.com.vn

: doantuananh@gmail.com

23.10.08

Lãi suất cho vay gần chạm đáy 16%

Ngày 22/10 có thêm nhiều ngân hàng công bố hạ lãi suất sau động thái mới của Ngân hàng Nhà nước, với mức điều chỉnh phổ biến trên một điểm phần trăm. Cá biệt có nơi lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ còn 16,2%, thấp hơn nhiều so với đỉnh cao 21% trước đây.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mãi cuối chiều qua mới công bố biểu lãi suất mới. Không nhanh nhẹn như 4 lần điều chỉnh trước, song mức cắt giảm lần này vẫn rất ấn tượng. 16,2% là lãi suất tối đa mà BIDV áp dụng kể từ 23/10 với doanh nghiệp xuất khẩu, các đơn vị thu mua lúa gạo khu vực ĐBSCL theo chỉ đạo của Chính phủ, thấp hơn biểu đang áp dụng 1,3 điểm phần trăm và hạ 4,8 điểm phần trăm so với thời điểm đầu quý III.

Tin liên quan:

Lãi suất cơ bản còn 13%

Tỷ giá đôla leo cao

Ngân hàng sốt sắng hạ lãi suất

Ngân hàng cầu cạnh doanh nghiệp

Càng cho vay càng lỗ

Khách hàng là các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp có vai trò tạo lập và bình ổn thị trường, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được hưởng lãi suất 16,5%, thấp hơn lãi suất đang áp dụng một điểm phần trăm. Lãi suất phổ thông Những đối tượng khách hàng còn lại hưởng lãi suất phổ thông 17,2% một năm. Đây là đợt điều chỉnh lãi suất lần thứ 5 liên tiếp của BIDV trong vòng 3 tháng trở lại đây.

Một số ngân hàng cổ phần hào phóng không kém khối quốc doanh. Lính mới LienVietBank quyết định đưa lãi suất cho vay về mức 17%, áp dụng từ 21/10, thấp hơn 2,5 điểm phần trăm so với trần lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất huy động của nhà băng này cũng được điều chỉnh xuống dưới 16% một năm. Ngân hàng cổ phần Quốc tế (VIB) áp dụng biểu lãi suất cho vay mới từ hôm nay, thấp hơn 3 điểm phần trăm so với thời điểm cao nhất (khi đó lãi suất cho vay là 21%) và cách lãi suất huy động chừng 1,4-3 điểm phần trăm.

Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giảm dè dặt hơn. Lãi suất phổ thông ở ngân hàng là 18,5% trong khi lãi ưu đãi vào khoảng 17,2%. SeaBank, ngân hàng từng chơi trội khi đưa lãi suất huy động lên đỉnh 19,2%, kéo lãi suất cho vay về 19,5%, đúng bằng ngưỡng trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất huy động cao nhất ở nhà băng này là 16,44% một năm.

Động thái của các ngân hàng được đưa ra sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ mức 14% xuống còn 13% kể từ 21/10, đưa trần lãi suất thương mại của các ngân hàng xuống còn 19,5% thay vì mức 21% trước đó. Một loạt lãi suất khác cũng được điều chỉnh theo hướng hỗ trợ giảm chi phí đầu vào cho các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cũng tuyên bố thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, một công cụ nợ mà cơ quan quản lý buộc ngân hàng thương mại phải mua để hạn chế cung tiền trong lưu thông trước đây.

Ngân hàng vào cuộc đua giảm lãi suất.

Trên thực tế, các ngân hàng không quá khó khăn hay cảm thấy miễn cưỡng khi phải giảm lãi suất cho vay. Hầu hết vốn huy động với lãi suất cao (trên 17-18%) đều có kỳ hạn ngắn, dưới 6 tháng và cũng đã sắp tới hạn. Phần huy động dài hạn từ một năm trở lên đều dưới 16%, đủ thấp để ngân hàng cắt giảm lãi suất cho vay vào thời điểm này.

"Không hề vô lý khi vào thời điểm khủng hoảng thanh khoản, thiếu vốn, các ngân hàng theo nhau để lãi suất kỳ hạn ngắn cao hơn kỳ hạn dài. Họ quả là khéo dự đoán, vì đến lúc này, diễn biến thị trường đang đi theo đúng kỳ vọng. Lạm phát tăng chậm lại, lãi suất cơ bản giảm xuống. Họ không quá khó khăn để thay ỏổi biểu lãi suất", một chuyên gia ngân hàng bình luận.

Đây được xem là cơ hội vàng để ngân hàng tranh thủ hút khách sau thời gian dài ít người đến vay vốn hoặc không dám vay vì lãi suất cao. Khi lãi suất ở mức 21%, thậm chí cao hơn khi ngân hàng cộng thêm các loại phí, doanh nghiệp không dám vay vốn. Nhân viên tín dụng của một ngân hàng cổ phần suốt ngày than phiền vì chẳng có việc mà làm. Công việc hằng ngày của anh trở nên đơn điệu khi mỗi sáng đến chỉ phải nhấc điện thoại nhắc nhở khách hàng trả các món nợ đến hạn vay từ hồi lãi suất thấp.

Giờ đây, sau thời gian làm kiêu, thậm chí bắt chẹt bằng các khoản phí khác nhau, các ngân hàng ra sức cầu cạnh khách hàng đến vay vốn. 16% đang được xem là mức lãi suất cao nhất mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được để phát triển sản xuất kinh doanh.

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienVietBank, bình luận việc Ngân hàng Nhà nước đồng thời thực hiện 3 biện pháp mạnh cho thấy chính sách vĩ mô bắt đầu ưu tiên hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế. Trong ngắn hạn, nới lỏng hơn chính sách tiền tệ sẽ có tác dụng tích cực và là tín hiệu tốt đối với thị trường. Tuy nhiên, theo ông, cần cẩn trọng trong dài hạn vì có thể dẫn đến trường hợp phát triển nóng như thời điểm cuối năm ngoái, từ đó ảnh hưởng tới nợ xấu và giá cả thị trường năm sau. Ông Hưởng cho rằng, loạt chính sách mới sẽ không chỉ khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn vốn, mà thậm chí có thể gây dư vốn tạm thời.

Song Linh

22.10.08

"Ép" lãi suất cho vay, "mở"cung tín dụng

Trong một động thái bất ngờ (về mặt thời gian chứ không phải sự kiện), ngày 20.10 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã quyết định tăng/giảm các mức lãi suất (LS) công bố, thanh toán tín phiếu NHNN bắt buộc trước hạn.

Với các quyết định này, trần LS cho vay đã buộc phải xuống mức 19,5%/năm và mức tiền cung cho nền kinh tế đã được "nới lỏng" hơn.

NHTM đã chuẩn bị tinh thần

Tại hai cuộc họp các thành viên Hiệp hội Ngân hàng tổ chức trong đầu tháng 10 vừa qua, đại đa số các NH (trừ BIDV) vẫn mong muốn NHNN giữ nguyên lãi suất cơ bản (LSCB) ở mức 14%/năm đến cuối năm 2008 tạo điều kiện cho các NH đa dạng hóa khách hàng và tránh sụt giảm quá mạnh về lợi nhuận... Tuy nhiên, chỉ trong hơn chục ngày nay, tình hình thị trường tài chính thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều NH T.Ư các nước phải hạ lãi suất hỗ trợ cho nền kinh tế. Trong nước, tốc độ tăng giá tiêu dùng đã có dấu hiệu gần như chắc chắn là âm (tốc độ tăng CPI của TPHCM tháng 10.2008 vừa công bố -0,24% so tháng trước).

Thông tin về việc giảm giá mạnh của nhiều loại hàng hóa như sắt thép, cao su, điều, lương thực v.v... đang làm dấy lên lo ngại về "sức khỏe" của nền kinh tế. Vốn VND và ngoại tệ của các NHTM có biểu hiện dư cung. Tình thế đã đặt NHNN phải điều chỉnh giảm nhẹ LSCB (mức 1%) để "ép" LS cho vay của các NHTM xuống, giảm bớt khó khăn cho các DN. Bên cạnh đó, nhằm cải thiện khả năng thanh khoản của hệ thống, NHNN đã có thêm một loạt giải pháp "mềm" như: Tăng LS tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND từ 5%/năm lên 10%/năm; LS tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm; LS tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với các NHTM giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm.

Giảm LS cho vay tuy ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận, nhưng dư luận chung các NHTM coi quyết định hạ LSCB của NHNN là không thể tránh khỏi. Thực ra các NH đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho việc hạ LSCB từ 3 tháng nay. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến từ tháng 7.2008 đến nay, các NH liên tục giảm LS huy động, ngay trong đầu tháng 10 này một số NH đã 3 lần liên tiếp hạ LS.

Quan điểm của họ là tranh thủ trong tình hình thị trường còn khá ổn định phải giảm để tránh rủi ro khi LSCB hạ. Phó TGĐ một NHTMCP nói: "Việc điều hành lãi suất trong 2 tháng gần đây của NHNN là rất chuẩn, các NHTM không sợ hạ LSCB nếu việc hạ đó làm từ từ, phù hợp với tình hình kinh tế và hoạt động NH, không gây "sốc". Sợ nhất là NHNN dùng các biện pháp hành chính, cứng nhắc, giảm mạnh ngay mức LSCB một cách đột ngột mới "chết" các NHTM. Đến gần tháng 11 hạ 1%/năm thế này là phù hợp".

Lãi suất hạ nhưng khó tiếp cận vốn

Trần LS đã hạ, nhưng mức LS cho vay phổ biến VND của các NH sẽ chỉ giảm nhẹ và dao động quanh mức 16%-19% từ giờ đến hết năm 2008. Ông Đỗ Tất Ngọc - Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT VN nói: "Các DN nhất loạt đòi giảm LS vay, càng thấp càng tốt. Các NHTM chấp nhận giảm LS cho vay vì cứu DN cũng là cứu NH, nhưng không thể hạ thấp mãi mà phải bảo đảm có chênh lệch đầu vào đầu ra, trong đó ngoài chi nghiệp vụ, lãi cổ đông còn phải lập quỹ dự phòng rủi ro. Không đủ quỹ để bù đắp rủi ro phát sinh thì đến lượt NH cũng sụp đổ".

Khách hàng nói chung vẫn khó tiếp cận được vốn tín dụng trong bối cảnh hiện nay. Bất động sản, chứng khoán bị nhìn nhận còn suy thoái, rủi ro cao nên NH sẽ hạn chế cung tín dụng ở mức tối đa. Vay tiêu dùng cũng không được khuyến khích vì NH sợ vốn từ kênh này đổ vào BĐS và CK.

Hiện tất cả các NH đều đặt ra tiêu chuẩn tín dụng cao hơn như: Sẵn sàng dừng mọi khoản cho vay nếu phát hiện bên vay có những rủi ro; Hợp đồng tín dụng mới giải ngân thì yêu cầu chủ đầu tư tăng tỉ lệ vốn tự có nhiều hơn; Tài sản thế chấp bị định giá ở mức thấp hơn nhiều và có xem xét đến khả năng suy giảm tính thanh khoản, thời gian phục hồi có thể của thị trường BĐS trước khi ra quyết định cấp tín dụng; Khách hàng vay phải chứng minh về khả năng tài chính cũng như giải pháp giải quyết nợ trong bối cảnh kinh tế có biến động; Hạn chế cho vay tín chấp và cho vay bằng cầm cố hàng hóa (vì hiện giá một số hàng giảm quá mạnh).

Theo giám đốc một chi nhánh NHTM NN thì một số nhu cầu vốn vay hiện khó tiếp cận vốn tín dụng là: Phát triển khu đô thị, khu nhà ở để bán; Xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc vay để đền bù giải tỏa; Xây dựng nhà xưởng mở rộng sản xuất sẽ được xem xét cẩn trọng nhưng với mức khả năng giải ngân từ 50% giá trị đầu tư trở xuống; Kinh doanh một số mặt hàng nhu cầu tiêu thụ từ giờ đến cuối năm có thể giảm như sắt thép, nguyên vật liệu XD... cũng bị hạn chế cho vay.

Theo một số ý kiến nhận định thì lãi suất cho vay dù được điều chỉnh giảm một vài phần trăm nữa vẫn là khá cao so với tỉ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế trong quý IV/2008. Do đó ảnh hưởng tích cực của việc hạ lãi suất đối với DN sẽ chỉ xảy ra từ cuối quý I/2009 trở đi do độ trễ của chính sách.

NĐT còn dè dặt

Các NĐT thì đón nhận tin NHNN hạ LSCB với tâm trạng trái ngược. Người thì vui mừng, phấn khích, có người nói: "Lâu nay ai cũng lo lắng cho "sức khỏe" của hệ thống NHTM nhưng giờ nỗi lo đã dỡ bỏ phần nào khi NHNN trả lại gói 20,3 nghìn tỉ, điều chỉnh tăng/giảm LS. Đây còn có thể được xem là chính sách nới lỏng tiền tệ. LS cho vay sẽ giảm dần và điều này sẽ tránh nguy cơ đổ vỡ của BĐS và phá sản của các doanh nghiệp, kích thích sản xuất và xuất khẩu". Nhưng cũng còn nhiều người thì tỏ ra dè dặt.

Một NĐT nói: " Tin này nếu xuất hiện cách đây 3 tháng thì người ta cho là tốt vì nó sẽ có tác dụng làm giảm phát. Lúc đó lạm phát cao, nếu hạ LSCB sẽ tăng cung tiền (vì tiền vừa mới bị hút về, kinh tế chưa bị suy kiệt). Còn bây giờ thì không tốt lắm vì giảm phát là dấu hiệu suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng giảm. Hạ LSCB đúng là tăng cung tiền nhưng phải cần 3-6 tháng mới có tác dụng tích cực với điều kiện NH cho DN vay với LS chỉ 15%-16%/năm".

Tuy ngày giao dịch ngày đầu tiên (21.10) sau khi bốn quyết định của NHNN có hiệu lực đã phản ứng khá tích cực (VN-Index tăng 9,14 điểm, đứng ở mức 379,9 điểm), nhưng một số chuyên gia cho rằng nếu đến thời điểm cuối 2008, VN-index dao động trong khoảng 450-500 điểm cũng đã có thể xem là một thành công lớn trong bối cảnh kinh tế một năm đầy biến động không chỉ ở VN mà còn trên phạm vi toàn cầu với những rủi ro đã bộc lộ hoặc đang còn tiềm ẩn.