22.8.08

Kinh tế Việt Nam đã qua nguy hiểm, vẫn còn nguy cơ?


11:38' 22/08/2008 (GMT+7)

- Nhiều ý kiến cho rằng tình hình lạm phát không mấy thuận lợi cho chính sách tiền tệ. Dù thanh toán quốc tế vẫn được duy trì ổn định nhưng Chính phủ cũng cần phải duy trì lãi suất cao để bảo đảm nguồn vốn trong nước. VietNamNet xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo một nhận định về tình hình tài chính của Việt Nam, dưới góc nhìn của tập đoàn tài chính quốc tế Standard Chartered Bank.

Bản nhận định của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế toàn cầu (CEIC) thuộc Ngân hàng Standard Chartered đã tập trung vào ba điểm chính: Thâm hụt thương mại dần được thu hẹp và chỉ số FDI tăng đã giúp giảm mối lo về một cuộc khủng hoảng tiền tệ; Số liệu cho thấy chính sách thắt chặt tiền tệ không mấy tác động đối với nền kinh tế; Ngân hàng Nhà nước cần thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để bảo đảm nguồn vốn.

Trong khi phỏng đoán về một cuộc khủng hoảng tiền tệ do sự thâm hụt trong cán cân thanh toán hoành hành trong tháng 4 và 5 vừa qua, tâm lý thị trường vẫn tiếp tục thận trọng nhưng đang dần được cải thiện. Mặc dù nhiều người cho rằng thị trường tiền tệ khó có thể trải qua một sự suy giảm mạnh nhưng nghiên cứu của CEIC vẫn cho rằng tốc độ tăng trưởng chậm dần sẽ tạo ra áp lực cho ngành ngân hàng và tạo môi trường không mấy thuận lợi cho tăng trưởng về trung hạn.

Nhiều ý kiến cho rằng tình hình lạm phát không mấy thuận lợi cho chính sách tiền tệ. Dù thanh toán quốc tế vẫn được duy trì ổn định nhưng Chính phủ cũng cần phải duy trì lãi suất cao để bảo đảm nguồn vốn trong nước. Standard Chartered bank vẫn giữ quan điểm là lãi suất cần được đẩy lên hơn nữa để tránh ảnh hưởng quá mức tới lãi suất thực.

Tâm lý quay vòng

Thị trường Việt Nam vẫn giữ được tâm lý bình tĩnh trong những tuần vừa qua sau đợt suy giảm tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ hoán đổi kỳ hạn không giao vốn gốc cũng như việc tăng lãi suất dần trở lại của tiền gửi ngoại tệ trên thị trường thu nhập cố định. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la kỳ hạn 12 tháng hoán đổi kỳ hạn không giao vốn gốc ngay lập tức giảm từ đỉnh điểm 25,000 tới mức hiện tại 19,200 (mặc dù việc thiếu tính thanh khoản trên thị trường sẽ làm giảm sự tín nhiệm vì đó như là một loại thước đo niềm tin). Standard Chartered bank cho rằng, đây chính là kết quả của việc thâm hụt thương mại được thu hẹp và sự tăng trưởng đột ngột của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cam kết.

Thâm hụt thương mại được cải thiện rõ rệt trong hai tháng 6 và 7, ít hơn 1 tỉ đô la Mỹ mỗi tháng, so với con số trung bình từ tháng 1 đến tháng 5 là 2,7 tỉ đô la (Biểu đồ 1). Thâm hụt thương mại trong 7 tháng đầu năm là 15 tỉ đô la. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đã mang lại nhiều lợi ích. Kim ngạch xuất khẩu trong hai tháng 6 và 7 đạt hơn 6,2 tỉ đô la mỗi tháng, tăng 53,7% và 46,1% lần lượt so với cùng kỳ năm trước, và đây là lần đầu tiền kể từ tháng 11 năm 2006, kim ngạch xuất khẩu vượt quá kim ngạch nhập khẩu.

Biểu đồ 1: Thâm hụt thương mại dần thu hẹp

Nguồn: CEIC


Điều đáng chú ý là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm nay, bất chấp sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Trong khi việc giá cả hàng hóa tăng cao đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, thì cũng phải nói rằng sự mở rộng các mặt hàng xuất khẩu sản xuất cũng rất ấn tượng. Xuất khẩu hàng dệt may trong 7 tháng đầu năm tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, giày dép tăng 18%, máy tính và thiết bị điện tử tăng 30%. Về cán cân nhập khẩu, thuế nhập khẩu ôtô tăng cao là nguyên nhân dẫn đến số lượng nhập khẩu ôtô bị suy giảm.

Nhưng ảnh hưởng lớn nhất lại là từ nhập khẩu thép. Việt Nam đã nhập khẩu 1 tỉ đô la thép thành phẩm trong tháng 3 năm 2008, có thể nhằm mục đích dự trữ, và giá trị nhập khẩu đã giảm nhanh chóng xuống còn 430 triệu đô la trong hai tháng 6 và 7. Chỉ riêng mặt hàng này đã làm giảm tổng thâm hụt thương mại 600 triệu đô la mỗi tháng. Nếu tình hình này tiếp tục duy trì trong những tháng còn lại của năm, con số 20 tỉ đô la mà Chính phủ dự đoán về thâm hụt thương mại có thể sẽ xảy ra. Nhưng giá cả hàng hóa toàn cầu và nhu cầu về hàng hóa Việt Nam vẫn là rất lớn.

Biểu đồ 2: Dòng vốn FDI gia tăng hàng tháng

Nguồn: CEIC

Điều đáng ngạc nhiên là thị trường đang chứng kiến sự gia tăng về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết đang chảy vào trong bối cảnh thâm hụt cán cân thanh toán. FDI cam kết trong 7 tháng đầu năm đạt 44 tỉ đô la. Trong hai tháng 6 và 7, Chính phủ đã phê duyệt tổng số 30 tỉ đô la các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Số liệu của nguồn vốn FDI cho thấy trong tháng 6 Đài Loan dẫn đầu với 8 tỉ đô la và Nhật Bản là 6,2 tỉ đô la, trong khi đó Malaysia (3,5 tỷ đô la) và Thái Lan (3,8 tỷ đô la) lại dẫn đầu về dự án FDI trong tháng 7.

Đây là những dự án có quy mô lớn bởi vì không thấy sự gia tăng tương ứng về số lượng những dự án đăng ký. Tuy vậy cũng phải hết sức thận trọng về những con số FDI này. Đầu tiên, quy mô xác thực của FDI cam kết rất đáng chú ý. Xem xét các số liệu đầu tư này cho thấy, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc là thấp hơn 5% năm 2007, trong khi cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm nay tương đương với hơn 45% tổng sản phẩm quốc nội trên danh nghĩa.

Tất nhiên, con số FDI cam kết mạnh mẽ cũng cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào triển vọng của đất nước, như là một trung tâm sản xuất cũng như trung tâm nguồn lực trong khu vực. Điều này được nhận thấy từ đầu năm đến nay ngay cả khi thị trường có nhiều biến động.

Một số dự án đầu tư lớn này liên quan đến các nguồn tài nguyên hoặc thị trường hàng hóa. Tuy nhiên những sự so sánh này chỉ ra rằng một phần khá lớn trong dòng vốn không được đầu tư ngay lập tức mà trong một khoảng thời gian. Điều này có nghĩa là số vốn giải ngân trên thực tế chỉ là một phần nhỏ so với con số cam kết. Dựa trên những kinh nghiệm trước đây, Standard Chartered cho rằng 15-20% là có thể xảy ra.

Nhận định về tình hình tài chính VN, Standard Chartered cho rằng Việt Nam đã tránh được một cuộc khủng hoảng có nguy cơ xảy ra trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên thâm hụt thương mại trong năm nay sẽ vẫn ở mức trên 20 tỉ đô la, dòng vốn FDI dự đoán khoảng 10 tỉ đô la, nguồn kiều hối dao động trong khoảng 8 tỉ đô la và viện trợ phát triển chính thức (ODA) có lẽ sẽ vừa đủ để bù lại cho sự thâm hụt này. Do vậy gia tăng dự trữ ngoại hối vẫn có thể nằm trong biên độ kiểm soát.

Chính sách tiền tệ thắt chặt không tác động mạnh đến tăng trưởng

Tăng trưởng 5,8% trong quý II năm 2008, mức thấp nhất kể từ quý I năm 2000 đã báo động tới các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam về nguy cơ tốc độ tăng trưởng sẽ đột ngột bị dừng lại. Điều này dẫn đến suy đoán cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ có thể cân nhắc tới việc nới lỏng chính sách tiền tệ ngay khi lạm phát lắng xuống.

Như trong báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered đưa ra trong tháng trước (Việt Nam – quá sớm để đề cập đến việc cắt giảm lãi suất, công bố ngày 22 tháng 7 năm 2008) cho rằng lạm phát sẽ tăng tới hơn 30% so với cùng kỳ năm trước trong những tháng tới và sẽ dừng lại ở mức trên 20% cho tới quý I năm 2009 đặc biệt là sau đợt tăng giá xăng dầu vào ngày 21 tháng 7 vừa qua. Hơn nữa, những số liệu khác tiếp tục cho thấy chỉ một phần của nền kinh tế đang tỏ ra có dấu hiệu suy thoái trong khi đó phần còn lại vẫn tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2008.

Nhìn vào các lĩnh vực, sự suy yếu của quý II năm 2008 bắt nguồn từ 3 lĩnh vực, khai thác mỏ và than đá (quý II năm 2008 giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước), xây dựng (-0,5%) hoạt động kinh doanh và cho thuê bất động sản (-4,7%). Sự suy yếu của thị trường tài chính cũng dẫn đến sự tăng trưởng chậm của dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, ngành chế tạo (+12,6%) và dịch vụ (+7%) vẫn tăng trưởng đều đặn và bền vững. Điều này cho thấy việc lãi suất tăng cao trong tháng 4 và tháng 5 đã không tác động mạnh đến nền kinh tế.

Nguồn: CEIC

Trong doanh thu bán lẻ (Biểu đồ 3), tăng trưởng trên danh nghĩa vẫn duy trì ở mức cao trong những tháng gần đây, đạt tới hơn 30% của 5 tháng trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh lạm phát cao, tăng trưởng doanh thu bán lẻ trên thực tế là không ổn định tuy nhiên vẫn được duy trì để đạt ở mức một con số vào tháng 6 và tháng 7 theo tính toán của Standard Chartered. Ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chứng khoán và bất động sản cũng chưa được phản ánh trong số liệu về doanh thu bán lẻ.

Cuối cùng, khối lượng hàng hóa vận chuyển, một nguồn lực hiêu quả khác để kích thích các hoạt động kinh tế cũng cho thấy nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2008 (Biểu đồ 4). Cước phí vận chuyển được đo bằng tấn kilomet, đã tăng trưởng 67% trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là tăng mạnh ở lĩnh vực vận chuyển hàng hải, phản ánh sự bùng nổ thương mại.

Nhìn chung, mặc dù sự suy giảm trong quý II tác động đến tăng trưởng GDP là đáng lo ngại nhưng Standard Chartered cho rằng điều đó chủ yếu do những hoạt động liên quan đến bất động sản. Trong khi đó, các chỉ số kinh tế khác cho thấy tác động của lãi suất cao vẫn chưa được phản ánh đầy đủ. Trong khi các nhà quản lý có thể không sẵn sàng tăng lãi suất một lần nữa, với sự cân bằng trong thanh toán quốc tế, lãi suất cao vẫn là cần thiết để thu hút và duy trì nguồn vốn.

Điều này sẽ tiếp tục là thách thức trong thời điểm khủng hoảng hiện nay khi mà lãi suất thực vẫn âm khá lớn. Do vậy, Standard Chartered khẳng định nên tiếp tục tăng lãi suất từ bây giờ cho đến cuối năm. Đối với tỉ giá hối đoái, thâm hụt thương mại, mặc dù đang dần được cải thiện, vẫn khiến các nhà quản lý nghiêng về giảm giá dần đồng nội tệ để bù đắp cho nhu cầu nội địa bị suy yếu do chính sách thắt chặt tiền tệ.

Dự đoán của CEIC về tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái:

Q3-08 Q4-08 Q1-09 Q2-09 Q3-09 2007 2008 2009

GDP

6.50

6.40

6.00

5.50

6.50

8.50

6.70

6.00

Lạm phát

29.40

31.00

24.00

16.10

11.10

8.30

25.50

15.00

Lãi suất cơ bản

14.00

18.00

16.00

14.00

12.00

8.25

18.00

10.00

USD/VND

17,000

17,500

17,300

17,100

17,000

16,017

17,500

17,000

  • PV.

No comments:

Post a Comment