9.12.07

2. CORPORATE FINANCE

Professor André FARBER Solvay Business SchoolUniversité Libre de Bruxelles
Teaching 2007-2008
Finance (MBA) Finance (Vietnam)Finance (DESG)MémoiresAdvanced Finance (GEST-D-408)Derivatives (GEST-D-502)Séminaire d'Economie de l'Entreprise (GEST-D-522)Théorie financière (GEST-D-301)Francqui Leerstoel – OptionsDoctoral progam: Microfoundations of Financial EconomicsExecutive Master in FinanceInternational Investment (MBA)Teaching notesPresent Value: Risk-Free Cash FlowsInterest Rate Futures (pdf)Futures on notional bonds (pdf)The Binomial Option Pricing Model (pdf)Using Visual Basic for option pricingMonte Carlo simulation in Excel (pdf)

André FARBERSolvay Business SchoolUniversité Libre de Bruxelles
Resources
Resources

DataDow Jones Indexes Stock indexesFTSE International Stock indexesMSCI Stock indexes Morgan Stanley Capital InternationalYahoo! Finance Stock pricesOANDA Exchange ratesProfessor Damodaran’s Web Page Derivatives - ExchangesEurexLiffeMATIF New York Mercantile ExchangeThe Chicago Board of Trade: World's Largest Futures and Options ExchangeFutures and Options at the Chicago Mercantile ExchangeDerivativesSpreadsheets to value all sorts of derivativesRisk PublicationsJournal of Finance: Other Finance Related Sites Outstanding collection of links WWW Virtual Library: Finance and Investments Journal of Finance Related Links Financial Economics Network (FEN) Journal of Finance WWW Page. International Journal of Theoretical and Applied Finance Quarterly Journal of Economics. McKinsey Report Quarterly

BUSINESS LAW

BUSINESS LAW:
DOCs: http://en.wikipedia.org/wiki/Category:International_law
PROF: Arnaud Nuyts


Arnaud Nuyts specialises in international business law, notably the law of international commercial litigation and arbitration and the law of international contracts. He is Professor at the University of Brussels where he lectures on International Litigation and International Contracts, Comparative Conflict of Laws, and the International Law of Electronic Commerce and Intellectual Property. He is also Director of the Masters of International Business Law at the same University and Professor at the Vrije Universiteit Brussel where he teaches the private international law course in the Master in International and Comparative Law (taught in English). Arnaud Nuyts holds a law degree as well as a Juris Doctor degree from the Université Libre de Bruxelles (ULB). He also holds a Masters (LL.M.) from the University of Cambridge (UK) and has studied at the Universities of Columbia and Harvard (USA). Arnaud Nuyts is the author of various publications in the fields of international litigation, international contracts, distribution law and international arbitration. He started working with Liedekerke . Wolters . Waelbroeck . Kirkpatrick in 1992. After staying in England and in the United States, including working for a major business law firm in New York, he rejoined Liedekerke in 2003 as Of Counsel.
Tel. 32 2 551 14 17
Fax.
E-mail a.nuyts@liedekerke-law.be

29.11.07

8 bước để xây dựng một danh mục tài chính hoàn chỉnh



Bạn có giấc mơ của cuộc đời mình. Bạn biết nơi bạn muốn ở, loại xe bạn muốn đi và loại thời trang mà bạn muốn mặc. Nhưng đã bao giờ bạn dừng lại tính chính xác xem theo đúng thuật ngữ tài chính, phong cách sống rất đáng mong chờ đó sẽ “bòn rút” của bạn bao nhiêu tiền? Nếu bạn chỉ giống như những người khác thì câu trả lời cho việc tham gia TTCK của bạn sẽ chỉ là KHÔNG.

1. Chọn loại chứng khoán của đời bạn

Dưới đây sẽ là một sơ đồ hướng dẫn cho bạn từng bước đi một trong việc xây dựng một danh mục tài chính hoàn chỉnh. Nhưng thế nào là một danh mục tài chính hoàn chỉnh. Đây là thuật ngữ mà chúng tôi muốn dùng để dành cho những cá nhân có được bốn yếu tố sau: Một khoản lương hưu đều đặn và tất nhiên miễn thuế; một quỹ dự trữ tiền mặt khẩn cấp cho sáu tháng, một danh mục đầu tư đa dạng với đủ mọi thể loại tài sản và một khoản đầu tư vào chính bản thân họ.

Trước khi bạn bắt đầu xây dựng danh mục đầu tư hoàn chỉnh của mình

Ngồi xuống, lấy bút ra và liệt kê tất cả những thứ bạn đang có (những loại tài sản như những chiếc ôtô, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ tương hỗ, tiền mặt, tài khoản ngân hàng…) và tất cả những gì bạn đang nợ (những khoản nghĩa vụ bạn phải trả như cân đối thẻ tín dụng, nợ học phí từ thời sinh viên hay học phí bây giờ của con bạn…). Tuyệt đối trung thực! Không bỏ sót bất kì một thừ gì vì bạn “sẽ trả nó ngày mai” hay “đó chả là vấn đề gì cả”. Cái cốt lõi để có thể thay đổi cuộc đời bạn chính là phải biết được chính xác bạn đang đứng ở đâu, vào năm này, tháng này và chính xác là thời điểm này.

Một bản cân đối kể toán của bản thân bạn sẽ đóng vai trò cực kì quan trọng khi chúng ta tạc dần nên các bước đi tiếp theo của mình.
Quá trình xây dựng một danh mục đầu tư hoàn chỉnh có thể mất rất nhiều năm, Nếu bạn tận tụy và mẫn cán, bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình. Vì thế đừng bao giờ đánh rơi hi vọng!

2. Thanh toán hết các khoản nợ thẻ tín dụng có lãi suất cao
Bước tiếp theo trong công cuộc xây dựng một danh mục đầu tư hoàn chỉnh của bạn là phát triển một kế hoạch thanh toán dần những khoản nợ tín dụng lãi suất cao

a. Lấy bạn cân đối kế toán của bạn và trên một tờ giấy khác, hay liệt kê toàn bộ các khoản nợ của bạn theo lãi suất bạn đang phải trả, từ cao xuống thấp.

b. Quyết định xem bạn có thể trích ra bao nhiêu từ khoản thu nhập hàng tháng của bạn để làm giảm dần các khoản nợ trên. Nếu khoản thu nhập thường xuyên đó của bạn đang được dành cho một quỹ tương hỗ hoặc một tài khoản đầu tư nào đó, hãy tạm thời dừng lại! Chuyển số tiền đó sang quỹ "giảm nợ" của bạn trước đã!

c. Trả mức định kì thấp nhất cho tất cả các khoản nợ của bạn, ngoại trừ khoản nợ xếp vị trí số một trong danh sách bạn liệt kê ở trên (ví dụ như cái thẻ tín dụng hiện đang có số tiền chi trội cao nhất…) Khoản nợ lớn nhất trong danh sách của bạn nên nhận được hàng tháng tất cả số tiền bạn có thể huy động của tháng đó cho quỹ "giảm nợ" cho đến khi nó bị xóa sổ hoàn toàn.

d. Khi bạn đã thanh toán xong một khoản nợ, hãy gạch tên cái thẻ tín dụng đó ra khỏi danh sách nợ của bạn và cho nó vào ngăn kéo (đừng hủy cái thẻ đó bởi nó sẽ làm mất số điểm tín dụng của bạn và khiến bạn phải trả theo lãi suất mới. Điều này sẽ làm phát sinh những khoản nợ mới). Hãy nhớ đưa nó vào ngăn kéo và đưa nó ra khỏi bộ nhớ của bạn. Đừng sử dụng lại nó nữa!

e. Kiên trì với quỹ "giảm nợ" của bạn cho đến khi danh sách kia đã được gạch hết.

Công việc này có thể mất đến vài tháng, thậm chí vài năm.

Chìa khóa của công việc này là ở chỗ bạn sẽ tránh được việc làm phát sinh những khoản nợ mới và cố gắng kiếm thêm tiền để thanh toán nợ nhanh hơn. Điều này không có nghĩa là bạn phải "cách ly" hoàn toàn với tất cả thẻ tín dụng của bạn. Chúng không phải là dịch bệnh nguy hiểm! Trên thực tế, các thẻ tín dụng có thể trở thành một công cụ tài chính cực kì quý báu nếu chúng được sử dụng có trách nhiệm.

3. Mua nhà

Bước tiếp theo cho một danh mục đầu tư hoàn chỉnh là tiết kiệm để trả góp cho một căn nhà. Với việc sở hữu một căn nhà của chính mình, bạn sẽ có thể chuyển những khoản phí phạm trước đây - tiền thuê nhà - sang một khoản đầu tư sinh lời. Đứng trên góc độ đầu tư, đây hoàn toàn là một ý định đầu tư đúng đắn, khi bạn có thể dễ dàng sử dụng ngôi nhà của mình với nhiều mục đích khác nhau, không chỉ thuần túy là nơi bạn ở, hay đơn giản nhất là bán nó đi. Chắc chắn bạn sẽ kiếm về một khoản lợi nhuận nhất định. Như chuyên gia tài chính Suze Orman của Hoa Kì từng thường xuyên nhắc các học trò của mình: Hầu hết các ngôi nhà thường tăng giá 3 - 4% mỗi năm nhưng hiện tại lại được mua với giá thấp hơn 20%.

Ví dụ một ngôi nhà giá 100000 đô có thể tăng thêm 3000 - 4000 đô mỗi năm. Không có hình thức đầu tư nào khác trên thế giới này lại có thể cùng một lúc vừa có tính thực tế, vừa mang lại lợi nhuận tương đối lại vẫn đa dạng hóa sự phân bổ nguồn vốn như vậy.

Tuy nhiên khi sở hữu một ngôi nhà, bạn phải xem xét các chi phí phụ thêm như bảo hiểm, các hóa đơn điện nước, chi phí sửa chữa, thuế nhà đất…

4. Xây dựng quỹ dự trữ khẩn cấp sáu tháng

Một khi bạn đã có trong tay một ngôi nhà, việc xây dựng một quỹ tiền mặt khẩn cấp sáu tháng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để ít nhất bạn có thể trang trải các khoản chi phí cơ bản nhất. Quỹ dự trữ này sẽ giúp bạn đối mặt với bất kì cơn bão bất ngờ nào bao gồm cả việc sửa chữa nhà cửa, thất nghiệp và các hóa đơn chăm sóc sức khỏe. Ở mức thấp nhất, quỹ dự trữ của bạn phải đủ để thanh toán cho tổng chi phí sáu tháng của những khoản sau: phí bảo hiểm, trả góp hay thế chấp (nếu bạn mua nhà theo phương thức này), hóa đơn điện nước, tạp phẩm, các chi phí cố định (như học phí, xăng dầu bảo dưỡng xe…) và số tiền tối thiểu chi trả cho các khoản nợ.

Đầu tư khoản dự trữ tiền mặt khẩn cấp của bạn

Nguyên tắc và mục tiêu đầu tư tối thượng đối với quỹ dự trữ khẩn cấp của bạn là an toàn chứ không phải lợi nhuận! Lựa chọn hàng đầu và đơn giản nhất cho việc đầu tư này là kiếm một tài khoản tiết kiệm. Nếu bạn monng muốn có thêm nguồn thu nhập, có thể xem xét việc xây dựng một danh mục đầu tư vào các chứng chỉ tiền gửi (CD) phân dạng bậc thang.

Xây dựng một danh mục đầu tư bậc thang với quỹ dự trữ tiền mặt khẩn cấp

Giả sử quỹ dự trữ tiền mặt khẩn cấp của bạn là 12000 đô. Bạn có thể đến ngân hàng nơi bạn ở và mở sáu chứng chỉ tiền gửi theo thứ tự sau:
a. Chứng chỉ 2000 đô kì hạn 1 tháng
b. Chứng chỉ 2000 đô kì hạn 2 tháng
c. Chứng chỉ 2000 đô kì hạn 3 tháng
d. Chứng chỉ 2000 đô kì hạn 4 tháng
e. Chứng chỉ 2000 đô kì hạn 5 tháng
f. Chứng chỉ 2000 đô kì hạn 6 tháng

Cho đến khi mỗi chứng chỉ đáo hạn, tiếp tục quay vòng nó cho một chứng chỉ mới kì hạn sáu tháng. Theo trật tự này, bạn sẽ sớm sở hữu sáu chứng chỉ tiền gửi kì hạn sáu tháng riêng biệt. Mỗi tháng sẽ có một chứng chỉ đáo hạn. Kĩ thuật này cho phép bạn thu về khoản lãi suất cao hơn nhiều so với việc đầu tư vào các chứng chỉ có kì hạn dài hơn.

5. Theo đuổi các cơ hội đầu tư khác

Nếu bạn làm theo các bước trên của việc xây dựng một danh mục tài chính hoàn chỉnh, bây giờ bạn đã xóa sổ mọi nợ nần, sở hữu một ngôi nhà, và có một quỹ khẩn cấp sáu tháng không chỉ thuần túy là một khoản dự phòng. Bây giờ là lúc bạn để mắt theo dõi những cơ hội đầu tư mới bằng việc mở một tài khoản đầu tư với nhà môi giới bạn chọn.

Các hình thức đầu tư

Một tài khoản ở công ty môi giới cho phép bạn đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, các chứng chỉ tiền gửi, bất động sản (thông qua các Quỹ tín thác đầu tư bất động sản - REIT), các tài sản có giá trị như vàng bạc và nhiều thứ khác nữa.

Lựa chọn nhà môi giới nào phần lớn là câu hỏi bạn phải tự trả lời về cái bạn muốn là gì: Bạn đang tìm kiếm một mối quan hệ với một người mà bạn có thể gọi bất kì lúc nào (ví dụ một nhà môi giới truyền thống…), hay bạn muốn đặt hầu hết các giao dịch của mình lên mạng với một nhà môi giới bạn không quen biết (ví dụ một nhà môi giới bán phần - hoạt động chủ yếu qua mạng)…Lợi ích hàng đầu của hình thức môi giới bán phần chính là chi phí giao dịch thấp đáng kể. Rất nhiều các công ty chứng khoán, như Merrill Lynch, cung cấp dịch vụ cho cả hai hình thức và cho phép khách hàng lựa chọn hình thức họ ưa thích khi họ mở tài khoản.

6. Đầu tư vào chính bạn

Nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu một công việc kinh doanh, nâng cao kĩ năng nghề nghiệp của mình, hay khiến mình trở nên nổi bật trong mắt sếp, hãy xem xét việc đầu tư vào chính mình thông qua việc dành thời gian, công sức và tiền bạc vào các khóa đào tạo huấn luyện. Rất nhiều các trường đại học, cao đẳng và các tổ chức giáo dục khác liên tục đưa ra những chương trình đào tạo chuyên nghiệp như chứng chỉ về phân tích tài chính, kế toán, quản lý danh mục đầu tư, quản lý tài chính, marketing, quản lý bất động sản, đồ họa hay đơn giản là các khóa học ngoại ngữ.

Nên bắt đầu như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người muốn tham gia đầu tư chứng khoán thường đặt ra. Và câu trả lời gần như luôn bất biến: Tham gia các khóa học tài chính và kế toán cơ bản.

Mặc dù học phí các khóa học này không phải là quá cao song cũng không phải luôn sẵn có với nhiều người, kiến thức bạn đạt được sẽ tạo nên sự khác biệt đáng kể trong thu nhập tương lai của bạn nếu bạn biết sử dụng những kiến thức đó một cách không ngoan. Bản thân đây cũng chính là một khoản đầu tư, mà thậm chí còn là khoản đầu tư sinh lời cao nhất.

7. Tiết kiệm cho việc học hành của con cái

Rất nhiều chuyên gia tài chính cuối cùng cũng tiết lộ những bí mật của mình: Bạn không có nghĩa vụ phải đưa con bạn đi học và cuối cùng là ra trường. Hiển nhiên hầu hết các bậc phụ huynh đều muốn thế hệ tiếp nối của mình có được cuộc sống tốt nhất nhưng cũng có những lí lẽ rất thuyết phục cho rằng thực tế bạn sẽ làm được cho lũ trẻ nhiều điều tốt hơn nếu bạn yêu cầu chúng phải tự lo học phí cho mình. Sau đó hãy chờ đến lúc chúng đã tốt nghiệp. Đánh giá một cách khách quan kết quả học tập của chúng, những động lực của nghề nghiệp mà chúng chọn và những đặc trưng chất lượng khác. Nếu bạn thích những gì bạn vừa nhìn thấy, hãy đề nghị thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền học phí mà lũ trẻ đã tự chi trả. Bằng cách này, nếu thằng bé con bạn mất đến 7 năm mới có thể tốt nghiệp vì nó sử dụng hầu hết thời gian vào các bữa tiệc vô bổ thì bây giờ nó sẽ phải ngậm ngùi trong khi bạn hoàn toàn được phép vui sướng với chiếc xe Mercedes mới của bạn.

Bất chấp bạn có đồng ý hay không với ý kiến này, việc bạn để dành tiền cho sau này khi bạn đã nghỉ hưu chứ không phải lập quỹ cho việc học hành của con bạn là điều hết sức quan trọng.

Nếu bạn thiếu tiền khi con bạn bước vào trường đại học, bên cạnh các loại học bổng, trợ cấp hay hỗ trợ của nhà nước, còn có vô vàn các khoản vay lãi suất thấp rất được ưa chuộng để bạn lựa chọn. Thế nhưng nếu bạn bước vào thời kì xế chiều của mình với không một xu dính túi, sẽ chẳng có ai ở đó chu cấp cho bạn.

8. Giữ vững quan điểm

Chúc mừng! Công việc khó khăn nhất đã hoàn thành - bạn đã đặt được nền tảng đầu tiên. Chìa khóa để đi đến thành công là có những quyết định thông minh và gắn liền với những yếu tố cơ bản của danh mục tài chính hoàn chỉnh mà bạn vừa thiết lập. Làm giàu chẳng có gì là kì diệu. Điều đó hoàn toàn có thể đạt được thông qua những lựa chọn nho nhỏ nhưng có kỉ luật. Xin trích lời từ Người giàu nhất Babylon, bạn phải luôn mở rộng tâm hồn mình với những mục tiêu lớn hơn để "bảo vệ những mong ước thật sự của mình khỏi những khao khát tầm thường".

Nguồn tin ĐTCK (Theo Beginnersinvest)

3.10.07

Quy hoạch thành phố sông Hồng

Nếu dự án được Quốc hội và Chính phủ thông qua, việc quy hoạch hai bờ sông Hồng sẽ tiến hành từ năm 2009 với 4 khu vực sông và đô thị tương ứng.

Theo dự án, Hà Nội sẽ kè đê dọc theo phần sông Hồng chạy qua thành phố, với chiều dài mỗi bên sông trên 40 km. Đồng thời, thành phố xây dựng đường ven sông Hồng theo đê hiện có và đê mới, liên kết với mạng lưới đường vành đai 2, 3 và 4 và mở rộng thêm đường bộ trên trục Nam - Bắc. Hệ thống đường bộ này cũng sẽ được liên kết với đường thủy và đảm bảo tiếp cận sông dễ dàng.

Hà Nội dự kiến sẽ có 4 đường vành đai, 8 đường hướng tâm và 5 cây cầu, trong đó một cầu đang xây dựng (cầu Vĩnh Tuy) và 4 cầu khác có kế hoạch xây dựng. Các tuyến đường huyết mạch đô thị đều có tốc độ thiết kế 60 km/g.

Theo các chuyên gia Hàn Quốc, các tuyến đường đê bên hữu ngạn (phía Hà Nội) sẽ có 2-8 làn xe, đường phía tả ngạn là 2-4 làn xe và thêm 2 đường chui.

Hai bên bờ sông sẽ là các công trình giúp người dân tiếp cận sông, trong đó sẽ có các tuyến đường đi bộ và các bậc thang. Gần bờ sông cũng có những bãi đỗ xe và điểm dừng xe buýt để hạn chế xe hơi cá nhân vào bãi sông.

Phát triển các đô thị ven sông Hồng


Phân bố 4 khu vực ven sông. Ảnh: DOHWA

Nhờ phần đê mới kè, thành phố sẽ có thêm khoảng 2.050 ha đất phát sinh trong đó khoảng 1.500 ha sẽ dành để phát triển đô thị. Theo kế hoạch, sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội cùng phần đất trên bờ sẽ được phân chia thành 4 khu vực có chức năng khác nhau, lần lượt gồm các đoạn từ Chèm đến cầu Thăng Long, từ cầu Thăng Long đến cầu Chương Dương, từ cầu Chương Dương đến cầu Thanh Trì, và từ cầu Thanh Trì đến làng Bát Tràng.

Khu vực Diện tích (ha) Định hướng phát triển
KV1 220 Cư trú, thương mại phân phối hàng đa chức năng
KV2 600 Khu tổng hợp quốc tế, tổ chức các hoạt động quốc tế
KV3 170 Cư trú, công cộng, phân phối hàng đa chức năng
KV4 980 Cư trú, nghỉ ngơi, sản xuất
Tổng 2.050 Bao gồm diện tích giữ lại (80 ha)

Khu vực 1


Theo kế hoạch, khu vực 1 sẽ xây dựng thêm một cây cầu tại Chèm và phát triển khu dân cư lân cận khu công nghiệp hiện hữu. Tại đây cũng sẽ hình thành khu phân phối hàng đa chức năng được liên kết với sân bay và khu công nghiệp, đồng thời phục vụ thu hút dân di dời đợt một.

Khu vực 2


Khu vực hữu ngạn sông Hồng. Ảnh: DOHWA

Khu vực 2 là phần quan trọng nhất của dự án chỉnh trị và phát triển sông Hồng. Tại hữu ngạn (phía Hà Nội) hiện có diện tích 280 ha, sẽ phát triển khu đa chức năng quốc tế liên kết trên cơ sở các khu phố tập trung các công ty chứng khoán, tài chính, kinh doanh hiện hữu. Tại đây cũng sẽ có các khu dân cư cao cấp có liên kết với hồ Tây và vùng ven sông.


Khu vực tả ngạn sông Hồng. Ảnh: DOHWA


Khu vực tả ngạn (phía Đông Anh, Cổ Loa, diện tích 320 ha) sẽ có 2 chức năng chính: khu phức hợp phục vụ Olympic (Olympic Complex) và các sự kiện thể thao lớn như làng Olympic, làng báo chí... nhằm tạo đông lực phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.

Phần thứ hai phía tả ngạn là khu phức hợp triển lãm (Expo Complex) phục vụ các lễ hội, triển lãm lớn.

Khu vực 3


Khu vực kéo dài từ cầu Chương Dương đến cầu Thanh Trì (170 ha) sẽ là khu dân cư, đồng thời là khu phân phối hàng đa chức năng bao gồm các chợ đầu mối, trung tâm phân phối hàng và công trình phụ trợ.

Khu vực 4


Khu vực này có diện tích lớn nhất dự án (980 ha), có chức năng một khu cư trú, nghỉ ngơi kết hợp làm khu sản xuất của thành phố. Tại đây cũng sẽ hình thành một du lịch có liên kết với không gian văn hóa, lịch sử của làng Bát Tràng, một sân golf và khu công nghệ cao. Theo các chuyên gia Hàn Quốc, sân golf sẽ được đặt tại phía bắc khu vực 4, nhưng hiện Hà Nội đã chấp thuận cho Vincom lập quy hoạch sân golf tại phía nam. Vì thế, khu vực này có thể còn có điều chỉnh.

Phân chia chức năng các khu vực cụ thể

Tên khu vực Phương án
Võng La Khu bảo tồn sinh thái ven sông
Đông Anh Công viên thể thao tổng hợp
Ngọc Thụy Nơi nghỉ ngơi
Long Biên Nơi học tập, sinh thái
Gia Lâm Vùng tinh lọc thực vật tự nhiên ven sông
Từ Liêm Khu phục hồi sinh thái ven nước
Tây Hồ Công viên mở
Hoàn Kiếm Công viên sinh thái lịch sử
Hoàng Mai Gate Park
Vùng bãi bồi Khu bảo tồn sinh thái đảo tự nhiên
Tứ Liên Vườn thực vật (Hanoi World Class Garden)

Kinh phí khổng lồ

Theo ước tính của các chuyên gia Hàn Quốc, đầu tư cho "thành phố sông Hồng" sẽ lên tới 27.240 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD, trong vòng 12 năm. Như vậy trung bình mỗi năm Hà Nội sẽ cần đến 2.400 tỷ đồng để thực hiện dự án.

Công việc Khối lượng Kinh phí (tỷ đồng)
Chỉnh trị sông Đắp đê: 75,1 km
Chỉnh trị lòng dẫn: 13,1 triệu m3
Bến phà: 6 bến
9.360
Công viên ven sông Tổng 4.200 ha
Vùng trung tâm sử dụng: 1.350 ha
Vùng bảo tồn và sử dụng: 2.850 ha
4.260
Đường đê Tổng chiều dài 80 km
6 cầu
2 đường chui
7.660
Phí dự phòng - 5.960
Tổng cộng - 27.240

NVA (Theo Dothi.net)

6.9.07

Những đặc thù của TTCK VN

VN-Index và những đặc thù của TTCK VN qua “bàn tròn” của các nhà quan sát

Tháng 8, cùng với tình hình ảm đạm của thị trường chứng khoán (TTCK) nhiều nước trên thế giới, TTCK Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt, chỉ số VN-Index đi xuống. Dưới giác độ của các nhà quan sát, phân tích, điều này được nhìn nhận như thế nào?

9.6.07

Khu công nghiệp được đầu tư thành lập đến năm 2000

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc bổ sung danh mục khu công nghiệp ưu tiên đầu tư đến năm 2000

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997;

Xét Tờ trình số 4784/BKH-QLDA ngày 05 tháng 8 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tờ trình số 150/BQL ngày 18 tháng 7 năm 1997 của Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bổ sung các khu công nghiệp sau đây vào danh mục các khu công nghiệp được đầu tư thành lập đến năm 2000 tại Quyết định 519/TTg ngày 06 tháng 8 năm 1996:

1. Khu công nghiệp Thuỵ Vân (Phú Thọ),

2. Khu công nghiệp Kim Hoa (Vĩnh Phúc),

3. Khu công nghiệp Sông Công (Thái Nguyên),

4. Khu công nghiệp Phú Cát (Hà Tây),

5. Khu công nghiệp Lệ Môn (Thanh Hoá),

6. Khu công nghiệp Nghi Sơn (Thanh Hoá),

7. Khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh),

8. Khu công nghiệp Đường 9 (Quảng Trị),

9. Khu công nghiệp Bắc Chu Lai (Quảng Nam),

10. Khu công nghiệp Quảng Phú (Quảng Ngãi),

11. Khu công nghiệp Phú Tài (Bình Định),

12. Khu công nghiệp Hiệp Hoà - Tuy Hoà (Phú Yên),

13. Khu công nghiệp Phan Thiết (Bình Thuận),

14. Khu công nghiệp Hưng Phú (Cần Thơ),

15. Khu công nghiệp Đức Hoà 1 (Long An),

16. Khu công nghiệp Mỹ Tho (Tiền Giang),

17. Khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp (Sa Đéc hoặc Cao Lãnh)

Điều 2. Căn cứ vào danh mục các khu công nghiệp được bổ sung trên đây, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan tổ chức, chỉ đạo việc lập báo cáo khả thi trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt theo quy định hiện hành. Khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải làm rõ các vấn đề nêu tại Điều 4 của Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh có liên quan, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam và các Trưởng ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Trần Đức Lương

Định hướng phát triển ngành kinh tế

(Trích Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày ngày 10/4/2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010)

1- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch; phấn đấu giá trị tăng thêm trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3 - 3,2%/năm. Tốc độ phát triển công công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn tốc độ bình quân cả nước. Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội.

Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các loại quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định; phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường. Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất và chế biến, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát.

Phát huy lợi thế khí hậu nhiệt đới, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, phát triển mạnh việc trồng mới và khai thác bền vững rừng sản xuất để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài về nguyên liệu gỗ cho chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu; bảo đảm lợi ích thoả đáng của người được giao kinh doanh, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, phục vụ xuất khẩu và thị trường nội địa đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; chuyển đổi cơ cấu khai thác qua việc lựa chọn ngư trường, loại hình nghề nghiệp và sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hoá, sử dụng hợp lý nguồn lợi, giảm chi phí. Nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản.

Quy hoạch và có chính sách phát triển nghề làm muối và cải thiện đời sống diêm dân.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, coi đây là hướng chính để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân. Phát triển mạnh công nghệ bảo quản, chế biến, giảm nhanh tổn thất sau thu hoạch, đồng thời nâng cao nhanh giá trị gia tăng cho các loại nông, lâm, thuỉy sản, nhất là sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

Thực hiện các giải pháp đồng bộ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, nhất là: đưa nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; có chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển nhanh các doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ ở nông thôn; tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn; tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc và xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ; tăng cường hệ thống khuyến nông, lâm, ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nông, lâm, ngư nghiệp. Triển khai chương trình ứng dụng công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, kể cả giống thuỷ, hải sản đến cơ sở; chuyển giao nhanh và đồng bộ công nghệ tiên tiến trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản và công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản; chú ý áp dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao. Nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Xây dựng cơ chế bảo hiểm nông sản để chủ động bù đắp thiệt hại khi bị thiên tai hoặc khi giá cả biến động bất lợi, nhất là đối với lương thực.

Tạo điều kiện thuận lợi hơn để giúp nông dân chuyển sang làm ngành nghề và dịch vụ. Tiếp tục điều chỉnh chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; giảm nhanh và hết sức hạn chế việc xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến. Chú trọng phát triển kinh tế trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác; đẩy nhanh việc sắp xếp lại và đổi mới quản lý các nông, lâm trường; phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; phát triển các làng nghề. Khuyến khích nông dân bằng đóng góp quyền sử dụng đất và lao động của mình hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ trang trại để phát triển sản xuất hàng hoá, ổn định và cải thiện đời sống. Khuyến khích hơn nữa đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn.

Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và đa dạng các nguồn vốn để phát triển mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn; thúc đẩy cơ giới hoá, hiện đại hoá nông thôn. Ưu tiên nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý để khai thác có hiệu quả các công trình đã đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu về nước cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cho công nghiệp, dịch vụ và nước cho sinh hoạt ở nông thôn. Củng cố hệ thống hồ, đập, đê, kè ven sông, ven biển; nâng cấp các hệ thống cảnh báo, chủ động phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, bảo vệ môi trường nước. Đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng để hoàn thành có chất lượng chương trình cụm tuyến dân cư vùng ngập lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long. Tiếp tục đầu tư phát triển giao thông nông thôn, bảo đảm các xã đều có đường ô tô tới khu trung tâm, từng bước phát triển đường ô tô tới thôn, bản; phấn đấu đến năm 2010, trên 90% hộ dân cư nông thôn có điện sinh hoạt, trên 75% dân cư nông thôn có nước sạch.

Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động nông thôn, nhất là các vùng Nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở phi nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm cả trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài. Nhà nước đầu tư nhiều hơn và phát huy khả năng trợ giúp của xã hội để thực hiện tốt xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa. Giải quyết ổn định vấn đề lương thực cho các hộ thuộc diện nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với việc giao khoán rừng.

Xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tổ chức chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống văn minh, sạch đẹp, gắn với việc hình thành các khu dân cư đô thị hoá. Phát huy dân chủ đi đôi với xây dựng nếp sống văn hoá, bài trừ các tệ nạn xã hội ở nông thôn; gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc.

2- Phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hoá

Phát huy sức mạnh của tất cả các thành phần kinh tế, đa dạng hoá hình thức sở hữu và quy mô để phát triển công nghiệp và xây dựng với cơ cấu ngành nghề phù hợp với nguồn lực, lợi thế và thị trường ở các vùng, các địa phương. Nâng cao sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ và tỉ trọng giá trị tăng thêm, giá trị nội địa trong sản phẩm công nghiệp và xây dựng. Phát triển công nghiệp và xây dựng gắn với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị tăng thêm trong công nghiệp và xây dựng 10 - 10,2%/năm.

Phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, công nghiệp quốc phòng, góp phần xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế. Xây dựng và thực hiện tốt chương trình phát triển công nghiệp phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản; may mặc, giày dép, đồ nhựa, đồ gỗ gia dụng; cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, máy nông nghiệp, phương tiện giao thông, sản xuất và lắp ráp cơ - điện tử; công nghiệp bổ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm. Nâng tỉ trọng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến. Chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng; công nghiệp vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu; công nghiệp dược và các chế phẩm sinh học; công nghiệp bảo vệ môi trường.

Việc phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng chủ yếu là dựa vào nguồn lực của các thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế, như: lọc hoá dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hoá chất, xi măng, khai thác bô - xít và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng, một số sản phẩm cơ khí chế tạo.

Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất với bảo đảm nhà ở và các điều kiện sinh hoạt cho người lao động. Chuyển các sở công nghiệp trong nội thành, nội thị, gần khu đông dân cư không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường vào các khu công nghiệp tập trung hoặc các vùng ít dân cư.

Huy động các nguồn lực (nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân, cộng đồng) để xoá nhà ở dột nát, nhà ở tạm bợ cho người nghèo; phát triển nhanh quỹ nhà để đáp ứng cơ bản nhu cầu nhà ở cho công chức, viên chức, người lao động, sinh viên, học sinh, nhất là công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Tăng cường hợp tác liên kết, đưa ngành công nghiệp và xây dựng nước ta hội nhập vào khu vực và quốc tế, trước hết thông qua việc thu hút mạnh đầu tư và công nghệ nguồn của các công ty đa quốc gia tham gia phát triển công nghiệp và xây dựng ở Việt Nam.

3- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại

Trên cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch, Nhà nước ưu tiên dành vốn ngân sách và huy động các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong từng vùng và trên cả nước, xem đây là một khâu đột phá để phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay và chuẩn bị cho bước tiếp theo. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực này. Chú trọng các công trình quan trọng, thiết yếu, phát huy nhanh tác dụng. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí.

Tập trung huy động các nguồn lực để ưu tiên hoàn chỉnh một bước cơ bản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi có nhu cầu cấp bách, gắn với phát triển thuỷ điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nước sinh hoạt của dân cư và giảm nhẹ thiên tai.

Phát triển nhanh nguồn điện với cơ cấu hợp lý, hoàn chỉnh hệ thống truyền tải, bảo đảm sự vận hành an toàn, hiệu quả, đáp ứng đủ điện cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, cả ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Nhà nước tập trung đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển nhanh ngành điện trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và thực hiện cơ chế thị trường về giá bán điện, đồng thời có chính sách trợ giúp hợp lý đối với các hộ nghèo.

Tăng nhanh năng lực và hiện đại hoá bưu chính - viễn thông; tiếp tục đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại, đồng bộ và ổn định đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực dịch vụ thông tin.

Rà soát, bổ sung và nâng cao chất lượng quy hoạch, tiếp tục tổ chức thực hiện các định hướng phát triển đô thị đến năm 2020, hình thành hệ thống đô thị phù hợp trên địa bàn cả nước; đặc biệt chú trọng phát triển các đô thị vừa và nhỏ, hạn chế tập trung dân cư vào một số ít thành phố lớn; xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, chú trọng hoàn thiện mạng lưới giao thông, hệ thống cấp nước sinh hoạt, cung cấp đủ nước sạch và giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý chất thải ở các đô thị, các khu công nghiệp; quản lý chặt chẽ việc thực hiện qui hoạch và các qui chế về đô thị.

Nhà nước tăng tỉ trọng đầu tư ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, nhất là cho giáo dục, y tế.

4- Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ

Phát triển nhanh khu vực dịch vụ đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với tiềm năng còn rất lớn của nước ta và xu hướng phát triển chung của thế giới; tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, đưa tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP, phấn đấu đạt 7,7 - 8,2%/năm.

Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, như vận tải, thương mại, du lịch, ngân hàng, bưu chính - viễn thông. Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở nông thôn. Mở rộng các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Trong sự phát triển nhanh hơn của dịch vụ vận tải, cần tạo lập và phát triển mạnh dịch vụ vận tải đa phương thức và dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải. Tiếp tục phát triển mạnh thương mại trong nước trên tất cả các vùng và gia tăng nhanh xuất khẩu. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch. Hiện đại hoá và mở rộng các dịch vụ ngân hàng theo kịp yêu cầu phát triển thị trường tài chính, tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển các dịch vụ pháp luật, kiểm toán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin, thể thao; tăng số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm, an sinh xã hội.

Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường dịch vụ.

Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng là khâu đột phá quan trọng để đưa tiến trình xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá - xã hội lên một bước phát triển mới.

Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách; đồng thời, không xem nhẹ việc đáp ứng những nhu cầu của bộ phận ngày càng đông dân cư có thu nhập cao hơn. Nhà nước tăng thêm ngân sách tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật để nâng cao phúc lợi chung cho toàn xã hội và bảo đảm cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết là về y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các cơ sở dịch vụ tư nhân và cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị công lập cung ứng dịch vụ công cộng theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán thu - chi không vì lợi nhuận; Nhà nước không bao cấp tràn lan.

Dịch vụ công cộng là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân và là yếu tố quan trọng góp phần ổn định xã hội; vì vậy, việc chuyển đổi phương thức cung ứng các loại dịch vụ này cần được thực hiện một cách kiên định và tích cực, nhưng phải theo một kế hoạch đồng bộ và một lộ trình phù hợp.

5- Tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại

Thực hiện tốt đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực và thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Thực hiện các cam kết của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và tích cực tham gia quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. Chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm thực hiện các cam kết khi nước ta gia nhập WTO.

Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập những điều kiện thuận lợi hơn nữa để khai thác lợi thế của đất nước và khắc phục những vướng mắc ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn vốn quốc tế, như vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp dưới nhiều hình thức, tín dụng thương mại và các nguồn vốn quốc tế khác.

Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn FDI; tranh thủ nguồn vốn ODA đi đôi với việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng và có kế hoạch đảm bảo trả nợ. Từng bước mở rộng đầu tư gián tiếp của nước ngoài và có chính sách hiệu quả hơn để thu hút kiều hối vào phát triển kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế khuyến khích các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

Tận dụng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động và khẩn trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và quản lý, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của sản phẩm và dịch vụ Việt Nam tại thị trường trong nước và trên thế giới. Đẩy nhanh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu, kiềm chế và thu hẹp dần nhập siêu; phấn đấu tăng nhanh tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao, giàu hàm lượng công nghệ, có sức cạnh tranh, tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới, hết sức hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản chưa qua chế biến. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho các mặt hàng có khả năng cạnh tranh; tăng thêm thị phần ở các thị trường lớn và khai mở các thị trường còn nhiều tiềm năng. Phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới lên hơn hai lần 5 năm trước.

Phát huy tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Từng doanh nghiệp phải khẩn trương đổi mới từ tư duy đến phong cách quản lý, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh. Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và thương hiệu mới. Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài.

(Nguồn: Website Đảng Cộng sản Việt Nam)

17.5.07

HSBC report contains PE errors


OOOPS!

According to a story in the local press, HSBC's recent report contains some errors, specifically in the PE ratios listed for several firms.

Here are some highlights from the news report (with a rather provocative title)

Foreign investors trigger stock market fall in April: HSBC

...
According to HSBC, after the P/E index reached 32 in April, foreign investors decided to sell shares out to make profit, which worried domestic investors, who then sold shares in big quantities, leading to the sharp fall of stocks prices.

The trading value at the HCM City Securities Trading Centre (HSTC) decreased from $63mil in March to $47mil in April. Foreign investors bought $345mil worth of shares in January, and $158mil in February. In March, they sold shares out on 14 out of the 22 transaction days of the month, while they bought $83mil worth of shares in April only.

HSBC said that the prices of blue chips prove to be relatively expensive for foreign investors. Moreover, foreign investors do not want to buy shares at this moment as they are still waiting for big corporations to list on the bourse. Shares of big corporations like Vietcombank, Incombank, MobiFone and Vinaphone are expected to be equitised and available on the bourse in the time to come.

HSBC has also given the P/E indexes of listing companies in Vietnam. However, the indexes of several companies have been found as being false.

The Saigon Securities Incorporated’s P/E index (SSI), for example, was 251.8, while Nguyen Duy Hung, Chairman of SSI, said that SSI’s P/E was only 25.2, according to the Hanoi Securities Trading Centre (HASTC).

The information about false figures stirred up the market as HSBC is a prestigious institution.

HSBC on May 14 had to announce the changes in its report, admitting the errors in calculating the P/E indexes of SSI and four other companies: Bao Viet (BVS), Vinare (VNR), the Petroleum Services and Drilling Company (PVD) and But Son Cement Joint Stock Company (BTS).

In a report announced in early May, the P/E indexes of the four companies are 59.1, 76.4, 108.7 and 6.2, respectively. In the new report, the information about the four companies’ P/E remains absent as HSBC still needs to get updated information.

HSBC’s representative has attributed the errors to the lack of source materials. He said that the changes in the P/E indexes of several companies did not affect other conclusions released in the report.

REVISED PE FIGURES

Ticker Company P/E
STB Sacombank 56.2
VNM Vinamilk 36.6
FPT FPT 53.8
PPC Pha Lai Thermo Power Plant n/a
ACB ACB 34.6
PVD PVDrilling n/a
SSI SSI 25.2
REE REE 27.6
ITA Tan Tao Industrial Zone Development Company 40.8
VSH Vinh Son-Song Hinh Hydropower Plant 29.5
SAM Sacom 33.1
BMI Bao Minh Insurance 72.2
GMD Gemadept 37.4
SJS Song Da Urban Development 45.2
KDC Southern Kinh Do 32.3
BVS Bao Viet Securities n/a
BTS But Son Cement n/a
BCC Bim Son Cement 42.7
VNR Vinare n/a

FULL STORY:
Foreign investors trigger stock market fall in April: HSBC

It is worth noting that there is a LOT of inconsistent and conflicting information about PE ratios circulating in Vietnam.

It is not uncommon to see different PE numbers from SSI and various brokers than from HoSTC (the "official" numbers).

There are some good and not so good reasons for this.

PE could be for the last full fiscal year, or trailing 4 quarters. They could be based on pro-forma or audited figures. They could even be altered by an analyst who has a different view of what the company's earnings really were (ie removing one-time or exceptional items etc etc.)

This is why in a real market such as the US, you will often find slightly different PE numbers from different sources.

In Vietnam, ALL PE numbers are unreliable a) because earnings themselves reports are unreliable, based on Vietnamese accounting, mostly unaudited etc b) because earnings updates often come late when they come at all c) different firms use different numbers and calculations to arrive at their PE and often fail to specify the period for which the PE is calculated ie TTM etc.

SSI is the last one who should be critical of anyone, as the numbers they put on their website are often the most unreliable of all!

Take an example from this story PVD has a PE of 108.7 according to the original HSBC report. According to SSI website it should be 323.62, while another broker gives it a PE of 115.

Not to mention that the information on the SSI website is clearly inaccurate or wrong since they use the same figures for both last year and trailing...

Last Year EPS 772.5
P/E Ratio 323.62
Trailing EPS 772.5
Trailing P/E 323.62

PVD

So sorry SSI, you are no one to criticize other people's figures and I refuse to believe your PE is 25 no matter what HaSTC may say on the matter...

3.5.07

Group of Seven Finance Officials Say Global Economy Resilient

Group of Seven Finance Officials Say Global Economy Resilient
By VOA News 14 April 2007
G7 Central Bank Governors pose for a family photograph on the steps of US Treasury building in Washington, DC, 13 Apr 2007Top economic officials from the world's leading industrialized nations say they are confident the global economy will experience strong growth despite some risks.
Finance ministers and central bankers from the Group of Seven nations, or G-7, met in Washington Friday for the beginning of talks on global trade. The United States, Britain, Canada, France, Germany, Italy and Japan make up the group of wealthy nations.
A senior U.S. Treasury Department official says the G-7 will continue to rally support for free trade at the talks. U.S. Treasury Undersecretary Tim Adams says free trade is something world finance leaders need to not only promote during these talks, but every day.
Friday's meeting took place in advance of Saturday and Sunday sessions of the International Monetary Fund and World Bank also in Washington.
Adams said world finance officials will also discuss the Doha Round of world trade talks as well as foreign currency exchange, the impact of speculative capital flows on the global economy, and ways to fight money laundering, terrorist financing, and how to control other illegal activities.
A meeting this week in New Delhi of trade officials from six countries failed to reach an agreement on a stalled World Trade Organization deal.
The trade deal, known as the Doha Round of talks, is stalled by demands that rich nations cut their agricultural subsidies, and requests that poor nations further open their markets.Some information for this report was provided by AP and Reuters.

Nhận định thị trường

Ngày mai thị trường tăng hay giảm
Tổng hợp theo tháng

2.5.07

REE: Cách của em là thế này nhé:

Nhaque chả có gì lăn tăn về REE hết. Cách của em là thế này nhé:
1. Xác định cổ phiếu cho đầu tư dài hạn: Em xác định danh mục đầu năm, trong đó có REE.
2. Xác định khối lượng nắm giữ (% của danh mục), mức giá mua vào và khoảng giá kỳ vọng trong kỳ hạn (được xem xét lại vào mỗi quý): Ví dụ đầu năm nay em có 20% danh mục là REE, khoảng giá 13x - 15x là mua vào. REE là một trong 5 CP mà nhaque có gợi ý là kỳ vọng 100% trong năm nay (4 cái còn lại các bác tự tìm hiểuStick out tongue). Tức là em kỳ vọng nó tầm 27x - 30xBig Smile trong 2007, nếu nó đạt sớm thì em bán ra, bán dần dần mỗi lần 10%, chưa đạt thì em để đó.
3. Sau khi ổn định danh mục, tùy theo thị trường mà lướt sóng REE bằng chính REEWink:
* Duy trì 10% tiền mặt toàn danh mục;
* Nếu REE giảm không vì lý do kinh doanh, mà vì thị trường thì cứ xuống 10% (hoặc xuống mạnh 2 phiên) là mua vào.
* Nếu REE xuống tiếp 10% nữa mà hết tiền thì thế chấp REE. Lưu ý là không thế chấp toàn bộ, chỉ thế chấp 1/3 một lần. Sử dụng tiền thế chấp để mua vào.
* Nếu REE lên 5% thì bán ra, tùy theo thị trường: nếu up mạnh thì bán 1/2, nếu cầu yếu thì bán tất (5% là ok roài).
4. Cứ như vậy em vừa duy trì được danh mục dài hạn, vừa hạ dần giá vốn, vừa có tiền mặt đáng kể để cho cuộc chiến lâu dàiYes

Chúc mọi người vui vẻBig Smile


Cảm ơn Đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương

Người nắm vận mệnh siêu tổng công ty

"Tham vọng của SCIC là làm thay đổi phương thức thực hiện vai trò chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và làm cho vốn nhà nước phình ra", Chủ tịch Tổng công ty Kinh doanh vốn (SCIC) - siêu tổng công ty Lê Thị Băng Tâm nhấn mạnh.

Bà Lê Thị Băng Tâm. Ảnh: Tuổi Trẻ.

- Xin bà giới thiệu đôi nét về mô hình hoạt động của SCIC?

- Một trong những điểm cơ bản nhất, quan trọng nhất trong hoạt động của SCIC là góp phần thay đổi mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước. Đó là tách bạch, phân định rõ ràng giữa quyền quản lý nhà nước và quyền quản lý kinh doanh.

Mô hình SCIC đã được Chính phủ, Bộ Tài chính xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm thực tế của nhiều tập đoàn đầu tư tài chính thế giới. Phương thức hoạt động của SCIC là dựa trên hoạt động đầu tư vốn của Nhà nước vào các doanh nghiệp chứ không phải là quản lý các doanh nghiệp. Có thể hình dung SCIC là một tập đoàn đầu tư tài chính, nếu có khác với các tập đoàn khác thì chỉ là ở chỗ nguồn tài chính mà SCIC đầu tư vào các doanh nghiệp có gốc gác ban đầu là nguồn vốn của Nhà nước tại đây.

Bây giờ tiếp nhận rồi, ngoài một lần được cấp vốn pháp định thì chúng tôi không được "bơm" thêm vốn nữa và nhiệm vụ của chúng tôi là giữ vai trò một cổ đông ở doanh nghiệp để từ đó phát huy vai trò đầu tư và phát triển vốn, tài sản của Nhà nước.

- SCIC đã chuyển nhượng cổ phần tại một số doanh nghiệp cho các nhà đầu tư khác để thu bớt vốn của Nhà nước về. Tới đây, SCIC sẽ chuyển nhượng thêm những đơn vị nào?

- Điều này phải căn cứ vào tình hình thực tế. Nhưng phải khẳng định một điều rằng SCIC không phải chỉ có một việc là tiếp nhận và bán cổ phần của Nhà nước tại các doanh nghiệp. Một khi đã xác định vai trò của mình là một tổ chức đầu tư tài chính, công việc của SCIC là làm sao để phần vốn nhà nước mà chúng tôi quản lý ngày càng sinh lời.

Và như vậy, với vai trò của một nhà đầu tư, sẽ có những doanh nghiệp, những lĩnh vực mà SCIC bán bớt phần vốn của Nhà nước, lấy số tiền đó đầu tư cho những dự án được đánh giá tốt, có khả năng sinh lời cao hơn. Đối tượng lựa chọn để chuyển nhượng cổ phần cũng được xem xét kỹ để khi có những cổ đông mới này, hoạt động của doanh nghiệp sẽ được đổi mới, hiệu quả kinh doanh tăng lên.

- Có một thực tế là phần lớn doanh nghiệp Nhà nước hiện nay hoạt động kém hiệu quả, làm sao có thể tính tới chuyện sinh lời, phát triển vốn Nhà nước?

- Việc đầu tiên mà SCIC phải làm khi tiếp nhận phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp là tái cơ cấu, đề xuất mô hình quản trị tốt hơn, minh bạch hóa, lành mạnh hóa tình hình tài chính và hoạt động của các đơn vị này. Chẳng hạn như đối với Pacific Airlines, việc đầu tiên khi chúng tôi tiếp nhận phần vốn Nhà nước tại đây là lành mạnh hóa hoạt động doanh nghiệp, xử lý các vấn đề tài chính chứ không phải tìm cách bán nó đi. Và ngay cả việc xem xét, đánh giá các đối tác có thể chuyển nhượng vốn cũng phải căn cứ vào việc liệu nhà đầu tư này sẽ giúp cho hoạt động của doanh nghiệp tốt lên như thế nào, phát triển ra sao.

- Vì sao SCIC lại chậm bán cổ phần để thu vốn khi thị trường chứng khoán đang phát triển nóng?

- Việc bán bớt cổ phần nhà nước tại các doanh nghiệp sẽ nhiều lên, nhất là khi danh mục những lĩnh vực, ngành nghề của doanh nghiệp mà nhà nước nắm 100% vốn hoặc nắm quyền chi phối do Chính phủ vừa ban hành đã được thu hẹp. Thế nhưng, SCIC không chỉ bán phần vốn sở hữu của doanh nghiệp. Hiện nay, SCIC đã tiếp nhận việc đại diện chủ sở hữu tại khoảng 500 đơn vị. Tiếp nhận vai trò này rồi sẽ phân loại theo ba hạng: Hạng A có 7-8 doanh nghiệp, gồm các công ty có quy mô vốn lớn trên 100 tỷ đồng, đã tham gia thị trường chứng khoán, là các đơn vị có tác động lớn về kinh tế - xã hội.

Hạng B có khoảng 50 doanh nghiệp là các công ty có thể đầu tư linh hoạt, cơ cấu, sắp xếp lại, lên sàn chứng khoán... để tăng giá trị. Còn lại là khoảng 460 đơn vị thuộc hạng C, quy mô vốn nhỏ mà chúng tôi có kế hoạch thoái vốn. Tuy nhiên cũng phải sắp xếp để sau khi thoái vốn doanh nghiệp hoạt động tốt và sẽ phát triển lên. Trong hoạt động cơ cấu, sắp xếp lại sẽ chủ yếu thực hiện việc mua bán doanh nghiệp, sáp nhập... để giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh.

SCIC là nhà đầu tư chiến lược chứ không phải là đầu tư cơ hội, do đó không phải cứ thấy thị trường chứng khoán "xuống" là chúng tôi mua vào hay "lên" thì bán ra. Nếu chỉ đơn thuần bán ra, mua vào thì không thể nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp, qua đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận, khả năng sinh lời của vốn nhà nước được.

Chính vì vậy, điều trước tiên là chúng tôi phải cơ cấu lại các doanh nghiệp làm cho nó có thể mạnh lên. Sau đó tái cấu trúc để nâng cao giá trị doanh nghiệp và tư vấn, tìm kiếm các nhà đầu tư mới có thể góp phần nâng cao hiệu quả để từ đó đồng vốn Nhà nước sinh sôi, nảy nở mới là nhiệm vụ chính của SCIC.

(Theo Tuổi Trẻ)

26.4.07

Các bí quyết cơ bản trong đầu tư cổ phiếu?

Các bí quyết cơ bản trong đầu tư cổ phiếu?

Hãy tưởng tượng bạn đang sở hữu một cỗ máy in tiền, và nó tự động quay vòng sản sinh tiền mặt cho bạn hết ngày này qua ngày khác. Hơn nữa, không chỉ một mình nó tự tái sản sinh ra tiền, mà nó lại làm nảy sinh ra một chiếc máy in tiền nhỏ hơn – và cứ như thế, chúng làm việc không biết miệt mỏi và nghỉ ngơi, suốt 24 giờ trong ngày, suốt 7 ngày trong tuần để kiếm về thật nhiều tiền cho bạn.

Nghe đến đây, bạn có thấy thật là nực cười không? Hay đó là một điều phi lý? Có một cách làm được điều này. Đó là đầu tư vào cổ phiếu được trả cổ tức và lại tiếp tục tái đầu tư cổ tức thu được.

Thật là khó tin, nhưng đấy là sự thật. Tại sao vậy? Nếu như bạn có tiền, bạn đem gửi tiết kiệm. Tốt thôi, chỉ với lãi suất 7,5%/năm, nhưng là cách đầu tư đơn giản nhất và an toàn nhất. Hoặc bạn quyết định đầu tư số tiền mà bạn có để mua vàng. Song tiền mặt, hay vàng đều không tự sinh ra lợi nhuận. Nếu 10 kg vàng mà bạn có, dấu nó thật kỹ trong 20 năm, đến khi mang ra nó vẫn không đem lại thêm một đồng lợi nhuận nào cho bạn (thậm chí, bạn phải tốn chi phí để cất giữ). Dĩ nhiên, trên thực tế giá giao dịch của chúng có thể tăng. Nhưng đó là tăng ảo. Giá giao dịch của chúng tăng thực chất là vì lạm phát. Về lâu dài, sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát, thì giá trị thực sự của chúng có thể còn giảm đi nữa.

Trong khi đó, nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu. Ví dụ, nếu bạn sở hữu một cổ phiếu của một công ty X có nghĩa là bạn đã sở hữu một phần của công ty đó. Nếu công ty đó có 100 triệu cổ phiếu và bạn nắm giữ một cổ phiếu, có nghĩa bạn đang sở hữu 1/100 triệu công ty X. Nếu năm nay, công ty X này có được lợi nhuận ròng là 500 tỷ đô-la, thì phần lợi nhuận của bạn trong đó sẽ là năm ngàn đô-la (1/100 triệu của 500 tỷ đô-la). Điều này giải thích vì sao cổ phiếu luôn tăng giá về lâu dài. Vì nó tự sinh ra thêm lợi nhuận theo thời gian, nên giá của nó sẽ tăng lên.

Bạn có thể tham khảo một số ví dụ sau để có thể coi đầu tư vào cổ phiếu như là có trong tay một “cỗ máy in tiền”:

- Máy in tiền số 1: Pepsi - Nếu bạn đã đầu tư 2.000 đô-la vào công ty Pepsi năm 1980 thì giá trị vốn đầu tư của bạn bây giờ nhiều hơn 150.000 đô-la. Bạn có thể chỉ bắt đầu với 80 cổ phiếu, nhưng bằng tái đầu tư cổ tức, bây giờ bạn có thể năm trong tay 2.800 cổ phiếu của Pepsi.

- Máy in tiền số 2: Phillip Morris - Nếu bạn đã đầu tư 2.000 đô la vào Phillip Morris năm 1980 thì ngày nay giá trị vốn đầu tư của bạn lên tới trên dưới 300.000 đô la. Bạn đã bắt đầu với 58 cổ phiếu, ngày nay nhờ phân chia cổ phần và tái đầu tư cổ tức, bạn có trong tay hơn 4.300 cổ phiếu của Phillip Morris.

- Máy in tiền số 3: Johnson & Johnson – 2.000 đô-la đầu tư vào Johnson & Johnson năm 1980 có thể có giá trị gần 140.000 đô-la hôm nau. Bạn đã bắt đầu với chỉ 13 cổ phiếu. Hiện nay, số cổ phiếu bạn sở hữu lên tới hơn 2.000 cổ phiếu nhờ tái đầu tư cổ tức và phân chia cổ phần.

Như vậy, chỉ với 6.000 đô-la đầu tư vào mua cổ phiếu của 3 công ty trên trong vòng hơn 25 năm, số tiền mà bạn có trong tay lên tới gần 600.000 đô-la. Đó là bạn còn chưa cần đầu tư thêm bất kể một đồng nào khác nữa.

Vậy thì nếu bây giờ, bạn có trong tay 6.000 đô-la, còn chần chừ gì nữa mà không đầu tư vào cổ phiếu để sinh ra lợi nhuận 17.000 đô-la một năm, và tự tạo cho mình một “cỗ máy in tiền”?

Để làm được điều đó, trước hết, bạn cần phải biết cách thức để tạo ra “cỗ máy in tiền”. Cách thức này dường như rất đơn giản, bao gồm hai bước:

Bước 1: Tìm ra và mua các cổ phiếu được trả cổ tức tốt nhất.

Bước 2: Tái đầu tư cổ tức đó.

Song bạn cần biết sáu điều bí mật trong đầu tư liên quan tới cổ tức sau đây, nó có thể giúp bạn kiếm được thu nhập lớn với rủi ro ít nhất:

1. Tránh đầu tư vào những cổ phiếu được trả cổ tức cao quá

Mặc dù, không phải lúc nào cũng là yếu tố quan trọng bậc nhất trong mọi quyết định đầu tư vào cổ phiếu, song mức chia cổ tức luôn được các nhà đầu tư quan tâm đặc biệt. Cổ tức là phần được chia cho mỗi cổ phiếu được trích ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp để trả cho các cổ đông. Điều dễ thấy là các cổ phiếu có mức chia cổ tức cao luôn có mức giá giao dịch cao, nhưng điều ngược lại chưa chắc đã đúng.

Nếu mức cổ tức cao có nghĩa là mức lợi nhuận đạt được phải cao và một doanh nghiệp có thể đạt được mức lợi nhuận cao chắc chắn phải là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả với bộ máy quản trị và điều hành có năng lực. Do đó, việc được làm chủ một phần tài sản giá trị như thế quả là quá hấp dẫn. Tuy vậy, hai cổ phiếu có mức cổ tức cao ngang nhau không có nghĩa sẽ được thị trường định giá ngang nhau.

Không thể phủ nhận sự kỳ vọng của cổ đông vào mức cổ tức cao là hoàn toàn hợp lý, song cổ tức cao không đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cao. Nhiều khi, cổ tức cao trên mức bình thường lại là dấu hiệu báo động của một công ty đang sắp rơi vào tình trạng suy kiệt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng bạn sẽ kiếm được nguồn thu nhập chắc chắn hơn nếu như tránh đầu tư vào những cổ phiếu có mức cổ tức quá cao.

2. Hãy cẩn thận với những cổ phiếu đột nhiên giảm tỷ lệ cổ tức

Không phải tất cả các cổ tức cho mỗi cổ phiếu đều ngang nhau, có những cổ phiếu được trả cổ tức cao hơn. Thậm chí, ngay cả những công ty có lợi nhuận khổng lồ, cũng chứa đựng trong nó sự không công bằng đó. Nếu như cổ tức bị cắt giảm thì có thể coi là một tin tức tồi tệ. Một khi cổ tức giảm, có nghĩa là cổ phiếu đó sắp bị rớt giá.

3. Tiền mặt được coi là vua

Sự luân chuyển tiền mặt được coi là sự lành mạnh thật sự trong kinh doanh. Hãy tìm những công ty có hàng “tấn” tiền mặt luân chuyển. Thậm chí, trong giai đoạn xấu nhất, việc có nhiều tiền mặt cũng tạo ra những cơ hội. Các công ty khi cổ phiếu rớt giá, họ có thể tung tiền mặt ra để mua lại những cổ phiếu của chính mình để nâng mức giá cổ phiếu lên hay thanh toán các khoản nợ, tăng cổ tức hay đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có thể sinh lợi nhuận khác. Đó là lý do tại sao tiền mặt là nhân tố quan trọng nhất để xác định giá trị trên thị trường.

4. Đừng tập trung vào những công ty có thu nhập mà không có sự tăng trưởng

Các công ty nếu có sự tăng trưởng kinh doanh mới thực sự lành mạnh. Vì vậy, sự luân chuyển tiền mặt cần phải đủ lớn để không chỉ trả tiền cổ tức “trong sạch”, mà còn đủ tiền để tăng trưởng và duy trì sức mạnh một cách chiến lược.

5. Đừng bỏ quên những giá trị “ẩn”

Kết quả đầu tư phụ thuộc vào cả hai yếu tố: cổ tức và giá cổ phiếu. Cổ phiếu của những công ty làm ra những sản phẩm thực và có lợi nhuận thực thường không rơi vào vị trí hàng đầu. Vì vậy, cổ tức của những cổ phiếu có thể cũng là một nguồn “giá trị ẩn” rất lớn mà bạn có thể dùng để tìm ra những cổ phiếu giá trị. Tìm ra những giá trị này bằng cách tập trung trước hết vào cổ tức có thể giúp bạn tránh rơi vào cái bẫy của những “con dao sắc” mà nhiều nhà đầu tư giá trị mắc phải.

6. Phải có quan điểm đầu tư dài hạn

Rất nhiều nhà môi giới chứng khoáng đã tư vấn đầu tư dựa trên một quan điểm rất ngắn hạn - thường tối đa trong khoảng thời gian 12 tháng. Cá nhân các nhà đầu tư nên có quan điểm ít nhất từ ba đến năm năm khi xem xét đầu tư. Càng nhiều thời gian trôi qua, bạn sẽ càng nhận ra đầy đủ sức mạnh thật sự của sự sản sinh cổ tức hay cổ tức “kép”.

Cách tốt nhất để biến những ước mơ tài chính của bạn thành hiện thực

Cổ phiếu được thanh toán cổ tức hiển nhiên là cách nhanh nhất và đáng tin cậy nhất để đạt được sự an toàn và độc lập về tài chính. Sau đây là năm lý do tại sao bạn nên yêu thích công việc đầu tư cổ phiếu sinh cổ tức ngay bây giờ:

1. Chúng đang chiếm vị trí thắng thế trên thị trường. Theo chỉ số Standard& Poor’s, trong bảy tháng đầu năm 2006, cổ phiếu được trả cổ tức tăng trở lại 4,3%, so sánh với -3,3% cho những người chơi cổ phiếu không có cổ tức.

2. Chúng có mức độ rủi ro thấp. Khi mà hầu hết các công ty thanh toán cổ tức bằng tiền mặt, các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào những cổ phiếu mà cổ tức được trả bằng cổ phiếu nhằm lợi dụng khả năng sinh lời của nó trên thị trường. Vì vậy, chúng sẽ không bao giờ bị rớt giá quá nhanh và quá thấp như các cổ phiếu không có cổ tức. Những cổ phiếu này vì thế trở thành nam châm hút hết các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn.

3. Chúng kiếm ra được nhiều tiền hơn với mức thuế thấp hơn. Nhờ những thay đổi gần đây trong luật thuế thu nhập, cổ tức ở nhiều nước trên thế giới hiện được áp mức thuế 15%. So sánh với tiền lãi thu được các khoản tiền tiết kiệm tại ngân hàng, hoặc một số thu nhập bất thường khác…, thường bị chịu mức thuế thu nhập thông thường lên tới 35%, thì đây quả là một mức thuế tương đối thấp. Theo tính toán của Standard& Poor’s điều này có thể tiết kiệm cho các nhà đầu tư con số lên tới hàng trăm tỷ đô-la. Vì lý do này mà nó sẽ kéo sự đầu tư trở lại với cổ phiếu được trả cổ tức.

4. Chúng giúp bạn tránh bị gặp rủi ro như “trường hợp của Enrons” một lần nữa. Cổ tức không bao giờ nói dối. Ví dụ, trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2000, “thu nhập” của Enron’s tăng đột biến lên 69%, nhưng cổ tức chỉ tăng 9%. Điều này cho thấy chắc chắn có một dấu hiệu “ám muội” nào ở đây, nhưng nhiều nhà đầu tư chứng khoán đã không nhìn ra nó, để rồi, bỗng chốc trở nên trắng tay khi công ty này tuyên bố phá sản.

5. Bằng cách tái đầu tư cổ tức, bạn kiếm ra được nhiều tiền và nhận ra sức mạnh của sự sinh sôi một cách tự động. Tái đầu tư các cổ tức nâng danh mục thu nhập từ đầu tư cổ phiếu của bạn lên bằng cách mua nhiều hơn cổ phiếu khi giá thấp và giúp bạn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Cổ tức không chỉ dành riêng cho những người về hưu. Nó dành cho tất cả những ai muốn tích lũy, cóp nhặt nhiều tài sản cho mình hơn mà mức độ rủi ro lại ít. Bạn có thấy cuộc sống sẽ buồn tẻ biết bao nếu không tự tìm cách để kiếm ra nhiều tiền để cải thiện và tận hưởng cuộc sống, thay vì chỉ ngủ và chẳng mảy may lo toan gì như những đứa trẻ? Chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ lãng phí cuộc sống một cách vô nghĩa như thế!

Những bí mật ẩn giấu đằng sau cổ tức

Bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào?

Bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào?
22/04/2007

Thị trường chứng khoán vẫn nóng. Nhiều người lo sợ một bong bóng chứng khoán. Vậy bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào? Các nhà kinh tế bàn cãi nhiều và không thống nhất về một mô hình được đa số chấp nhận.

G. Soros nhà kinh doanh chứng khoán nổi tiếng có triết lý riêng của mình về sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng mà ông gọi là chuỗi boom-bust (hưng thịnh-suy sụp).

Theo lý thuyết kinh tế truyền thống, giá cổ phiếu của một công ty phản ánh những cái căn bản (fundamentals) của công ty đó. Đại loại chúng liên quan đến lĩnh vực và quy mô hoạt động, chiến lược kinh doanh, sản phẩm, khách hàng, doanh thu, lợi nhuận, đội ngũ lãnh đạo... của công ty đó, và giá cổ phiếu có thể tính được bằng cách chiết khấu dòng thu nhập dự kiến trong tương lai.

Soros coi những cái căn bản là quan trọng, song ông coi thiên kiến về những cái căn bản của những người tham gia thị trường và sự nhận biết về thiên kiến của những người khác mới là cái ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu, ông gọi việc tư duy của chúng ta về giá cổ phiếu ảnh hưởng đến chính giá cổ phiếu là hiện tượng phản thân (reflexivity). Thực ra hiện tượng phản thân phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác (như bất động sản, các quá trình xã hội, chính trị, lịch sử...) song ở đây chỉ giới hạn ở lĩnh vực cổ phiếu.

Bong bóng khởi đầu với một thiên kiến thịnh hành và một xu hướng thịnh hành. Thí dụ, thiên kiến thịnh hành có thể là sự ưa thích tăng trưởng nhanh thu nhập trên cổ phần dựa vào kỳ vọng giá cổ phiếu tăng mà không chú ý nhiều đến lợi nhuận thực chia cho cổ phần (đến những cái căn bản); xu thế thịnh hành có thể là khả năng của các công ty tạo ra tăng giá nhanh cổ phiếu của mình bằng cách được cổ phần hoá theo giá "bèo", bằng trái phiếu chuyển đổi hay hứa cho quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi.

Ở giai đoạn đầu (1) (xem hình), xu thế còn chưa được nhận ra. Rồi đến giai đoạn tăng tốc (2), khi xu thế được nhận ra và tự tăng cường bởi thiên kiến thịnh hành. Một giai đoạn kiểm tra (3) có thể xen vào khi giá sụt.

Nếu thiên kiến và xu thế duy trì, cả hai hiện ra mạnh hơn bao giờ hết (4). Rồi đến giờ phút thử thách (5) khi thực tế không còn duy trì được kỳ vọng bị phóng đại, tiếp theo một giai đoạn chạng vạng (6) khi người ta tiếp tục cuộc chơi, mặc dù họ không còn tin vào nó, với hi vọng họ sẽ được cứu giúp do khôn hơn những kẻ khờ dại.

Cuối cùng đến một điểm giao (7) khi xu thế sụt giảm và ngay cả những kẻ khờ dại nhất cũng từ bỏ hi vọng. Điều này dẫn đến một sự gia tốc thảm khốc theo chiều ngược lại (8), thường được biết đến như một "sự sụp đổ".




Như minh hoạ ở hình trên, chuỗi boom-bust có dạng bất đối xứng, với boom kéo dài hơn bust. Đây chỉ là một mô hình, không phải mọi quá trình boom-bust theo cùng hình mẫu này. Trong thị trường tiền tệ hình mẫu đối xứng hơn, tức là bên lên và bên xuống ít nhiều thuận nghịch. Trong thực tế, các quá trình phản thân tương tác, tạo ra các hình mẫu kỳ lạ và đơn nhất. Mỗi trường hợp là khác nhau.

Các giai đoạn khác nhau có thể có biên độ và trường độ khác nhau. Quá trình phản thân tự kích có thể chẳng bao giờ khởi động được bong bóng. Trong nhiều trường hợp, cơ chế phản hồi phản thân là tự hiệu chỉnh hơn là tự tăng cường để khởi động.

Một chuỗi boom-bust đầy đủ là một ngoại lệ hơn là thường lệ, nhưng tính phản thân - bất kể tự hiệu chỉnh hay tự tăng cường - là thường lệ trong các thị trường tài chính. Tính phản thân gây ra phản hồi dương, đưa một nhân tố bất định vào thị trường, làm cho diễn biến của thị trường khó có thể tiên đoán được.

Trong lịch sử thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và các thị trường khác đã xảy ra vô vàn những bong bóng như vậy. Vấn đề là hậu quả của sự vỡ bong bóng đến đâu, có nằm trong tầm chịu đựng của nền kinh tế hay không. Có nhiều hậu quả, cả xấu và tốt, không thể lường được trước. Liệu có các cơ chế hữu hiệu hay không để đối phó với những biến động bất thường hay không. Đấy là những vấn đề làm các nhà chức trách đau đầu.

Làm sao để tránh hay hạn chế tác hại của các bong bóng là vấn đề chính sách hóc búa. Có thể làm lạnh những cơn sốt thị trường bằng nhiều biện pháp, can thiệp hành chính một cách nóng vội, không cân nhắc thường là biện pháp tồi tệ nhất. Dùng các công cụ thị trường, nâng cao nhận thức, tạo cơ chế phòng ngừa rủi ro và biện pháp tuyên truyền, giáo dục có thể có hiệu quả lâu dài.

Tăng cung là biện pháp giảm nóng thị trường một cách hữu hiệu. Có thể ảnh hưởng đến thiên kiến bằng nâng cao nhận thức của những người tham gia, cảnh báo họ về những nguy cơ tiềm ẩn, đòi hỏi các công ty được niêm yết và các nhà môi giới chứng khoán phải cung cấp thông tin trung thực, có các quy chế rõ ràng buộc họ phải báo cáo, phải cung cấp thông tin, phải tránh xung đột lợi ích hay biểu hiện của xung đột lợi ích.

Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin của các sở giao dịch chứng khoán vững chắc, giám sát việc dùng đòn bẩy tài chính (dùng vốn vay) một cách chặt chẽ... là những lựa chọn khả dĩ. Song các nhà đầu tư phải tự học qua thành công và thất bại của mình, đấy là khuyến khích sát sườn nhất đối với họ.


Bài viết của TS. Nguyễn Quang A trên Lao Động cuối tuần