30.8.08

WIFE DRUG 05-22.08.08

I. Nguyên nhân ốm:
- Đi lại qúa nhiều, uống quá nhiều nước đá (sinh tố...) sau khi đi nắng, sức khỏe yếu.
- Chủ quan, nghĩ mình đang khỏe.
II. Điều trị:
Nhất cho uống kháng sinh, thuốc giảm đau đầu,
Bác sỹ cạnh nhà cho uống kháng sinh, sông họng.
Dược sỹ nhà thuốc cho uống kháng sinh.
Cô Hà cho uống kháng sinh.
Tổng số kháng sinh uống quy đổi 1.000.000 VNĐ

III. Những thuốc còn đến ngày 30.08
1. Thuốc ho xiro Phemergan 90ml, Công ty TNHH Aventis Vietnam sản xuất.
2. Vometis 100mg, SX theo nhượng quyền của Korea Arlico pharm co. ltd.
3. Codeforte 3 vỉ, 20 viên nang mềm, Công ty TNHH Nam Hà ( trị ho, viêm phế quản có đờm, viêm họng, viêm phổi, thanh quản dị ứng)
4. Acizit 250, Darpharco nhập ckhẩu Mỹ. www.acipharminc.com.
5. Fimazith, do hãng Fine Pharmachem, India, Công ty nhập khẩu TB YTế HN, số 2 Hàng Bài.
6. Viên ngậm zecuf.
7. Ciprofloxacin, Imexpharm sản xuất.

Thời gian bệnh: 05/08 đến hết tháng 08/2008. Trong khi uống nhiều thuốc quá, vợ tôi tăng tăng cuờng uống sữa để bồi bổ sức khỏe. Kết quả là hệ tiêu hóa lại gặp trục trặc. Một lọat thuốc trị tiêu chảy lại được tống vào bụng.
(nếu một người đang khỏe mà cho uống các loại thuốc trên, thì cũng thành ốm)

27.8.08

Cổ phần hóa DNNN 5 tháng cuối năm: Sẽ không đặt mục tiêu bán được giá cao

15 Tháng tám 2008 04:07

business_world_2.jpgNăm 2008, cần CPH 349 DN, trong đó có 151 tập đoàn (TĐ), TCty. Nhưng 7 tháng đầu năm mới có 33 DN được CPH (trong đó chỉ có 2 TCty và một NH) trong tổng số 62 DN được sắp xếp, chuyển đổi.

Còn nhiều lý do

Đại diện TĐ Caosu VN cho biết, đến nay mới có 4 Cty của TĐ thí điểm CPH. Nhưng khi TTCK giảm sâu, TĐ này đã xin được tạm dừng CPH. Bên cạnh đó, theo TĐ nếu tiếp tục bán tiếp cổ phần ra bên ngoài thì sẽ làm hạ giá CP ngành caosu trên thị trường. Theo đại diện này, hiện thị giá của CP caosu đang là 5 "chấm" và tỉ lệ cổ tức là 60%, nếu tiếp tục bán ra thì CP ngành này sẽ không giữ được mức này.

TĐ Dệt may VN cũng cho biết, hiện TĐ đang tích cực chương trình CP. Cả TĐ đã có 61 đơn vị được CPH và đã đi vào hoạt động. Hiện vẫn còn 5 đơn vị cuối cùng theo kế hoạch sẽ được tiến hành CPH từ nay tới cuối năm. Cty mẹ theo đó cũng sẽ được CPH vào đầu năm 2009 và hoàn hành vào giữa hoặc cuối năm. Tuy nhiên, đó mới chỉ là lộ trình. Bởi khó khăn lớn nhất hiện nay, theo TĐ Dệt may VN liên quan đến giá trị quyền sử dụng đất.

Hiện TĐ có một số đơn vị vừa di dời vừa tiến hành CPH, trong đó có Cty Dệt 8.3. Đây là một trong năm đơn vị nằm trong địa bàn thủ đô và nằm trong diện phải di dời. Nếu vẫn thuộc nhà nước, Cty này sẽ được sử dụng tiền đấu quyền sử dụng đất để phục vụ việc di dời. Còn nếu CPH đúng tiến độ thì sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.

Nhưng sẽ không được sử dụng số tiền đó (5 tỉ đồng). Và theo đại diện TĐ Dệt may là sẽ dẫn tới không thể thực hiện được việc di dời. TĐ Than và Khoáng sản VN thì cho rằng, với các mỏ than, Chủ tịch TĐ này cho rằng nhiều nước như Nga hay Venezuela lại tiến hành quốc hữu hóa. Do đó, TĐ kiến nghị dừng việc CPH các mỏ than và chỉ nên chuyển thành Cty TNHH một thành viên với lý do nguồn tài nguyên năng lượng của chúng ta không còn nhiều.

Dưới góc độ thị trường, GĐ TĐ Điện lực VN - ông Phạm Lê Thanh - cho biết đã không bán được cổ phần ra ngoài do sau khi đã chuẩn bị xong phương án bán thì TTCK VN suy giảm khiến TĐ này không bán được cổ phần để thu về 7.000 tỉ như dự kiến.

Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN  (BCĐ) cho biết thêm, hiện nay, phần lớn các TĐ, TCty nằm trong diện CPH trong năm 2008 vẫn đang xúc tiến các bước để chuẩn bị CPH như lập ban chỉ đạo CPH; tiến hành kiểm kê; phân loại lao động, tài sản, vật tư, vốn, công nợ để đẩy nhanh quá trình trong tháng cuối năm.

Quan trọng nhất là đổi mới phương thức quản trị DN

CPH thời gian qua bị chậm trễ, ông Phan Viết Muôn (BCĐ) cho rằng, ngoài những nguyên nhân khách quan như cách tính bổ sung giá trị lợi thế vị trí địa lý do quan hệ tài chính phức tạp với những DNNN quy mô lớn hoặc TTCK suy giảm thì các TĐ, TCty đã chưa chủ động phối hợp để tháo gỡ vướng mắc. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, việc CPH vẫn phải tiếp tục tiến hành. CPH mang lại nguồn vốn đầu tư cho chính các TĐ, TCty; vốn của NN trong các TĐ, TCty hiện khá lớn, vì vậy đẩy nhanh tiến độ CPH.

BTC cũng kiến nghị tiếp tục thực hiện đổi mới, sắp xếp DN, CPH để huy động vốn, nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ. Ngoài ra, tiếp tục hoàn chỉnh xác định lợi thế vị trí địa lý, phương thức bán cổ phần cho cổ đông chiến lược để đảm bảo đẩy nhanh CPH. Theo BCĐ, 5 tháng cuối năm, không đặt mục tiêu bán được cổ phần với giá cao, mục tiêu quan trọng nhất là đổi mới phương thức quản trị DN, chú trọng việc lựa chọn cổ đông chiến lược, kể cả NĐT NN có kinh nghiệm quản trị, công nghệ tiến tiến. BCĐ cũng cho biết, nếu cách tính giá trị lợi thế vị trí địa lý được hướng dẫn cụ thể hơn thì khả năng sẽ CPH thêm 8 TCty nhà nước.

 

24.8.08

Năm sai lầm các nhà đầu tư BĐS nên tránh

Các nhà đầu tư bất động sản và những người mua nhà lần đầu đang gặp khó khăn khi thị trường bất động sản trì trệ. Khi mua hay bán BĐS, đa số là để kiếm lời, nhưng điều này không hề dễ dàng. Bạn cần làm gì để đi đúng hướng để tránh một số sai lầm cơ bản?

Các sai lầm này thường là thiếu sự nghiên cứu, sử dụng sai nguồn vốn, tự bản thân làm mọi thứ, trả hời cho khoản BĐS, và đánh giá quá thấp chi phí. Trong bài này, chúng tôi sẽ xem xét 5 lỗi này và chỉ ra cho bạn để tránh được chúng.

Nếu đầu tư vào BĐS dễ dàng, thì tất cả mọi người sẽ làm điều đó. Ảnh minh hoạ: HFS.


Sai lầm thứ nhất: Thiếu sự nghiên cứu

Trước khi hầu hết các cá nhân mua một chiếc ô tô hay một chiếc TV họ thường so sánh các mẫu mã với nhau, đặt ra rất nhiều câu hỏi và cố gắng quyết định liệu chúng có thật sự đáng giá để mua không. Để đi đến quyết định mua một ngôi nhà thì sự thận trọng thậm chí còn phải được thực hiện chặt chẽ hơn thế.

Người sắp mua nhà không chỉ đặt ra các câu hỏi về ngôi nhà, mà anh ta còn phải điều tra về khu vực xung quanh của ngôi nhà, về hàng xóm. (Tóm lại, một ngôi nhà đẹp thì có ích gì nếu như bên cạnh là nhà là một người suốt đêm chè chén, tiệc tùng và việc này có thẩ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn...)

Sau đây là danh sách một số câu hỏi mà một nhà đầu tư tương lai nên đặt ra về ngôi nhà:

+ Ngôi nhà được xây dựng thuộc một khu vực thương mại, hay sẽ có một công trình xây dựng dài hạn sẽ được thực hiện trong tương lai gần?
+ Ngôi nhà nằm ở khu vực có lũ lụt hoặc có vấn đề, chẳng hạn như khu vực bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ hay bị mối mọt xông không?
+ Ngôi nhà có vấn đề gì về nền móng hoặc về giấy tờ cần xử lý không?
+ Ngôi nhà có gì mới và có gì cần phải thay thế?
+ Tại sao chủ cũ của ngôi nhà lại bán?
+ Anh ta trả giá cho ngôi nhà là bao nhiêu và khi nào?
+ Nếu bạn chuyển đến một thành phố mới, các vấn đề của thành phố đó là gì?

Sai lầm thứ 2: Sử dụng nguồn vốn không hiệu quả

Cùng với xu hướng mua nhà rộ lên trên khắp Bắc Mỹ, mà bắt đầu từ sự sụt giảm vào cuối năm 2007, có hàng loạt các công ty cầm cố từ nước ngoài nhảy vào.

Thật không may, rất nhiều người mua, những người kiếm được các khoản vay với lãi suất có thể điều chỉnh/có thể thay đổi hoặc các khoản vay chỉ đơn thuần có lãi suất, rốt cuộc đã phải trả giá khi lãi suất tăng lên. Vấn đề là người mua cứ nghĩ chắc chắn là họ có đủ khả năng tài chính để thanh toán (nếu lãi suất tăng), hoặc họ có kế hoạch dự phòng để chuyển thành một vật cầm cố có lãi suất cố định thuận tiện hơn.

Sai lầm thứ 3: Tự bản thân làm mọi thứ

Rất nhiều người mua nghĩ rằng họ biết hết mọi thứ và bản thân họ có thể hoàn thành một giao dịch thật sự. Các nhà đầu tư BĐS nên tận dụng mọi nguồn lực có thể và những chuyên gia thân quen để nhờ giúp đỡ đưa ra quyết định mua bán đúng đắn. Một danh sách các chuyên gia tiềm năng, chí ít cũng phải có một cơ quan BĐS có hiểu biết, một thanh tra viên thành thạo, một người chạy việc, một luật sư giỏi, và một đại diện bảo hiểm.

Những chuyên gia này có đủ khả năng để cảnh báo các nhà đầu tư về bất cứ vấn đề gì liên quan đến ngôi nhà cũng như hàng xóm xung quanh. Trong trường hợp là luật sư, anh ra có thể cảnh báo cho người mua nhà bất cứ thiếu sót gì liên quan đến chứng từ hay quyền xây cất để giúp người mua có thể trở lại nơi ở.

Sai lầm thứ 4: Trả giá hớ

Vấn đề này có vẻ liên quan chặt chẽ đến vấn đề nghiên cứu. Tìm một ngôi nhà hợp lý có thể tốn nhiều thời gian và là một quá trình mệt mỏi. Còn sau khi một người mua nhà tiềm năng cuối cùng đã tìm ra được một ngôi nhà mà thực sự đáp ứng được nhu cầu của anh ta thì người mua tự nhiên thấy lo lắng về việc làm cho người bán chấp nhận trả giá.

Vấn đề là người mua bị lo lắng có xu hướng trả giá cao hơn cho ngôi nhà. Trả giá hớ có thể có một số hiệu ứng: người mua có thể vay quá mức và rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất; tạo ra việc thanh toán cao hơn mức có thể chi trả; sẽ mất nhiều thời gian để người mua thu lại được vốn từ khoản đầu tư này.

Liệu bạn có trả hớ không?

Để xem khoản đầu tư mơ ước của bạn có bị trả giá quá cao không, bạn có thể bắt đầu bằng cách nghiên cứu các ngôi nhà tương tự trong cùng khu vực trong khoảng thời gian gần đây. Bất cứ một người môi giới BĐS nào cũng có thể cung cấp các thông tin này, đặt biệt là với những người có khả năng tiếp cận với các nguồn dữ liệu đa dạng. Nhưng như một sự dự phòng, hay nếu bạn không sử dụng dịch vụ của nhà môi giới, đơn giản là hãy nhìn vào các ngôi nhà tương tự trên báo chí, và xem chúng đang được ngã giá bao nhiêu.

Lôgic chỉ ra rằng trừ khi các ngôi nhà có đặc thù riêng, còn không người mua thường cố gắng giữ giá chào mua theo giá bán của các ngôi nhà lân cận. Người mua sẽ nhận ra rằng luôn có các cơ hội mới khác, và rằng thậm chí nếu quá trình đạm phán bế tắc hoặc thất bại thì vẫn chẳng có vẫn đề gì vì sẽ có một ngôi nhà nào đó khác sẽ đáp ứng được yêu cầu của họ. Vấn đề chỉ là kiên nhẫn trong quá trình tìm kiếm.

Sai lầm thứ 5: Đánh giá quá thấp chi phí

Không giống đi thuê, nhà còn có các chi phí bảo dưỡng, cắt cỏ, sơn tường, làm vườn. Rồi còn các chi phí liên quan với trang trí, giữ gìn (chẳng hạn như lò sưởi, máy giặt, máy sấy, tủ lạnh, và các đồ đạc khác). Đó còn là chưa kể đến các chi phí như lợp mái mới, thay đổi cơ cấu ngôi nhà và các thứ nhỏ nhặt khác như bảo hiểm hay thuế nhà đất.

Vấn đề là những người mua nhà lần đầu thường có xu hướng quên những chi phí này khi tìm nhà. Và thật không may là đó là lý do nhiều ông chủ của những ngôi nhà mới có xu hướng nghèo đi về nhà và về tiền.

Lời khuyên tốt nhất là hãy lập một danh sách tất cả các chi phí nhà hàng tháng liên quan đến vận hành và bảo dưỡng 1 ngôi nhà theo ước tính trước khi thực hiện việc mặc cả mua ngôi nhà đó. Một khi các con số này được đưa ra, bạn sẽ có một ý tưởng tốt hơn để có thể chi phí cho nó.

Quyết định chi phí cho việc mua một món BĐS thậm chí quan trọng hơn đối với những người hay di chuyển và những nhà đầu tư. Đó là do lợi nhuận của họ gắn liền trực tiếp với khối lượng thời gian mà họ bỏ ra để mua ngôi nhà, cải tạo chúng và lại bán chúng đi. Trong mỗi trường hợp, nhà đầu tư nên tạo ra một danh sách. Họ nên chú ý đặc biệt đến các chi phí ngắn hạn, chi phí trả trước và các phí hoãn lại (cho bảo hiểm hoặc các tiện ích khác) có thể nảy sinh khi căn nhà được mua để ở trong thời gian ngắn.

Lời cuối là nếu đầu tư vào BĐS dễ dàng, tất cả mọi người sẽ làm điều đó. Thật may mắn, rất nhiều trong số các khó khăn người mua nhà đã trải qua có thể tránh được với sự kiên trì và việc hoạch định chính xác trước khi hợp đồng được ký.

Tóm lược kết quả kinh doanh của các "trụ cột"

Tóm lược kết quả kinh doanh của các "trụ cột"
(Cafef) - Tính đến hết ngày 30/7, thông tin về kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2008 của các cổ phiếu chủ chốt đều đã được công bố.

Với vai trò là những trụ cột của thị trường nên kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp này đều được đông đảo NĐT quan tâm.
Nửa đầu năm nay, dù phải đối mặt với nhiều bất lợi nhưng với vị thế của những doanh nghiệp hàng đầu cùng những đặc thù của ngành nên đa số các cổ phiếu này đều đã có được kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận từ hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng.
Xứng đáng với danh hiệu “blue-chip”, nhiều doanh nghiệp đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra cho 6 tháng như HPG, DPM, VNM…
Đầu năm, Tập đoàn Hòa Phát dự kiến mức lợi nhuận sau thuế trong cả năm 2008 là 740 tỷ đồng nhưng trong sáu tháng đã đạt 845,8 tỷ đồng, tương đương 114% kế hoạch năm.

Với hơn 3040 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận trước thuế hơn 1190 tỷ đồng, DPM đã hoàn thành 64% kế hoạch doanh thu và 77% kế hoạch lợi nhuận cả năm và tương đương với 90% lợi nhuận cả năm 2007 (tháng 4/2008, DPM đã điều chỉnh tăng chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận thêm 350 tỷ đồng so với nghị quyết của đại hội cổ đông).

Các doanh nghiệp khác như PVD,VNM cũng đã hoàn thành 60-70% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Từ những kết quả thu được trong sáu tháng đầu năm, các doanh nghiệp trên được dự báo sẽ tiếp tục có những bước tiến trong nửa còn lại của năm 2008.

Tình hình sáu tháng đầu năm đã tạo điều kiện cho nhiều ngành sản xuất có cơ hội bứt phá thì trái lại, ngành tài chính gặp phải nhiều khó khăn. Hầu hết các doanh nghiệp đều mới thực hiện được khá thấp kế hoạch năm.

Hai ngân hàng ACB và Sacombank dù đạt được những con số lợi nhuận rất lớn (lợi nhuận trước thuế lần lượt là 1040 tỷ và 737 tỷ đồng) nhưng vẫn còn kém xa so với mục tiêu đề ra là 2.500 tỷ và 2.000 tỷ đồng. Trong khi ACB vẫn quyết thực hiện mục tiêu đề ra thì Sacombank mới đây đã gửi văn bản tới cổ đông về việc điều chỉnh chỉ tiêu xuống còn 1.500 tỷ đồng.

Một trong những báo cáo được mong chờ nhất và cũng xuất hiện muộn nhất là báo cáo của CTCP Sài Gòn (SSI). Do thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh nên sự thua lỗ của những công ty chứng khoán lớn như SSI, BVSC là điều có thể dự báo được.
Tính chung 6 tháng, trong khi BVSC lỗ hơn 324 tỷ thì SSI chỉ lỗ 27 tỷ. Mức thua lỗ này thấp hơn nhiều so với những dự đoán trước đó, tuy nhiên, SSI cũng đã phải bán đi nhiều cổ phiếu tốt trong danh mục đầu tư của mình.
Trong nhóm kinh doanh bất động sản, mặc dù thị trường bất động sản 6 tháng vừa qua ảm đạm nhưng kết quả của các cổ phiếu bất động sản như KBC, ITA, VIC không bị ảnh hưởng nhiều do hoạt động chính của các doanh nghiệp này là vận hành các cơ sở hạ tầng sẵn có (ITA và KBC quản lý các khu công nghiệp, VIC cho thuê văn phòng).
Mức lãi chỉ gần 80 tỷ đồng là khá thấp đối với một doanh nghiệp có quy mô vốn lớn như VIC (CTCP Vincom). Tuy vậy, đây cũng là điểm chung đối với nhiều doanh nghiệp bất động sản khi mà các dự án lớn mới đang ở trong quá trình triển khai.
Đức Hải

23.8.08

Boeing's Offer Is Inadequate, Holds `Strike Issues,' Union Says

By Susanna Ray

Aug. 23 (Bloomberg) -- Boeing Co.'s offer to raise pay and benefits as much as $24,000 over three years for machinists in its largest union is inadequate and the proposal still contains ``strike issues,'' the labor group said.

Boeing, aiming to avoid a possible strike when machinists vote on the outcome of negotiations Sept. 3, offered yesterday to raise wages 2.5 percent the first year and 2 percent the following two years. The union had said it was seeking a gain of 9 percent to 13 percent, spread out over the contract, for the machinists, who make an average of about $56,000 a year.

The offer is ``well below expectations and very inadequate in all areas,'' said Connie Kelliher, a spokeswoman in Seattle for the International Association of Machinists and Aerospace Workers. ``The wage package is below industry standards, and it's doubling or tripling health-care costs in some cases.''

The union says workers haven't had raises, except for cost- of-living increases, since 2004 and deserve to share in Boeing's $10.7 billion in profit since then. Boeing has said it needs to make sure the contract is sustainable. The Chicago-based planemaker faces the possibility of deferred or canceled orders as airlines cope with record oil prices.

Boeing executives and union negotiators checked into a Seattle-area hotel Aug. 21 to start a final push before the contract runs out for 27,000 machinists, who build parts and assemble the planes. A deal would cover employees in the Puget Sound area -- the site of Boeing's main factories -- as well as Wichita, Kansas, and Portland, Oregon.

Yesterday's offer rewards workers ``for contributing to the company's success while addressing head on the challenges we face in managing long-term costs,'' Doug Kight, Boeing's vice president for human resources, said in a statement.

Boeing Offer

Under Boeing's proposal, workers would get a $2,500 lump-sum bonus in the first year as well as an incentive-pay program in the second and third years. Pension contributions would be raised by 7.1 percent and employees would pay more each month for health-care insurance, though coverage would be improved.

The company proposed increasing starting wages by $1.28 an hour and giving new hires a 401(k) retirement plan rather than the machinists' current defined-benefit pension program. The typical Seattle-area machinist starts with a pay range of $12.72 to $28.22 an hour.

The machinists, who make up about 17 percent of Boeing's 159,300 workers, will vote Sept. 3 whether to accept the contract or go on strike the next day. A walkout would shut down the company's aircraft production lines and could further delay the 787 Dreamliner. That plane is due to fly for the first time in November and be delivered to customers starting in next year's third quarter, at least 14 months later than first planned.

787 Delays

Boeing's stock is trading near a four-year low and has dropped 35 percent since the first of three 787 delays was announced in October. The shares rose $2, or 3.2 percent, to $65.55 yesterday in New York Stock Exchange composite trading.

Boeing backed off a proposal to put the 700 Wichita workers into a separate bargaining group, a plan the union had opposed. The company is still pushing other ideas the union has said it would encourage a strike over, including the 401(k) plan and the elimination of some retirement medical benefits for new workers. Committees for the two sides have been meeting weekly since May to discuss non-economic matters.

``All the strike issues remain on the table except for Wichita,'' the union's Kelliher said.

To contact the reporter on this story: Susanna Ray in Seattle at sray7@bloomberg.net

22.8.08

Kinh tế Việt Nam đã qua nguy hiểm, vẫn còn nguy cơ?


11:38' 22/08/2008 (GMT+7)

- Nhiều ý kiến cho rằng tình hình lạm phát không mấy thuận lợi cho chính sách tiền tệ. Dù thanh toán quốc tế vẫn được duy trì ổn định nhưng Chính phủ cũng cần phải duy trì lãi suất cao để bảo đảm nguồn vốn trong nước. VietNamNet xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo một nhận định về tình hình tài chính của Việt Nam, dưới góc nhìn của tập đoàn tài chính quốc tế Standard Chartered Bank.

Bản nhận định của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế toàn cầu (CEIC) thuộc Ngân hàng Standard Chartered đã tập trung vào ba điểm chính: Thâm hụt thương mại dần được thu hẹp và chỉ số FDI tăng đã giúp giảm mối lo về một cuộc khủng hoảng tiền tệ; Số liệu cho thấy chính sách thắt chặt tiền tệ không mấy tác động đối với nền kinh tế; Ngân hàng Nhà nước cần thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để bảo đảm nguồn vốn.

Trong khi phỏng đoán về một cuộc khủng hoảng tiền tệ do sự thâm hụt trong cán cân thanh toán hoành hành trong tháng 4 và 5 vừa qua, tâm lý thị trường vẫn tiếp tục thận trọng nhưng đang dần được cải thiện. Mặc dù nhiều người cho rằng thị trường tiền tệ khó có thể trải qua một sự suy giảm mạnh nhưng nghiên cứu của CEIC vẫn cho rằng tốc độ tăng trưởng chậm dần sẽ tạo ra áp lực cho ngành ngân hàng và tạo môi trường không mấy thuận lợi cho tăng trưởng về trung hạn.

Nhiều ý kiến cho rằng tình hình lạm phát không mấy thuận lợi cho chính sách tiền tệ. Dù thanh toán quốc tế vẫn được duy trì ổn định nhưng Chính phủ cũng cần phải duy trì lãi suất cao để bảo đảm nguồn vốn trong nước. Standard Chartered bank vẫn giữ quan điểm là lãi suất cần được đẩy lên hơn nữa để tránh ảnh hưởng quá mức tới lãi suất thực.

Tâm lý quay vòng

Thị trường Việt Nam vẫn giữ được tâm lý bình tĩnh trong những tuần vừa qua sau đợt suy giảm tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ hoán đổi kỳ hạn không giao vốn gốc cũng như việc tăng lãi suất dần trở lại của tiền gửi ngoại tệ trên thị trường thu nhập cố định. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la kỳ hạn 12 tháng hoán đổi kỳ hạn không giao vốn gốc ngay lập tức giảm từ đỉnh điểm 25,000 tới mức hiện tại 19,200 (mặc dù việc thiếu tính thanh khoản trên thị trường sẽ làm giảm sự tín nhiệm vì đó như là một loại thước đo niềm tin). Standard Chartered bank cho rằng, đây chính là kết quả của việc thâm hụt thương mại được thu hẹp và sự tăng trưởng đột ngột của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cam kết.

Thâm hụt thương mại được cải thiện rõ rệt trong hai tháng 6 và 7, ít hơn 1 tỉ đô la Mỹ mỗi tháng, so với con số trung bình từ tháng 1 đến tháng 5 là 2,7 tỉ đô la (Biểu đồ 1). Thâm hụt thương mại trong 7 tháng đầu năm là 15 tỉ đô la. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đã mang lại nhiều lợi ích. Kim ngạch xuất khẩu trong hai tháng 6 và 7 đạt hơn 6,2 tỉ đô la mỗi tháng, tăng 53,7% và 46,1% lần lượt so với cùng kỳ năm trước, và đây là lần đầu tiền kể từ tháng 11 năm 2006, kim ngạch xuất khẩu vượt quá kim ngạch nhập khẩu.

Biểu đồ 1: Thâm hụt thương mại dần thu hẹp

Nguồn: CEIC


Điều đáng chú ý là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm nay, bất chấp sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Trong khi việc giá cả hàng hóa tăng cao đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, thì cũng phải nói rằng sự mở rộng các mặt hàng xuất khẩu sản xuất cũng rất ấn tượng. Xuất khẩu hàng dệt may trong 7 tháng đầu năm tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, giày dép tăng 18%, máy tính và thiết bị điện tử tăng 30%. Về cán cân nhập khẩu, thuế nhập khẩu ôtô tăng cao là nguyên nhân dẫn đến số lượng nhập khẩu ôtô bị suy giảm.

Nhưng ảnh hưởng lớn nhất lại là từ nhập khẩu thép. Việt Nam đã nhập khẩu 1 tỉ đô la thép thành phẩm trong tháng 3 năm 2008, có thể nhằm mục đích dự trữ, và giá trị nhập khẩu đã giảm nhanh chóng xuống còn 430 triệu đô la trong hai tháng 6 và 7. Chỉ riêng mặt hàng này đã làm giảm tổng thâm hụt thương mại 600 triệu đô la mỗi tháng. Nếu tình hình này tiếp tục duy trì trong những tháng còn lại của năm, con số 20 tỉ đô la mà Chính phủ dự đoán về thâm hụt thương mại có thể sẽ xảy ra. Nhưng giá cả hàng hóa toàn cầu và nhu cầu về hàng hóa Việt Nam vẫn là rất lớn.

Biểu đồ 2: Dòng vốn FDI gia tăng hàng tháng

Nguồn: CEIC

Điều đáng ngạc nhiên là thị trường đang chứng kiến sự gia tăng về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết đang chảy vào trong bối cảnh thâm hụt cán cân thanh toán. FDI cam kết trong 7 tháng đầu năm đạt 44 tỉ đô la. Trong hai tháng 6 và 7, Chính phủ đã phê duyệt tổng số 30 tỉ đô la các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Số liệu của nguồn vốn FDI cho thấy trong tháng 6 Đài Loan dẫn đầu với 8 tỉ đô la và Nhật Bản là 6,2 tỉ đô la, trong khi đó Malaysia (3,5 tỷ đô la) và Thái Lan (3,8 tỷ đô la) lại dẫn đầu về dự án FDI trong tháng 7.

Đây là những dự án có quy mô lớn bởi vì không thấy sự gia tăng tương ứng về số lượng những dự án đăng ký. Tuy vậy cũng phải hết sức thận trọng về những con số FDI này. Đầu tiên, quy mô xác thực của FDI cam kết rất đáng chú ý. Xem xét các số liệu đầu tư này cho thấy, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc là thấp hơn 5% năm 2007, trong khi cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm nay tương đương với hơn 45% tổng sản phẩm quốc nội trên danh nghĩa.

Tất nhiên, con số FDI cam kết mạnh mẽ cũng cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào triển vọng của đất nước, như là một trung tâm sản xuất cũng như trung tâm nguồn lực trong khu vực. Điều này được nhận thấy từ đầu năm đến nay ngay cả khi thị trường có nhiều biến động.

Một số dự án đầu tư lớn này liên quan đến các nguồn tài nguyên hoặc thị trường hàng hóa. Tuy nhiên những sự so sánh này chỉ ra rằng một phần khá lớn trong dòng vốn không được đầu tư ngay lập tức mà trong một khoảng thời gian. Điều này có nghĩa là số vốn giải ngân trên thực tế chỉ là một phần nhỏ so với con số cam kết. Dựa trên những kinh nghiệm trước đây, Standard Chartered cho rằng 15-20% là có thể xảy ra.

Nhận định về tình hình tài chính VN, Standard Chartered cho rằng Việt Nam đã tránh được một cuộc khủng hoảng có nguy cơ xảy ra trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên thâm hụt thương mại trong năm nay sẽ vẫn ở mức trên 20 tỉ đô la, dòng vốn FDI dự đoán khoảng 10 tỉ đô la, nguồn kiều hối dao động trong khoảng 8 tỉ đô la và viện trợ phát triển chính thức (ODA) có lẽ sẽ vừa đủ để bù lại cho sự thâm hụt này. Do vậy gia tăng dự trữ ngoại hối vẫn có thể nằm trong biên độ kiểm soát.

Chính sách tiền tệ thắt chặt không tác động mạnh đến tăng trưởng

Tăng trưởng 5,8% trong quý II năm 2008, mức thấp nhất kể từ quý I năm 2000 đã báo động tới các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam về nguy cơ tốc độ tăng trưởng sẽ đột ngột bị dừng lại. Điều này dẫn đến suy đoán cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ có thể cân nhắc tới việc nới lỏng chính sách tiền tệ ngay khi lạm phát lắng xuống.

Như trong báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered đưa ra trong tháng trước (Việt Nam – quá sớm để đề cập đến việc cắt giảm lãi suất, công bố ngày 22 tháng 7 năm 2008) cho rằng lạm phát sẽ tăng tới hơn 30% so với cùng kỳ năm trước trong những tháng tới và sẽ dừng lại ở mức trên 20% cho tới quý I năm 2009 đặc biệt là sau đợt tăng giá xăng dầu vào ngày 21 tháng 7 vừa qua. Hơn nữa, những số liệu khác tiếp tục cho thấy chỉ một phần của nền kinh tế đang tỏ ra có dấu hiệu suy thoái trong khi đó phần còn lại vẫn tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2008.

Nhìn vào các lĩnh vực, sự suy yếu của quý II năm 2008 bắt nguồn từ 3 lĩnh vực, khai thác mỏ và than đá (quý II năm 2008 giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước), xây dựng (-0,5%) hoạt động kinh doanh và cho thuê bất động sản (-4,7%). Sự suy yếu của thị trường tài chính cũng dẫn đến sự tăng trưởng chậm của dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, ngành chế tạo (+12,6%) và dịch vụ (+7%) vẫn tăng trưởng đều đặn và bền vững. Điều này cho thấy việc lãi suất tăng cao trong tháng 4 và tháng 5 đã không tác động mạnh đến nền kinh tế.

Nguồn: CEIC

Trong doanh thu bán lẻ (Biểu đồ 3), tăng trưởng trên danh nghĩa vẫn duy trì ở mức cao trong những tháng gần đây, đạt tới hơn 30% của 5 tháng trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh lạm phát cao, tăng trưởng doanh thu bán lẻ trên thực tế là không ổn định tuy nhiên vẫn được duy trì để đạt ở mức một con số vào tháng 6 và tháng 7 theo tính toán của Standard Chartered. Ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chứng khoán và bất động sản cũng chưa được phản ánh trong số liệu về doanh thu bán lẻ.

Cuối cùng, khối lượng hàng hóa vận chuyển, một nguồn lực hiêu quả khác để kích thích các hoạt động kinh tế cũng cho thấy nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2008 (Biểu đồ 4). Cước phí vận chuyển được đo bằng tấn kilomet, đã tăng trưởng 67% trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là tăng mạnh ở lĩnh vực vận chuyển hàng hải, phản ánh sự bùng nổ thương mại.

Nhìn chung, mặc dù sự suy giảm trong quý II tác động đến tăng trưởng GDP là đáng lo ngại nhưng Standard Chartered cho rằng điều đó chủ yếu do những hoạt động liên quan đến bất động sản. Trong khi đó, các chỉ số kinh tế khác cho thấy tác động của lãi suất cao vẫn chưa được phản ánh đầy đủ. Trong khi các nhà quản lý có thể không sẵn sàng tăng lãi suất một lần nữa, với sự cân bằng trong thanh toán quốc tế, lãi suất cao vẫn là cần thiết để thu hút và duy trì nguồn vốn.

Điều này sẽ tiếp tục là thách thức trong thời điểm khủng hoảng hiện nay khi mà lãi suất thực vẫn âm khá lớn. Do vậy, Standard Chartered khẳng định nên tiếp tục tăng lãi suất từ bây giờ cho đến cuối năm. Đối với tỉ giá hối đoái, thâm hụt thương mại, mặc dù đang dần được cải thiện, vẫn khiến các nhà quản lý nghiêng về giảm giá dần đồng nội tệ để bù đắp cho nhu cầu nội địa bị suy yếu do chính sách thắt chặt tiền tệ.

Dự đoán của CEIC về tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái:

Q3-08 Q4-08 Q1-09 Q2-09 Q3-09 2007 2008 2009

GDP

6.50

6.40

6.00

5.50

6.50

8.50

6.70

6.00

Lạm phát

29.40

31.00

24.00

16.10

11.10

8.30

25.50

15.00

Lãi suất cơ bản

14.00

18.00

16.00

14.00

12.00

8.25

18.00

10.00

USD/VND

17,000

17,500

17,300

17,100

17,000

16,017

17,500

17,000

  • PV.

18.8.08

Vị trí của Việt Nam trong khu vực

BBC

Việt Nam đang tự tin hơn trên trường quốc tế

Tạp chí Việt Nam Ngày nay bàn về tầm quan trọng địa chính trị của Việt Nam và tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh cỡ lớn.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong tháng này sẽ có chuyến thăm tới New York nơi ông sẽ cố gắng tìm sự ủng hộ cho tư cách thành viên không chính thức của Việt Nam trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Với một nền kinh tế đang tăng trưởng khá, nhiều nhà quan sát đã bắt đầu nói đến khả năng Việt Nam có vai trò lớn hơn trong khu vực.

Xung quanh câu hỏi này, tạp chí đã hỏi Giáo sư Lê Đình Thông chuyên về quan hệ quốc tế ở Đại học Paris X của Pháp.

GS. Lê Đình Thông nhận xét rằng trong một thập niên qua Việt Nam có nhiều tiến bộ về kinh tế, dẫn đến sự nâng cao vị thế chính trị:

"Địa lý chính trị của Việt Nam đã được củng cố rất nhiều. Năm ngoái Indonesia là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an. Cơ cấu các nước không thường trực phân bố theo địa lý. Năm nay Philippines, nước có dân số đông thứ hai trong Asean, không ứng cử, nên Việt Nam có nhiều hy vọng."

Nhưng ông cũng nói giữa tiềm năng và thực tế của Việt Nam còn khoảng cách.

"Theo tôi, Việt Nam cần tăng cường giải thể các xí nghiệp quốc doanh, nhất là tránh tình trạng cưỡng đoạt của công. Thời gian qua sự phát triển một phần dựa trên việc duy trì các xí nghiệp quốc doanh để đảm bảo ổn định chính trị. Nhưng đây lại là con dao hai lưỡi vì nó cũng hạn chế sự phát triển."

"Việt Nam cũng phải cải tiến chất lượng quản lý bộ máy nhà nước. Điều này đòi hỏi thông tin minh bạch, để người dân có thể đánh giá khách quan, để biết tiếng nói của họ có được nhà nước lắng nghe hay không."

Cổ phần hóa

Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh cỡ lớn để rồi niêm yết các doanh nghiệp này trên sàn chứng khoán không chỉ thay đổi kích cỡ thị trường mà còn tạo thêm độ hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.


Cổ phần hóa và chứng khoán là chủ đề người Việt đang quan tâm

Tuy nhiên đợt cổ phần hóa này cũng được xem là phép thử về tính minh bạch trong quá trình định giá tài sản qui mô lớn và nỗ lực thu hút thêm nguồn vốn trong dân.

2200 doanh nghiệp nhà nước thuộc loại lớn với tổng vốn khoảng 30 tỷ đôla là con số không nhỏ bởi nó chiếm khoảng 1/3 tổng GDP của Việt Nam.

Thời báo kinh tế VN số ra cuối tháng 8 nói rằng theo dự kiến, chính phủ VN sẽ chỉ giữ lại khoảng 550 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và trong năm nay sẽ cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn với tổng số vốn lên tới 10 tỷ đôla.

Vậy kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn này có ý nghĩa thế nào?

Ông Il Houng Lee Trưởng đại diện IMF tại VIệt Nam nói rằng điểm cần quan tâm là kích cỡ của các công ty sẽ được cổ phần hóa là như thế nào.

Ông nói chẳng hạn nếu người ta cổ phần hóa 70% của 200 doanh nghiệp nhà nước cỡ lớn thì con số này sẽ rất khác so với việc cổ phần hóa rất nhiều công ty quốc doanh loại trung bình.

Do đó ông nói rằng hiện còn quá sớm để đưa ra đánh giá về qui mô cổ phần hóa các doanh nghiệp loại lớn bởi cho tới nay chưa có chi tiết về kế hoạch cổ phần hóa các công ty dạng này.

Thế nhưng dù tiến độ cổ phần hóa được thực hiện nhanh hay chậm thì đây là hướng đi theo đường mà các tổ chức tài chính quốc tế như IMF hay WB muốn Việt nam thực hiện.

Đó là thoát khỏi nền kinh tế tập trung với khá nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ.

Các chuyên gia tài chính cho quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn trong thời gian tới sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình qui mô và tính hấp dẫn của TTCK Việt Nam.

Và những câu hỏi về tính minh bạch trong việc định giá tài sản doanh nghiệp có lẽ là yếu tố đang làm trì hoãn việc cổ phần một số doanh nghiệp mà người ta cho là sẽ làm thay đổi đáng kể xu hướng đầu tư trong thời gian tới.

15.8.08

Vé máy bay di Pháp

Mr. Tuan Anh,

Lich bay anh dat nhu sau:

HAN-SGN    VN231   SA 13SEP    1835-2035

SGN-CDG    VN335   SA 13SEP    2305-0645+1

CDG-TLS     AF7782  SU 14SEP   1025-1145

 

 

TLS-CDG     AF7793  SA 20SEP   0710-0840

CDG-HAN    VN534   SA 20SEP   1225-0500+1

 

Hom nao co QD thi moi di lam visa duoc.

The da nhe.

13.8.08

Thông tin về hoạt động ngân hàng tháng 7/2008

I. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC:

1.1. Ban hành văn bản quy phạm phát luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Trong tháng 7/2008, Thống đốc NHNN đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng như sau:

- Quyết định số 19/2008/QĐ-NHNN ngày 01/7/2008 ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Ngân hàng (giai đoạn 2008 - 2012);

- Quyết định 20/2008/QĐ-NHNN ngày 04/7/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của NHTMCP của Nhà nước và nhân dân ban hành theo Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/9/2001 của Thống đốc NHNN;

- Quyết định số 1487/QĐ-NHNN ngày 03/7/2008 chỉ định Ngân hàng phục vụ cho khoản tín dụng bổ sung dự án "Khôi phục quốc lộ 1 giai đoạn 3";

- Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 ban hành Quy chế Đại lý đổi ngoại tệ;

- Quyết định số 22/2008/QĐ-NHNN ngày 17/7/2008 v/v sửa đổi Điểm 2 Phụ lục số 3 Quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong giao dịch thanh toán qua NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 02/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 của Thống đốc NHNN;

- Quyết định số 1616/QĐ-NHNN ngày 21/7/2008 chỉ định Ngân hàng phục vụ cho Dự án "Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống đất đai Việt Nam";

- Quyết định 1658/QĐ-NHNN ngày 25/7/2008 chỉ định Ngân hàng phục vụ Dự án Hỗ trợ kỹ thuật "Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây";

- Quyết định số 1662/QĐ-NHNN ngày 28/7/2008 hợp nhất NHNN chi nhánh tỉnh Hà Tây và NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội thành NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội kể từ ngày 01/8/2008;

- Quyết định số 1715/QĐ-NHNN ngày 30/7/2008 Chỉ định Ngân hàng phục vụ cho Dự án "Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên" ;

- Quyết định số 1727/QĐ-NHNN Ngày 30/7/2008 giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam.

1.2. Củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại:

- Tính đến cuối tháng 7, NHNN đã: (i) Chấp thuận nguyên tắc thành lập cho 10 Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) có sự tham gia góp vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước (trong đó đã cấp giấy phép chính thức đi vào hoạt động cho 2 ngân hàng); (ii) chấp thuận về nguyên tắc thành lập 04 trong số 05 Công ty tài chính có vốn góp của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước. Để có cơ sở tiếp tục triển khai các công việc tiếp theo, NHNN đã xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với từng trường hợp cụ thể.

- Nhằm kiểm soát chặt chẽ việc thay đổi mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô phát triển, hiệu quả sử dụng vốn và năng lực quản trị, điều hành của các Ngân hàng Thương mại cổ phần, Ngân hàng Nhà nước đã giao các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi có NHTMCP đặt trụ sở chính chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ xin tăng vốn điều lệ của các NHTMCP, báo cáo và đề xuất quan điểm cụ thể để xin ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN trước khi chấp thuận hay không chấp thuận đề nghị thay đổi mức vốn điều lệ của NHTMCP.

1.3. Triển khai thực hiện trả lương qua tài khoản

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã đạt được những kết quả bước đầu. Tính đến cuối tháng 6/2008, số đơn vị hưởng lương từ ngân sách thực hiện trả lương qua tài khoản đạt 17.925 đơn vị, tăng 227% so với cuối năm 2007, số tài khoản đã trả lương qua thẻ ATM đạt 925.081 tài khoản tăng 107% so với cuối năm 2007. Số lượng máy ATM trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) là 5895 chiếc, tăng 31% so với cuối năm 2007, số lượng điểm đặt máy chấp nhận thẻ (POS) đạt 24.730 máy tăng 12,4% so với cuối năm 2007. Hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là đơn vị trọng điểm dẫn đầu trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương này.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20/2007/CT-TTg cũng còn những mặt còn tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục, như: Nhận thức về tinh thần của Chỉ thị 20 về đối tượng và lộ trình áp dụng chưa thật chính xác và đầy đủ, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chưa chuẩn bị kịp các điều kiện cơ sở hạ tầng, số máy ATM mặc dù đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt được cho các nhu cầu của người sử dụng…

1.4. Thiết lập đường dây nóng

Trước những diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối trong thời gian qua, từ ngày 1/7/2008, NHNN đã thiết lập đường dây nóng tại 4 đơn vị thuộc NHNN trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh để nắm bắt, xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị liên quan đến hoạt động ngân hàng của doanh nghiệp, người dân. Sau gần 1 tháng thiết lập, đường dây nóng của NHNN đã tiếp nhận hơn 1.000 thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân về những vấn đề liên quan đến hoạt động của các TCTD.

Thông qua việc tiếp nhận các thông tin từ đường dây nóng, Thống đốc NHNN đã yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các đơn vị trực thuộc; xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân sai phạm thuộc thẩm quyền quản lý. Những thông tin phản ánh sai phạm của tổ chức tín dụng đã được NHNN kiểm tra, xử lý kịp thời, trong đó đã yêu cầu tổ chức tín dụng kiểm điểm, kỷ luật, cách chức một số chức danh lãnh đạo và cán bộ, nhân viên có sai phạm.

II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHÁC

- Ngày 2/7/2008, Ngài Haruhiko Kuroda Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã có buổi làm việc với Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu. Tại buổi tiếp, Thống đốc NHNN và Chủ tịch Kuroda đã trao đổi về các vấn đề kinh tế hiện nay của Việt Nam. Thống đốc NHNN đã thông báo cho Chủ tịch ADB về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng như những kết quả bước đầu Chính phủ Việt Nam đạt được sau khi thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát. Chủ tịch ADB khẳng định hoàn toàn tin tưởng vào gói tám giải pháp để kiềm chế lạm phát của Chính phủ Việt Nam.

- Ngày 4/7/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô của GTZ, và tổ chức quốc tế về Phát triển năng lực, Đức (InWEnt) đã ký Thỏa thuận hợp tác 3 bên nhằm triển khai Chương trình đào tạo cho cán bộ cấp vụ của NHNN năm 2008 - 2009. Tham dự lễ ký có Phó Thống đốc Nguyễn Toàn Thắng và lãnh đạo một số Vụ, Cục của NHNN. Đây là lần đầu tiên chương trình này được phát triển và triển khai theo mô hình Đào tạo tiểu giáo viên (ToT) với mục đích đảm bảo tính bền vững của chương trình cho NHNN.

- Ngày 10/7/2008, tại Hà Nội, được sự ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu và Ngài Alain Barbu Quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã ký kết khoản tín dụng với tổng giá trị 60 triệu USD để cải thiện y tế tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

- Ngày 11/7/2008, tại Hà Nội, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu đã có buổi tiếp và làm việc với Ngài Akihisa Fujinuma, Chủ tịch, Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Nomura. Tại buổi tiếp, hai bên đã bàn thảo những nội dung cùng quan tâm và những lĩnh vực mà cả hai bên có thể tăng cường hợp tác trong thời gian tới,….

- Ngày 14/7/2008, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu đã tiếp Ngài Mat Aron Deraman, Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách nhóm Đông Nam Á. Tại buổi tiếp, hai bên đã trao đổi với nhau về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, những thành tựu về kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2008 và nguồn tài trợ cho Việt Nam trong năm tài khóa 2009.

- Ngày 16/7/2008, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu đã có buổi tiếp xã giao Ngài Andrew (Andy) Poprawa Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty Bảo hiểm tiền gửi Ontario, Canada (DICO). Tại buổi tiếp, hai bên đã cùng nhau trao đổi xung quanh hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, nhất là các vấn đề về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của bảo hiểm tiền gửi và việc trao đổi kinh nghiệm hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

- Ngày 25/7/2008, tại Hà Nội, được sự ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình và Ngài Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam đã ký kết các Hiệp định tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật viện trợ không hoàn lại với tổng trị giá 1,1 triệu USD để giúp Việt Nam chuẩn bị chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa lần thứ hai và dự án tăng cường kỹ năng nghề.

- Chiều ngày 29/7/2007, tại Hà Nội, được sự uỷ quyền của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu đã ký kết với Ngài Martin Rama, Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Hiệp định Tài trợ của Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo 7 (PRSC 7) với tổng trị giá khoảng 150 triệu đô-la Mỹ.

III- MỘT SỐ TÌNH HÌNH TIỀN TỆ, TÍN DỤNG TRONG THÁNG 7/2008:

3.1. Lãi suất

Ngoại trừ việc điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND trong tuần đầu tháng 7/2008 của một vài NHTMCP, thì mặt bằng lãi suất của các tổ chức tín dụng nhìn chung ổn định và có xu hướng giảm. Một số ngân hàng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Eximbank đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay VND từ 0,5%-1%/năm, giảm lãi suất cho vay USD từ 0,5%-2%/năm.

3.2. Tỷ giá

Do nguồn cung ngoại tệ trên thị trường đã được cải thiện nên tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong tháng 7/2008 tương đối ổn định và có xu hướng giảm nhẹ, từ ngày 16/7/2008, tỷ giá bán ra của các NHTM luôn thấp hơn mức trần cho phép. Ngày 31/7, tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng ở mức 16.495đ/USD giảm 0,12% so với 30/6, tăng 2,38% so với cuối năm 2007. Trên thị trường tự do, tỷ giá USD/VND biến động tăng, giảm mạnh. Đặc biệt, tại thời điểm ngày 21/7/2008, sau khi Bộ Tài chính công bố giá bán lẻ xăng dầu, tỷ giá mua bán USD/VND trên thị trường tự do tăng lên mức trên 17.000đ/USD chủ yếu do yếu tố tâm lý. Trước tình hình đó, NHNN đã kịp thời khuyến cáo, ổn định tâm lý thị trường, vì vậy tỷ giá đã giảm trở lại, ngày 30/7 giao dịch ở mức 16.760-16.800đ/USD.

Tỷ giá EUR/VND vẫn theo sát diễn biến của đồng EUR trên thị trường quốc tế. Ngày 31/7, tỷ giá trên thị trường chính thức ở mức 25.884-26.364đ/EUR; tỷ giá trên thị trường tự do biến động theo xu hướng tỷ giá trên thị trường chính thức.

3.3. Tổng phương tiện thanh toán

Tổng phương tiện thanh toán tháng 7/2008 ước tăng 1,34% so với tháng trước và tăng 5,64% so với cuối năm 2007.

3.4. Huy động vốn

Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng trong tháng 7/2008 ước tăng 1,65% so với tháng trước, trong đó, số dư tiền gửi VND ước tăng 0,81% và số dư tiền gửi ngoại tệ ước tăng 4,31%. So với cuối năm 2007, tổng số dư tiền gửi ước tăng 9,42%.

3.5. Cho vay

Dư nợ cho vay nền kinh tế tháng 7/2008 ước tăng 0,7% so với tháng trước, trong đó, dư nợ cho vay bằng VND ước tăng 0,59% và dư nợ cho vay bằng ngoại tệ ước tăng 1,07%. So với cuối năm 2007, dư nợ cho vay nền kinh tế ước tăng 18,36%. Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng chủ yếu do các TCTD đáp ứng nhu cầu vay vốn cho các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

 

Giá vàng giảm mạnh

Giá vàng thế giới vừa đột ngột sụt giảm hơn 30 USD/oz.

 

Giá vàng tại thị trường trong nước sáng nay (12/8) mất gần 1 triệu đồng/lượng so với sáng hôm qua, sau khi giá vàng thế giới đột ngột sụt giảm hơn 30 USD/oz.

Giá dầu thô tiếp tục đi xuống, trong khi đồng USD có thêm một ngày phục hồi mạnh mẽ.

Thấp nhất từ đầu năm


Giá vàng thế giới đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm ngoái tới nay, phá thủng ngưỡng tâm lý 850 USD/oz. Chốt phiên giao dịch lúc rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường New York sụt 32,5 USD/oz (3,8%), còn 824,6 USD/oz.

Trước đó, giá vàng giao kỳ hạn tháng 12 tại Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX) giảm 36,5 USD/oz (42,%), dừng ở mức 828,3 USD/oz.

Như vậy, với phiên sụt giảm mạnh mẽ này, cũng như giá dầu thô, giá vàng thế giới đã chính thức tiến vào "địa hạt" của thị trường "con gấu" (bear market), vì đã giảm 20% so với mức đỉnh trên 1.033 USD/oz đạt được hồi giữa tháng 3 vừa qua.

Đà trượt dốc của giá vàng mỗi lúc một tăng tốc. Vào lúc 9h30 sáng nay, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á sụt thêm hơn 18 USD/oz so với giá chốt tại thị trường New York, còn gần 806 USD/oz. Đây là mức sụt giảm quá mạnh và hiếm gặp trong một phiên giao dịch ở thị trường châu Á. Giá vàng giao kỳ hạn NYMEX giao dịch điện tử cũng chỉ còn 811,6 USD/oz, giảm 16,7 USD/oz.

Cùng thời điểm, giá vàng trong nước không còn mốc 1,7 triệu đồng/chỉ. Giá vàng SJC mua vào và bán ra niêm yết trên website của công ty ở mức 1.673.000 đồng/chỉ và 1.679.000 đồng/chỉ, giảm 93.000 đồng/chỉ và 94.000 đồng/chỉ. Tại một số điểm giao dịch, giá vàng miếng SJC phổ biến ở mức 1.675.000 đồng/chỉ và 1.695.000 đồng/chỉ.

Giá vàng Bảo Tín Minh Châu tương ứng lần lượt là 1.665.000 đồng/chỉ và 1.685.000 đồng/chỉ, giảm 107.000 đồng/chỉ và 97.000 đồng/chỉ. Nếu như sáng hôm qua, khoảng cách giữa giá mua và giá bán phổ biến là 10.000 đồng/chỉ, thì sáng nay, khoảng cách này đã được nới rộng ra 20.000 đồng/chỉ. Điều này thể hiện sự thận trọng của các nhà kinh doanh vàng trong nước khi giá vàng xuống thấp.

Ông Chu Văn Học, phụ trách kinh doanh của Công ty SJC Hà Nội cho biết, khách đến mua vàng tại cửa hàng của công ty sáng nay khá đông đảo. Theo ông Học, đây có thể là thời điểm hợp lý để các nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vàng vào để lưu giữ lâu dài.

USD đang giành ưu thế


"Tác giả" của cú "ngã ngựa" này của giá vàng không ai khác chính là sự phục hồi có vẻ như "không biết mệt" của đồng USD.

Theo hãng tin Bloomberg, giữa buổi sáng nay tại thị trường Tokyo, 1 Euro tương đương với 1,4872 USD, so với mức 1 Euro bằng 1,4909 cuối ngày hôm qua tại thị trường New York. Trong phiên hôm qua, có lúc Euro còn tụt xuống còn 1 Euro đổi được 1,4881 USD, thấp nhất từ cuối tháng 2 trở lại đây.

Sự đi xuống của giá cả hàng hóa đã khiến giới đầu tư lạc quan hơn về khả năng vực dậy của kinh tế Mỹ. Trong khi tình hình bất ổn ở Grudia càng khiến Euro thêm "mất điểm". Hiện giá USD so với Euro đang ở mức cao nhất trong vòng 5 tháng rưỡi trở lại đây.

Điểm qua thị trường trong nước, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do hôm nay ổn định ở mức 16.450 VND/USD và 16.500 VND/USD. Trên thị trường ngân hàng, Vietcombank niêm yết giá mua và bán ngoại tệ này cũng được duy trì ở mức 16.350 VND/USD và 16.450 VND/USD.

Nếu lấy tỷ giá VND/USD bán ra do Vietcombank niêm yết để tính toán, giá vàng giao ngay thế giới ở thời điểm 9h30 sáng tương ứng với mức 1.597.000 đồng/chỉ, chưa tính các chi phí liên quan và lãi cho doanh nghiệp. Như vậy, hiện giá vàng trong nước đang cao hơn rất nhiều so với giá vàng thế giới.

Dầu tiếp tục giảm giá nhẹ


Giá dầu thô trong phiên giao dịch hôm qua tại New York tiếp tục giảm nhẹ trước sức ép đến từ sự phục hồi của USD.

Chốt phiên tại NYMEX, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 giảm 0,75 USD/thùng (0,7%), còn 114,45 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giao tháng 9 tại thị trường London giảm 0,66 USD/thùng (0,6%), còn 112,67/USD/thùng.

Trong phiên giao dịch sáng nay tại Singapore, giá dầu tăng nhẹ so với giá đóng cửa tại New York hôm qua, thêm khoảng 0,2 USD/thùng.

Khối lượng giao dịch tại Sàn Giao dịch Vàng Sài Gòn phiên sáng nay tăng đáng kể so với hôm qua. Ở thời điểm 10h12, đã có 164.650 lượng vàng được khớp lệnh thành công, với giá 16,78 triệu đồng/lượng.

 

Thép, gas, phân bón bắt đầu giảm giá Thứ hai, 11/8/2008

Sau một thời gian tăng giá mạnh thì nay nhiều mặt hàng thiết yếu đã bắt đầu giảm. Nguyên nhân là do giá thế giới giảm mạnh và sức tiêu thụ trong nước đang rất thấp

Dù chưa giảm đồng loạt và mức giảm còn nhẹ, tuy nhiên trong tuần qua nhiều mặt hàng quan trọng, thường tác động mạnh đến sản xuất cũng như tiêu dùng (như sắt thép, gas, phân bón...) đã bắt đầu giảm giá. Theo dự báo từ giới chuyên môn, nhiều khả năng những mặt hàng này sẽ còn tiếp tục giảm.

Giá phôi thép thế giới giảm mạnh

Tại thị trường TPHCM, một số hãng sản xuất thép đã điều chỉnh giá thép xây dựng giảm khoảng 2 triệu đồng/tấn. Một số hãng sản xuất thép cho biết giá phôi thép thế giới hiện đang giảm mạnh, từ 1.100 USD/tấn - 1.200 USD/tấn nay chỉ còn 960 USD/tấn. Với mức giá này thì các hãng thép chỉ cần bán 18 triệu đồng/tấn là đã có lãi.

Do giá thép từ các hãng sản xuất giảm nên giá bán tại các cửa hàng vật liệu xây dựng cũng bắt đầu giảm nhưng mức giảm ít hơn, chỉ khoảng 1 triệu đồng/tấn. Nguyên nhân là do nhiều đại lý trước đó "ôm" hàng với số lượng lớn vì có thông tin giá thép sẽ lên 24 triệu đồng/tấn - 25 triệu đồng/tấn.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép VN, ngoài việc giá phôi thép giảm mạnh, giá thép tại thị trường phía Bắc cũng đang giảm đáng kể (hiện thấp hơn thị trường phía Nam gần cả triệu đồng/tấn). Do đó sớm muộn gì hàng từ thị trường phía Bắc cũng sẽ được đưa vào phía Nam nếu các đơn vị sản xuất thép không tiếp tục giảm giá.

Gas, xăng... đều ế

Một mặt hàng quan trọng khác là gas cũng đang có nhiều cơ hội giảm giá. Đầu tháng 8 vừa qua, các công ty kinh doanh gas tại TPHCM đã giảm giá gas gần chục ngàn đồng/bình (còn khoảng 266.000 đồng/bình 12 kg) nhưng sức tiêu thụ vẫn giảm từ 30%- 35% so với lúc bình thường. Giá gas thế giới vừa giảm tiếp 32 USD/tấn, còn 843 USD/tấn nên một số hãng gas trong nước cho biết đang tính toán để có thể điều chỉnh giảm giá bán lẻ thêm 5.000 đồng - 6.000 đồng/bình 12 kg vào cuối tháng 8 này.

Ông Lại Đức Nam, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Petronas VN, cho biết với mức giá gas thế giới giảm mạnh như hiện nay, việc các hãng gas trong nước phải giảm giá là đương nhiên. Tuy nhiên, do giá gas thế giới giảm quá nhanh nên các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, lỗ lã do hàng tồn. Bình quân mỗi doanh nghiệp tiêu thụ 2.000 tấn gas/tháng với mức tồn kho 30% thì họ phải chịu lỗ khoảng 500 triệu đồng/tháng...

Theo phản ánh của các công ty xăng dầu, sau khi giá xăng A92 tăng lên 19.000 đồng/lít vào ngày 21-7, sức tiêu thụ mặt hàng này trên thị trường cũng giảm mạnh (hiện nay còn giảm khoảng 20% so với trước thời điểm tăng giá). Nay giá xăng dầu thế giới giảm mạnh (cuối tuần qua, giá dầu thô chỉ còn khoảng 115 USD/thùng), dù chưa giảm giá xăng nhưng các đơn vị kinh doanh xăng dầu cũng vừa điều chỉnh tăng mức hoa hồng lên 380 đồng- 400 đồng/lít xăng (tăng trên dưới 100 đồng/lít) cho các tổng đại lý phân phối để kích thích việc tiêu thụ hàng.

Phân bón: Giới kinh doanh đẩy hàng

Ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón VN, thông tin giá nhiều loại phân bón trên thị trường thế giới cũng đang có xu hướng giảm trở lại. Giá phân urê hiện chỉ còn 790 USD- 830 USD/tấn (giảm 20 USD/tấn so với tháng trước), phân DAP còn 1.170 USD/tấn (giảm 30 USD/tấn), kali cũng giảm còn 1.050 USD/tấn... Đây là cơ hội cho giá phân bón trong nước giảm trong thời gian tới.

Thực tế thị trường những ngày gần đây cũng cho thấy, dù giảm chưa nhiều nhưng giá một số loại phân bón tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng đã giảm nhẹ. Phân urê Trung Quốc còn 9.400 đồng/kg (giảm 200 đồng), kali 14.500 đồng/kg (giảm 500 đồng), DAP Hàn Quốc 20.100 đồng/kg (giảm 1.000 đồng), DAP Trung Quốc 18.000 đồng/kg (giảm 2.000 đồng)...

Theo giới kinh doanh phân bón, nhiều khả năng những ngày tới giá sẽ giảm mạnh hơn do hiện nay đã hết mùa vụ, trong khi giá lúa đang giảm nên nông dân chưa mua phân bón để trữ cho mùa vụ sau như những năm trước. Trong khi đó, nhiều vựa phân bón trước đây trữ hàng với số lượng lớn nay phải bung hàng ra bán để đề phòng giá phân bón thế giới còn giảm tiếp.(Nguồn: NLĐ, 11/8)

 

10.8.08

France: Country Guide

Country Guide

5day Forecast - Paris
Sunday's summary is set for heavy rain.Monday's summary is set for sunny intervals.Tuesday's summary is set for heavy showers.Wednesday's summary is set for heavy showers.Thursday's summary is set for light showers.

View this location's full 5day forecast

More World Weather

Skip this navigation panel
Sun Know How
Sun Index
Top 10 Winter Sun spots
Top 10 Backpacking locations
Best of British
Cold and Icy
Hot and Dry
Hot and Humid
Round the World
Wet and Windy

Average Conditions

Skip this navigation panel
Cherbourg
Bordeaux
Lyon
Ajaccio
Marseilles
Embrun
Paris

BBC Weather's related links for Europe
National flag of France overlaid on a photograph from the region. A miniature map showing the capital city of France.

France is a large country, two and a half times as big as Great Britain, extending for some 1,000 km/600 miSpain, and the Massif Central, which rises to over 1,800 m/6,000 ft in its southern and central parts. Consequently, there are considerable variations of climate within France. from north to south and from east to west. Although much of northern and western France is low-lying and rather flat, there are some high mountain regions in the south and east: part of the western Alps, the Pyrenees, which form the border with

Northern and northwestern France is most affected by the changeable weather brought in by Atlantic disturbances and its climate is rather similar to that of Britain.

Southern France has a Mediterranean-type climate and is warmer than the north, particularly in summer.

Central and eastern France, roughly east of a line through Dunkirk, Paris, and Lyon, has a more continental climate, which bears some resemblance to that found in west Germany and Switzerland.

The high mountain areas have their own distinctive climates with heavier precipitation, much of it snow in winter; these areas are colder all the year round. Only along the Mediterranean coast and in the adjacent mountain regions is summer generally settled, sunny, and warm. Everywhere else in France the weather can be changeable at all times of the year.

It is most convenient for purposes of description to divide France into five climatic regions and to describe briefly the weather found in each.

Northern and Northwestern France
This area comprises the coasts and adjacent inland areas from the Belgian border to the mouth or the River Loire (see the table for Cherbourg.

This area has the most maritime climate in all France. Winters are generally mild and frost and snow are not too frequent, becoming less so in the west. Rain occurs at all times of the year.

The summers are a little warmer than those found in southern Britain. Average daily hours of sunshine range from two in midwinter to between seven and eight in midsummer.

Southwestern France
This is mainly a lowland region, often called by its historic name of Aquitaine (see the table for Bordeaux). Winters are generally mild and cold spells do not last for long.

The summers are significantly warmer and sunnier than in northwestern France. They can be rather wet, particularly towards the Pyrenees and the Spanish border, but the rain tends to be heavy and of short duration. Summers have more sunshine and longer spells of settled weather than farther north.

Central and Eastern France
This area is marked by rather colder winters with a greater chance of frost and snow than in the northwest. Summers also tend to be a little warmer. Rainfall is generally low and tends to fall in summer when it is often associated with thunderstorms.

Winters become colder towards the east and they are not any warmer farther south. In winter occasional very cold spells can occur. There is a definite increase in summer warmth in the south and an increase in sunshine from an average of seven to nine hours a day. Compare the tables for Paris and Lyon.

The Mediterranean Coast and Corsica
Apart from the island of Corsica (represented by the table for Ajaccio), a Mediterranean climate is confined to the Rhône valley south of Valence and the coastal areas of Languedoc and Provence at the foot of the Cevennes and southern Alps.

Here summers are warm, or even hot, with a three-month period when rain rarely falls. When it does rain in this season it is heavy and often associated with thunder. Sunshine is abundant, as much as eleven to twelve hours a day in summer and five in midwinter.

Winters are generally mild and sunny but this pleasant weather is often interrupted by very changeable cold and blustery weather brought by a northerly wind called the mistral. This blows with particular strength in the Rhône valley and around Marseille.

The mistral can bring unseasonably cold weather for a few days in spring. The Côte d'Azur from Toulon to the Italian border, including the small independent principality of Monaco, is much less exposed to the cold blasts of the mistral and in Corsica the cold is moderated by the warm waters of the Mediterranean.

Corsica, which is particularly popular as a holiday resort because of its mild winters at sea level and hot sunny summers, is a mountainous island. In the interior altitudes exceed 2,000 m/6,500 ft and here winter snowfall can be heavy and snow cover may last well into spring.

The Mountainous Regions
The principal mountain regions of France are the Vosges in Alsace and Lorraine, the Jura and Alps along the borders with Switzerland and Italy, the Pyrenees in the extreme south, and the higher parts of the Massif Central.

These areas are the wettest and coldest regions of France and much of the winter precipitation is snow. Winter sports are best developed in the Alps and Pyrenees but can be pursued for a shorter period in the other mountain regions. The weather and climate of the French Alps and Jura is very similar to that found in the Swiss Alps.

Embrun illustrates conditions at medium levels in the heart of the French Alps. In the Pyrenees precipitation tends to be greatest in winter and autumn but in the Vosges, Jura, and the northern Alps, summer and autumn are the wettest seasons.

The southern Alps, Pyrenees, and parts of the Massif Central have relatively fine and rather warm summer weather, considering their height, but this may be briefly interrupted by cloud, rain, and thunder. The most unpleasant aspect of the summer weather in these mountain areas is the frequent and sudden onset of cloud towards midday, which may obscure the peaks but leave the valleys clear.

In winter, conditions are often reversed with the mountains rising into clear blue skies and the valleys enveloped in low cloud and fog. Severe frosts may occur in settled calm weather in all valley regions in winter.