31.1.09

Complete Excel Templates Financial Management

Our Complete Excel Templates 2009 Collection provides 180 business finance spreadsheets, Excel add–ins plus nine new Risk Analysis spreadsheets which will help you manage financial assets, analyse investments, control cash flows, set up budgets and model financial statements and forecasts quickly and effectively.

Our 2009 Collection includes 30 new Financial Intelligence Programs with free Document & Spreadsheet Connectivity Software included (from Feb 01, 2009). We do not have the space here to tell you about all our new Excel financial workbooks, so we have created a profile in this Word document which you can read as a web page by copying this link into your browser.

http://www.secureoffice123.com/p/266267/442

Plus all our other workbooks as follows:

Investment-Calc 2008 spreadsheets analyses Present values and internal rates of return of periodic cash flows, future values of money flows, present values compounded between dates, present values of a recurring amount, present value of periodic investments, acquisition synergy net present values, cost of capital, terminal (to infinity) net present values.

Includes a 30 page Guide to Investment Rate of Return Calculations with formulas including worked example rate of return spreadsheets.

Plus Project analysis spreadsheets analyse cash flows, EBITDA, operating and after tax profits, average annual income, ROIC, net present values & IRR.

Master Budgeting for 1-10 departments. Consolidates individual budgets year to date and provides monthly variance analysis. 12 months departmental budgets consolidated.

The Fixed Asset Accounting workbook provides all you need to keep track of and forecast depreciation for a maximum 3,000 assets. Use Excel 97-2003, 2007 & 2008 to work with depreciation records, book values and disposals. It will save you many hours of work with MACRS tax depreciation and deferred tax balances. Recalculate or model asset balances at any month end date.

Lease Accounting aggregates repayment and interest balances for up to 3,000 capital leases. Models variations in lease repayment terms anytime during a lease payment.

Excel Costing templates provide standard costing models. Now includes Profit Margin risk analysis by simulating probable profit outcomes when different cost variances are consolidated.

Financial ratio analysis. Balance sheet, income statement and cash flow analysis calculates 50 key ratios, including operating ratios, shareholder returns, working capital, debt, sales days, inventory turnover, and liquidity.

FastPlan 9.16 for five year financial plans. Develop your 5 year financial forecast and transfom these into simulated balance sheets, income forecasts and cash flows.

Our new Cash Management & Optimization workbooks will help you optimise your business finances. It organises accounts payable and receivable into late and overdue plus a 150 day cash flow forecast, and enables you to alter any or all operational variables to calculate your cumulative period ending cash balance. Calculates balance sheets, income and cash flows to calculate closing cash under any scenario you care to forecast.

If you need to calculate your cash burn each day for 150 days ahead use the extra CASH BURN forecasting spreadsheet provided within this zip file.

Bank Cash Flows _ Budgets _ Actuals_Forecasts_Variances for Excel. With this workbook you can identify each individual expense and income by category flowing through your bank account in each of 12 monthly periods, budget and forecast your monthly cash flows.

You can download 30 workbooks now (or order the CD version). When we have received your order we will email passwords to your second download page which is located on our web site.



Gỡ bỏ mật khẩu bị “quên lãng” trên file PDF


(Dân trí) - Đặt mật khẩu cho file PDF có thể bảo vệ nội dung không bị chỉnh sửa hay thay đổi, nhưng có thể sẽ gây ra bất tiện nếu muốn chia sẻ chúng. Lỡ quên mất mật khẩu bảo vệ file PDF do chính mình tạo ra, bạn có thể nhờ đến Freeware PDF Unlocker.

Sách điện tử hay còn gọi là ebook ngày càng nhiều trên Internet, được chia sẻ với nhau dưới dạng tài liệu và văn bản file pdf vì những ưu điểm của định dạng văn bản này. Đôi khi bạn tìm được 1 ebook yêu thích dưới định dạng pdf từ Internet nhưng lại không thể xem hoặc chỉnh sửa nội dung bên trong đó bởi vì file đã được bảo vệ bởi mật khẩu. Cách đơn giản nhất là bạn bỏ file đó đi và tìm cho mình 1 ebook khác, nhưng nếu đây là cuốn ebook thuộc vào “hàng hiếm” và rất khó kiếm thì Freeware PDF Unlocker có thể sẽ giúp được bạn.

Freeware PDF Unlocker là tiện ích miễn phí, cho phép bạn gỡ bỏ mật khẩu bảo vệ file PDF để xem hoặc chỉnh sửa nội dung file nếu cần thiết. Cách thức làm việc của chương trình là tạo ra 1 bản copy của file nguyên mẫu mà có thể truy cập cũng như chỉnh sửa mà không còn vấn đề nào với mật khẩu.

Download chương trình hoàn toàn miễn phí tại đây. Điểm đặc biệt của chương trình đó là không có giao diện sử dụng. Sau khi cài đặt, chương trình sẽ tạo 1 shortcut trên desktop. Những gì bạn cần làm là kéo file pdf được bảo vệ bởi mật khẩu và thả nó vào shortcut của chương trình và chờ trong giây lát.


Sau đó, 1 file pdf mới sẽ được tạo ra và đây chính là file mà bạn có thể xem mà không cần mật khẩu. Cách tiến hành này chỉ có thể áp dụng đối với những file pdf chỉ yêu cầu mật khẩu trong trường hợp bạn sao chép hoặc in nội dung của file. (nghĩa là vẫn có thể xem nội dung file nhưng không thể chỉnh sửa hay in ấn)

Trong trường hợp bạn có 1 file pdf yêu cầu cao hơn đó là phải có mật khẩu mới có thể mở để xem nội dung file thì bạn phải tiến hành phức tạp hơn 1 tí. Đầu tiên, bạn click chuột phải vào shortcut của chương trình ở desktop, chọn Edit.



Tại cửa sổ Notepad hiện ra tiếp theo, bạn tìm đến đoạn -sPDFPassword=, và điền mật khẩu mà bạn muốn vào sau dấu =, cuối cùng lưu lại file Notepad này.


Bây giờ, tiến hành kéo và thả file như trên, bạn sẽ được 1 file mới với mật khẩu chính là mật khẩu do bạn thiết lập và chúng ta có thể tiến hành bất cứ thao tác nào trên file pdf mới này mà không hề gặp bất kỳ rắc rối nào về mật khẩu.

Chương trình làm việc khá hiệu quả và có thể giải quyết được nhiều dạng mật khẩu khác nhau. Nó sẽ thực sự sẽ rất hữu ích trong trường hợp bạn trong trường hợp không tìm được 1 cuốn ebook nào khác có nội dung tương tự mà không có mật khẩu bảo vệ.

Phạm Thế Quang Huy

Lãi suất cho vay còn 8% một năm

Từ ngày 1/2, lãi suất cho vay của các ngân hàng giảm xuống còn 8% một năm, sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất cơ bản về 7% hồi trước Tết.

Ngân hàng Đầu tư phát triển VN (BIDV) trở thành nhà băng đầu tiên công bố điều chỉnh giảm lãi suất đồng nội tệ đầu tiên trong năm 2009. Lần giảm gần đây nhất được BIDV công bố vào ngày 4/12/2008.

Lần này, lãi suất cho vay VND của BIDV tối đa là 10,5% một năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn thời hạn đến 3 tháng là 8% một năm đối với các khoản vay xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu trực tiếp và khách hàng cam kết bán lại ngoại tệ tương ứng cho BIDV.

Lãi suất cho vay ngắn hạn với thời hạn đến 3 tháng là 9% một năm. Trường hợp thời hạn vay trên 3 tháng, lãi suất áp dụng trên 9% đến tối đa 10% một năm.

Lãi suất cho vay trung dài hạn VND của BIDV từ nay bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả sau cộng với phí tối thiểu là 3% một năm nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản.

Các chi nhánh BIDV được phép chủ động áp dụng lãi suất cho vay phù hợp đối với vạy cầm cố giấy tờ có giá do BIDV phát hành, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố từng thời kỳ.

Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, ngân hàng này đã 7 lần hạ lãi suất cho vay.

Phan Anh

10 sự kiện kinh tế 2008


Lạm phát vừa được đẩy lùi, nguy cơ suy giảm đã lộ diện. Trong bối cảnh khó khăn bao trùm lên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng đáng khích lệ 6,23%, hút vốn đầu tư nước ngoài lập kỷ lục mới.

Dưới đây là những nét nổi bật trong bức tranh kinh tế năm qua, theo đánh giá của VnExpress.net.

1. Xăng dầu đắt chưa từng thấy

Ngày 21/7, giá xăng được điều chỉnh từ 14.500 lên 19.000 đồng. Ảnh: Hoàng Hà.

Đợt tăng giá xăng từ 14.500 đồng lên 19.000 đồng một lít cuối tháng 7 là cú sốc với cả doanh nghiệp và người dân. Nhiều mặt hàng tiêu dùng nhanh chóng tăng vọt, chi phí sản xuất kinh doanh lên cao. Ngành vận tải bị ảnh hưởng rõ rệt nhất khi tài xế lãn công đòi tăng cước, các hãng hàng không thi nhau báo lỗ, hoãn kế hoạch cất cánh. Thị trường chứng khoán cũng choáng váng trước cuộc tháo chạy của các nhà đầu tư.

Mức tăng giá kỷ lục 30% trên được giải thích là việc phải làm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và chia sẻ gánh nặng với Nhà nước do giá dầu thế giới leo lên đỉnh 147 USD mỗi thùng và thuế nhập khẩu bằng 0%.

Tuy nhiên khi giá dầu thế giới xuống mạnh và nhanh, xăng trong nước lại hạ từ từ nhỏ giọt. Sau 10 lần giảm giá, cuối cùng xăng về mức 11.000 đồng một lít, song nhiều mặt hàng tiêu dùng vẫn không chịu giảm.

2. Kiểm soát lạm phát thành công

Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng trong năm. Nguồn dữ liệu: Tổng cục Thống kê

Lạm phát lên đến đỉnh điểm vào cuối tháng 7, sau cơn sốt gạo cục bộ và cú sốc tăng giá xăng. Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả năm là 20%, song thực tế từ giữa năm trở đi, liên tục ở mức trên 25% so với cùng kỳ và chạm đỉnh 28,32% vào tháng 8.

Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trở thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Giải pháp cắt giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, tạo sức ép hạ giá tiêu dùng hết hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước lãnh trọng trách thắt chặt tiền tệ, Bộ Tài chính siết nhập siêu và quản chặt giá các mặt hàng thiết yếu. Chính phủ đưa ra 8 gói giải pháp, trong đó yêu cầu cắt giảm đầu tư công, kêu gọi tiết kiệm chi tiêu và hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ.

Liều thuốc mạnh đã phát huy tác dụng khi lần đầu tiên sau 18 tháng, CPI tăng chậm lại xuống mức âm vào tháng 10. Chỉ số của cả năm dừng ở 19,89%, cao nhất trong hơn 10 năm qua, song vẫn thấp hơn nhiều so với dự báo và lo ngại của giới chuyên gia.

3. Nguy cơ suy giảm kinh tế lộ diện

Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái quý cuối cùng của năm đã tác động mạnh tới Việt Nam. Dấu hiệu suy giảm tăng trưởng lộ diện rõ nét khi tiêu dùng giảm mạnh, CPI ở mức âm 3 tháng liên tiếp, sản xuất kinh doanh đình đốn, kim ngạch xuất khẩu giảm sút. Nguồn thu ngân sách bị đe dọa do giá dầu thô sụt mạnh.

Chính phủ đã huy động mọi lực lượng chống suy thoái và tuyên bố chi 1 tỷ USD hỗ trợ nền kinh tế. Cộng với các khoản hỗ trợ vốn vay ưu đãi, giảm thuế, tổng gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng dự kiến lên tới 6 tỷ USD.

Lần đầu tiên trong một năm Chính phủ hai lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP, từ 8-8,5% xuống 7% và hạ tiếp còn 6-6,5%. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2008, GDP chỉ tăng 6,23%.

4. FDI lập kỷ lục mới

Các dự án công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam năm 2008. Ảnh: thehindubusiness

Bất chấp những bất ổn về kinh tế vĩ mô và sóng gió trên thị trường tài chính quốc tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam 2008 đạt trên 64 tỷ USD, tăng gấp 3 lần kỷ lục đạt được năm trước. Một loạt dự án quy mô hàng tỷ USD đã được công bố và sớm triển khai chỉ vài tháng sau cấp phép.

Giới đầu tư nước ngoài tiếp tục đánh giá cao triển vọng đầu tư trung và dài hạn tại Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới suy giảm có thể dẫn tới nguy cơ một số dự án FDI thép, bất động sản khó giải ngân vốn như đã đăng ký.

5. Nhật tạm ngừng ODA cho VN

Đại sức Nhật Bản Mitsuo Sakaba tại Hội nghị CG đầu tháng 12. Ảnh: PV

Không ai lường trước nghi án hối lộ PCI lại có thể dẫn tới kết cục buồn đến vậy. Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) đầu tháng 12, đại sứ Nhật bất ngờ công bố ngưng cấp vốn ODA cho Việt Nam, dù trước đó đã cơ bản thống nhất khoản vay ưu đãi 65 tỷ yen cho 3 dự án hạ tầng quan trọng tại Hà Nội và Hải Phòng.

Đây là lần đầu tiên một đối tác ngưng hỗ trợ ODA cho Việt Nam. Hai bên đã có những bàn thảo để xử lý vướng mắc và cựu thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda trong chuyến thăm Việt Nam những ngày cuối năm bày tỏ tin tưởng, Nhật sẽ sớm nối lại ODA.

Tổng vốn ODA cho 2009 đạt 5,014 tỷ USD, thấp hơn năm ngoái gần 400 triệu USD, nhưng được đánh giá là khả quan trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái.

6. Vn-Index sụt gần 70% giá trị

Hai năm trước không ai nghĩ chứng khoán Việt Nam có ngày quay lại vạch xuất phát.
Ảnh: Hoàng Hà

Vn-Index khởi động ở 921,07 điểm nhưng cuối năm đã về sát mốc 300, đúng bằng vạch xuất phát của hai năm về trước. HaSTC-Index cũng "bốc hơi" gần 67% giá trị.

Hàng chục giải pháp cứu thị trường được đề xuất như lập quỹ bình ổn giá, bán cổ phiếu tự doanh, thậm chí phương án tạm đóng cửa giao dịch. Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước được chọn mặt gửi vàng, dùng 5.000 tỷ đồng mua cổ phiếu để cứu giá, song kết quả như muối bổ bể. Ủy ban Chứng khoán buộc phải điều chỉnh biên độ 4 lần mà vẫn không thể làm xanh sàn giao dịch.

Cùng với diễn biến ảm đạm trên thị trường niêm yết, các phiên đấu giá cổ phần cũng thưa thớt hẳn, nhiều đại gia lần lượt trì hoãn IPO. Vietinbank cố gắng chào bán cổ phần vào cuối năm, song giá trúng chỉ nhỉnh hơn khởi điểm vài trăm đồng. Sự kiện Bông Bạch Tuyết bị ngừng giao dịch và có thể tính chuyện hủy niêm yết càng khiến bức tranh chung thêm ảm đạm.

7. Bong bóng bất động sản xì hơi

Thị trường nhà đất cuối năm: Thừa cung - thiếu cầu. Ảnh: Hoàng Hà.

Bong bóng bất động sản căng phồng lên do những yếu tố ảo xuất phát từ năm trước và bắt đầu xì hơi khi nguồn vốn cho vay từ ngân hàng bị siết chặt. Mãi lực gần như bằng không, giá cả sụt mạnh. Đầu năm giá nhà đất giảm 10-15%. Sang tháng 3, mức sụt lên tới 50% và tiếp tục giảm sâu vào giai đoạn tháng 6-10, có dự án rơi đến 60-70% giá.

Trong năm, giới kinh doanh bất động sản còn đối mặt với nhiều vụ kiện tụng chưa từng có. Đó là câu chuyện bán khống số tầng của tòa nhà, các vụ đòi lại tiền hợp tác đầu tư vì dự án mập mờ về pháp lý hoặc có tiến độ rùa bò, tranh chấp tài sản chung riêng trong chung cư...

Dự báo của nhiều chuyên gia, năm 2008 chỉ mở đầu thời kỳ thoái trào mà ngành bất động sản phải hứng chịu. Nhiều khả năng 2009 sẽ là phần cao trào của kịch bản suy giảm với không ít khó khăn.

8. Ngân hàng vật lộn với khủng hoảng

Nhiều ngân hàng được cấp phép thành lập trong năm. Ảnh: Hoàng Hà.

Cơn bão tài chính thế giới cùng những bất ổn tiềm tàng đẩy toàn hệ thống ngân hàng vào vòng xoáy nghiệt ngã. Chính sách tiền tệ có công lớn trong việc kiểm soát lạm phát, song đã tạo những cú sốc với doanh nghiệp và chính các ngân hàng. Hàng loạt quyết định như phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản lên 14%, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc… đẩy các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất và giành giật vốn. Lãi suất đầu vào tăng cao, ngân hàng lâm vào cảnh càng cho vay càng lỗ vì không thể đẩy lãi suất đầu ra cao quá trần quy định.

Chưa kịp hoàn hồn với cuộc khủng hoảng thiếu thanh khoản, ngân hàng lại rơi vào một chiếc bẫy mới khi chính sách tiền tệ liên tiếp được nới lỏng. Chỉ trong vòng ba tháng cuối năm lãi suất cơ bản giảm 5 lần, 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc được thanh toán trước hạn. Phần vốn huy động với lãi suất cao chưa kịp đẩy đi, ngân hàng lại phải nhanh chóng hạ lãi suất cho vay theo đúng quy định. Đã vậy, doanh nghiệp cũng không còn thiết tha vay vốn vì sản xuất đình đốn. Ngân hàng rơi vào cảnh thừa vốn mà không thể cho vay. Phần lớn các ngân hàng phải điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận, thậm chí sẵn sàng đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Tuy nhiên, lỗ lãi không phải là điều đáng ngại nhất. Họ sẽ bước sang năm mới với nỗi lo canh cánh về nợ xấu khó đòi, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.

9. Giá đôla vượt mốc 19.000 đồng

Một đôla chợ đen có lúc vượt ngưỡng 19.000 đồng. Ảnh: Hoàng Hà.

Cung ngoại tệ tăng mạnh, cộng với những đồn thổi kiểu đồng Việt Nam tăng giá do sức ép hội nhập khiến đôla mất giá và liên tiếp đứng dưới ngưỡng 16.000 đồng trong ba tháng đầu năm.

Thị trường quay ngoắt 180 độ khi kinh tế bộc lộ nhiều khó khăn, nhập siêu gia tăng. Tỷ giá USD/VND ngoài chợ đen đột ngột phá mốc 17.000 đồng. Giá giao dịch trong ngân hàng luôn chạm, thậm chí vượt trần quy định. Đỉnh cao 19.400 đồng ăn một đôla đạt được vào ngày 18/6, khi những số liệu mới công bố cho thấy nhập siêu ở mức kỷ lục, nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán và đặc biệt là để nhập vàng tăng vọt. Người dân, doanh nghiệp đua găm giữ ngoại tệ, do niềm tin vào tiền đồng bị lung lạc. Những tin đồn thổi kiểu Việt Nam phá giá tiền đồng, tái áp dụng quy định kết hối, cấm rút tiết kiệm bằng ngoại tệ... được dịp lan đi.

Ngân hàng Nhà nước đã phải công khai dự trữ ngoại hối và tăng cường can thiệp thị trường, nhằm củng cố niềm tin của công chúng với đồng tiền Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cũng phải nới biên độ 3 lần, từ mức 0,75% lên 3% nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc mua bán ngoại tệ và hỗ trợ xuất khẩu.

10. Giá vàng lập kỷ lục 19,5 triệu đồng một lượng

Giá vàng chơi trò ú tim với người tiêu dùng. Ảnh: Hoàng Hà.

Giá vàng hai lần vượt qua mốc 19 triệu đồng một lượng, do giá thế giới lập kỷ lục trên 1.000 USD mỗi ounce, và nhu cầu đầu tư trong nước ngày một lớn. Nhập khẩu vàng miếng tăng đột biến được cho là một nguyên nhân gây nhập siêu. Cơ quan quản lý phải nâng thuế gấp đôi rồi tiến tới hạn chế nhập khẩu, giá trong nước vì thế càng tăng cao và vênh xa so với thế giới.

Tuy nhiên, khắc sâu trong tâm trí của dân chơi vàng lại là những cú sụt giá kinh hoàng. Từ đỉnh cao 19,5 triệu đồng, sau đêm 19/3, giá vàng sụt 700.000 đồng mỗi lượng. Cú giảm điểm hôm 12/8 còn khủng khiếp hơn, 900.000 đồng mỗi lượng, khiến nhiều nhà đầu tư trắng tay. Thị trường vàng miếng nguội lạnh vào những tháng cuối năm, do không ít nhà đầu tư bỏ cuộc chơi, vốn liếng cũng cạn dần.

Năm 2008 chứng kiến sự nở rộ của các sàn giao dịch vàng, cung cấp thêm một kênh đầu tư tài chính bên cạnh chứng khoán, bất động sản hay chơi vàng vật chất. Tuy nhiên, do chưa có chế tài quản lý rõ ràng, các sàn vàng đang hoạt động tự phát với đầy rẫy nguy cơ và rủi ro.

VnExpress.net

30.1.09

Suy nghĩ toàn cầu,hành động địa phương!

(minh họa: Khều)
(TBKTSG) - Việc nhìn lại năm vừa qua để xác định mục tiêu cho năm mới rất quan trọng. Đối với hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Việt Nam, đã đến lúc đặt ra những mục tiêu mới, không chỉ cho năm 2009 mà còn để thiết lập những chiến lược lâu dài cho ít nhất là ba năm tới.

Doanh nghiệp của bạn sẽ ở đâu vào năm 2012? Xác lập giá trị, năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn là gì?

Nhiều DNNVV Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong năm 2008 mặc dù vẫn có sự tăng trưởng chung đầy ấn tượng. Lạm phát cao và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có tác động không nhỏ đến kế hoạch làm ăn của họ.

Bước vào năm 2009, các DNNVV Việt Nam phải chuẩn bị đối đầu với những bất ổn mới - hậu quả của sự suy giảm kinh tế tại hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để đối phó với sự suy giảm này mà vẫn duy trì những mục tiêu chiến lược lâu dài?

Câu trả lời của tôi đối với vấn đề này là: Sự suy giảm về kinh tế cũng có thể là cơ hội cho các DNNVV Việt Nam tái cấu trúc và thay đổi suy nghĩ về cách làm thế nào để thành công. Khi bạn đang thành đạt và phát triển, rất khó thuyết phục các đối tác kinh doanh, nhân viên và quản lý cấp trung thay đổi. Vì vậy, đây là lúc để thay đổi.

Việt Nam cũng là một thị trường

Có quá nhiều DNNVV Việt Nam không xem thị trường nội địa là một thị trường giá trị. Với dân số hơn 86 triệu người, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Các công ty Việt Nam có một lợi thế so với các công ty nước ngoài: nắm rõ hơn ai hết thói quen tiêu dùng của các doanh nghiệp và con người Việt Nam.


Tập trung vào thị trường trong nước là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược của bất kì doanh nghiệp nào. Rất nhiều DNNVV đã có kinh nghiệm làm nhà cung cấp cho các công ty nước ngoài. Đã đến lúc sử dụng kinh nghiệm này để phát triển một thị trường trong nước cho các sản phẩm hiện nay hoặc sản phẩm mới của các bạn.

Phát triển sản phẩm

Rất nhiều doanh nhân ở Việt Nam cho rằng thiết lập một thị trường trong nước là một việc làm tốn kém. Vấn đề này rất rõ ràng. Có hai loại chi phí. Thứ nhất là chi phí sản xuất, thứ hai là chi phí đầu tư. Loại chi phí thứ nhất rõ ràng là thứ mà bạn phải luôn tìm cách giảm bớt, còn loại sau là chi phí nghiên cứu phát triển, và có một nguyên tắc hàng đầu là: nếu chi phí đó nhỏ hơn 10% doanh thu của bạn, tức là chi phí đó không cao.

Sự đầu tư vào các sản phẩm và vật liệu mới là cần thiết để công ty bạn có thể đạt được thành công lâu dài. Chiến lược của các DNNVV Việt Nam, dù cho hoạt động trong bất cứ ngành nghề nào, cũng nên bao gồm kế hoạch thiết lập thương hiệu và sản phẩm tại thị trường trong nước.

Việt Nam là một thị trường mới, nơi các hành vi tiêu dùng được xem là chưa trưởng thành. Có rất nhiều cơ hội để tạo ra sự phát triển dựa vào thị trường trong nước. Vấn đề là làm cách nào để nắm bắt cơ hội. Là một DNNVV, bạn không thể làm được mọi chuyện do nguồn lực và vốn có hạn, vì thế bạn nên tập trung vào năng lực cốt lõi.

Năng lực cốt lõi

Rất ít doanh nghiệp có thể làm được mọi thứ. Ngay cả những doanh nghiệp thành công nhất cũng quyết định tập trung vào năng lực cốt lõi và trông cậy vào các mối quan hệ hợp tác kinh doanh vững chắc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nhiều DNNVV Việt Nam có thể giải phóng vốn và cải thiện danh mục sản phẩm bằng cách tập trung vào các hoạt động cốt lõi. Đã từ lâu, nhiều doanh nghiệp thành công thuê gia công bên ngoài cho các hoạt động không cốt lõi trong chuỗi giá trị của họ. Họ bán và thuê lại đất đai, nhà xưởng để dành vốn cho hoạt động cốt lõi. Trong chuỗi giá trị của mình, họ giới thiệu với người bán giải pháp tồn kho nhằm giảm tồn kho, và thiết lập hệ thống cung ứng kịp thời để giảm thời gian chờ.

Bằng cách giải phóng thời gian và vốn, ban quản trị công ty có thể tập trung vào việc tạo ra tầm nhìn và chiến lược bền vững cho doanh nghiệp mình và ra các quyết định đầu tư thỏa mãn được các khách hàng tương lai của công ty.

Câu hỏi thích hợp được đặt ra bây giờ là ai sẽ đảm nhận tất cả các nhiệm vụ không thiết yếu? Hãy tạo ra một chuỗi cung ứng bao gồm chủ yếu là các nhà cung ứng Việt Nam.

Chuỗi cung ứng

Quá nhiều DNNVV ở Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu. Điều này dẫn đến việc chỉ có nguồn lao động rẻ ở Việt Nam là hoạt động gia tăng giá trị, trong bối cảnh mà khách hàng chủ yếu là ở nước ngoài. Đây là một chiến lược ngắn hạn và sẽ không dẫn đến tăng trưởng bền vững.

Nhiều DNNVV Việt Nam có mạng lưới địa phương vững chắc dựa vào các hiệp hội ngành nghề. Ưu tiên số 1 của các hiệp hội này là nên tạo dựng những chuỗi cung ứng có sức cạnh tranh dựa trên những nhà cung ứng Việt Nam. Nếu một doanh nghiệp quá nhỏ để đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, thì doanh nghiệp đó sẽ hợp lực với những doanh nghiệp khác có cùng lĩnh vực hoạt động. Đây là kinh nghiệm thành công ở Đan Mạch.

Có được một chuỗi cung ứng địa phương vững chắc là một lợi thế cạnh tranh đối với bất cứ DNNVV của Việt Nam. Thứ nhất, giá thành rẻ hơn đáng kể so với nguyên liệu nhập; và quan trọng hơn, thời gian sản xuất được rút ngắn và giải phóng được vốn.

* * *

Sự suy giảm kinh tế không bao giờ là điều dễ chịu. Nhưng tất cả mọi thứ đều có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, và việc bàn luận để thay đổi trong thời điểm khó khăn thường dễ hơn nhiều so với lúc thành công.

Đối với ban giám đốc các DNNVV Việt Nam, nên tận dụng giai đoạn khó khăn trước mắt để suy nghĩ lại chiến lược kinh doanh và thay đổi trọng tâm. Nếu lợi thế cạnh tranh là nguồn lao động rẻ thì cần phải thay đổi. Và những điều cần thay đổi bao gồm: ưu tiên tập trung vào thị trường trong nước, tập trung vào năng lực cốt lõi của doanh nghiệp và thiết lập một chuỗi cung ứng địa phương với những đối tác có cùng mục tiêu lâu dài. Hãy suy nghĩ theo hướng toàn cầu, nhưng hành động tại chỗ!

BO EKLUND (*)

(*) Tổng giám đốc Quỹ Đầu tư FMS Vietnam

Canh tân công nghệ thời suy thoái

(TBVTSG) - Các công ty biết sử dụng nguồn lực một cách khoa học và hiệu quả sẽ có khả năng gặt hái thành công giữa thời suy thoái kinh tế. Công thức mà họ theo đuổi cũng có thể giúp ích cho bạn.

Hãy tận dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin để phát triển quan hệ với khách hàng, vừa nhanh chóng, thuận tiện vừa ít tốn kém so với các phương pháp truyền thống.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp thế giới, những biến cố trong hai tháng cuối năm 2008 báo hiệu một năm mới âm u và lạnh giá. Các đại gia trên sàn chứng khoán sụp đổ, các nhà máy công nghiệp giảm sản lượng và sa thải công nhân, người tiêu dùng hoảng hốt; ai cũng thắt lưng buộc bụng, cân nhắc chi tiêu trong lúc chờ trời sáng trở lại. Có vẻ như mọi ý tưởng canh tân sẽ rơi vào tình trạng “đắp chiếu” một thời gian dài nữa.

Nhưng không hẳn là như vậy. Hãy xem tác động của những trận cháy rừng. Cháy rừng tất nhiên là tai họa, nhưng sau vụ cháy, đất đai sẽ màu mỡ hơn, nuôi lớn một thế hệ cây cối mới vững mạnh hơn. Đám cháy còn xóa đi những thân gỗ mục, những bụi gai rối rắm kìm hãm tăng trưởng. Các loài cây cần ánh nắng mặt trời để phát triển sẽ có môi trường để vươn cao.

Trong xã hội cũng vậy. Chúng ta thấy ba loại công ty dưới đây sẽ có cơ hội phát triển trong những điều kiện ảm đạm của nền kinh tế. Mỗi công ty trong số này đều có thể hưởng lợi từ những thay đổi mang tính chiến lược dựa trên lợi thế cạnh tranh riêng của mình.

Những công ty “nổi loạn”

Những công ty có công nghệ mới lâu nay vẫn lặng lẽ đi bên lề của thị trường có thể tận dụng sự sụp đổ của các đại gia để nhảy vào dòng chính. Trong quá khứ, cuộc bùng vỡ bong bóng công ty dot-com đã làm cho nhiều tập đoàn công nghệ thông tin phải “nín thở” một thời gian dài. Nhưng đó cũng chính là lúc “những kẻ nổi loạn” như Google, Netflix… vùng lên, trở thành những thương hiệu lớn.

Nhớ lại chuyện cũ, chúng ta sẽ tự hỏi, đâu là làn sóng mới của “những kẻ nổi loạn” sẽ trào dâng lên trong cuộc suy thoái kinh tế hôm nay. Loại doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng mạnh nhất là những công ty công nghệ sạch (clean-tech) đang đưa ra những giải pháp mới về năng lượng như tập đoàn Enernoc, First Solar, Konarka và Best Place… Những tập đoàn lớn canh tân công nghệ để làm ra sản phẩm giá rẻ như General Electric (GE) – mà sản phẩm tiêu biểu là máy siêu âm màu giá rẻ - cũng sẽ giành được lợi thế trên thị trường.

Những công ty đang đứng trên bờ vực tan rã có thể cải thiện cơ hội thành công của mình qua việc tập trung vào những chiến lược mà các doanh nghiệp “nổi loạn” đang thực hiện. Điểm quan trọng cần chú ý: các quyết định liên quan đến chất lượng sản phẩm phải được ưu tiên hàng đầu; và phải tập trung tìm hiểu xem khách hàng định nghĩa thế nào là chất lượng. Trong lúc khó khăn, điều thiết yếu là phải tránh làm ra những sản phẩm quá rắc rối về công nghệ, nhiều chức năng hiện đại nhưng xa lạ với người tiêu dùng.

Sự siết chặt tín dụng của thị trường tài chính toàn cầu sẽ làm cho các doanh nghiệp khó tìm nguồn vốn, vì vậy tiết giảm chi phí là yêu cầu cần tính đến. Hãy tận dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin để phát triển quan hệ với khách hàng, vừa nhanh chóng, thuận tiện vừa ít tốn kém so với các phương pháp truyền thống. Ví dụ, thay vì gửi hàng mẫu cho khách hãy làm ra “hàng mẫu ảo”, nghiên cứu thị trường bằng phương thức trực tuyến và xây dựng hệ thống phân phối qua Internet.

Những doanh nghiệp canh tân có hệ thống

Trong thời suy thoái, các tập đoàn công nghệ thực hiện chiến lược canh tân có hệ thống có thể tăng tỷ lệ tăng trưởng lên gấp đôi các đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường toàn cầu, các tập đoàn Procter & Gamble (P&G), Johnson & Johnson, GE, Cisco và IBM đều đã cam kết công khai nhắm tới tăng trưởng thông qua canh tân công nghệ.

Tất cả những tập đoàn này đều coi canh tân là một bộ phận thiết yếu trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Họ đặt ra mục tiêu canh tân, đo lường việc thực hiện, bố trí nguồn lực và tích cực quản lý các danh mục dự án đầu tư cải tiến công nghệ.

Cho dù những tập đoàn này – nhất là GE – có bị ảnh hưởng bởi tình trạng rối loạn thị trường gần đây, việc tập trung vào canh tân công nghệ như một hoạt động chính đang giúp cho họ vượt lên, liên tiếp tạo ra những làn sóng tăng trưởng mang lại doanh thu cao.

Tuy vậy, những công ty hệ thống hóa sự canh tân cũng cần phải rà soát lại danh mục dự án của mình và tự trả lời những câu hỏi như: Chúng ta đã có đủ dự án chưa? Nếu một nửa số dự án hiện nay thất bại thì chúng ta có đạt được chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận không? Những ý tưởng nào cần được thúc đẩy, trì hoãn, hay loại bỏ? Các dự án trong danh mục đầu tư của chúng ta có sự khác biệt về nội dung mang tầm chiến lược hay không?

Những công ty tái cấu trúc

Loại cuối cùng trong những doanh nghiệp có khả năng hưởng lợi từ cuộc suy thoái kinh tế này bao gồm những công ty biết tận dụng mọi điều kiện để gia tăng những nỗ lực thay đổi thật sự theo bước đi của thị trường mà không đánh mất quyền kiểm soát. Một vấn đề cần phải thúc đẩy: mạnh dạn chấm dứt những hoạt động kinh doanh nào không còn mang lại hiệu quả.

Chúng ta nên chủ động thu gọn danh mục đầu tư của công ty trước khi thị trường buộc chúng ta phải làm điều đó. Cần phải thừa nhận rằng, cuộc suy thoái kinh tế là chiếc đòn bẩy tuyệt vời để cắt giảm những xí nghiệp, dây chuyền sản xuất, thương hiệu và những dự án gần hết hạn tồn tại hoặc không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn “ăn theo” thành quả của các bộ phận khác.

Tuy vậy, nhà quản trị cần bảo đảm sẽ không vô tình dẹp bỏ những xí nghiệp, sản phẩm có tiềm năng sinh lợi hoặc chưa khai thác đầy đủ. Cần phải rà soát cẩn thận xem đơn vị kinh doanh đó, thương hiệu đó có còn “không gian” để mở rộng trong tương lai hay không, chúng có những tài sản nào có thể mở vào các thị trường mới hay không.

Cho dù kinh tế suy thoái thì các nguyên tắc cơ bản để tạo ra những doanh nghiệp tăng trưởng mạnh cũng vẫn không thay đổi: tìm ra những vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo, tìm ra một giải pháp mà người tiêu dùng đánh giá là tốt hơn so với những giải pháp hiện hành, xây dựng một mô hình kinh tế, một kế hoạch phát triển bền vững và hấp dẫn.

Quả thật là môi trường kinh doanh đang ngày càng khó khăn hơn, những rào cản trên đường tới thành công ngày càng cao hơn, nhưng trong gian nguy vẫn có những cơ hội lớn đang chờ những người năng động phát hiện ra và nắm bắt.

HUỲNH HOA (BusinessWeek)

Nhìn lại tác động của cung tiền lên TTCK năm 2008

Năm 2008, thực thi nhiệm vụ chống lạm phát, giúp nền kinh tế hạ cánh an toàn.

Trên các thị trường tài chính, những tín hiệu phát ra từ NHNN là những tín hiệu quan trọng nhất, tác động mạnh mẽ đến giá của các loại tài sản như chứng khoán, nhà đất...

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của NHNN với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng là bình ổn kinh tế vĩ mô, ngăn chặn tác động của lạm phát. Bằng việc tăng, giảm cung tiền, NHNN sẽ “điều khiển” được chỉ số giá tiêu dùng nhằm mục đích bình ổn các chỉ số kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế ổn định.

Một vấn đề đặt ra là tín hiệu thắt chặt cung tiền được công bố khi nào? Đây là một biến số ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng, chỉ số lạm phát, thị trường chứng khoán, bất động sản…

Vấn đề thứ hai là thị trường đón nhận tín hiệu đó ra sao?


Diễn biến Vn-Index năm 2008 - Nguồn: Dữ liệu CafeF
Tín hiệu thắt chặt cung tiền, như Thống đốc Nguyễn Văn Giàu trả lời quốc hội, đã được NHNN phát tín hiệu từ ngày 28/5/2007.

Cụ thể, ngày 28/5/2007, thấy tín hiệu tiền thừa trong lưu thông, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi. “Có nghĩa từ đây đã phát tín hiệu hoàn toàn thắt chặt chính sách tiền tệ”, Thống đốc nói.

Ngày 6/6/2007, báo Đầu tư dẫn lời một chuyên gia ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại TP.HCM: “Theo tính toán , số tiền sẽ bị hút trở về Ngân hàng Nhà nước bởi biện pháp này sẽ lên tới khoảng 40.000 - 50.000 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ đối với các ngân hàng hiện nay”.

Cũng theo báo Đầu tư, phản ứng của một số ngân hàng khi trao đổi với báo chí là "hơi sốc" bởi quyết định tăng dự trữ bắt buộc được đưa ra khá đột ngột, và mức tăng gấp đôi là rất lớn.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần thậm chí còn cho rằng, nếu ở góc độ của một ngân hàng thì ông không thích biện pháp này, bởi nó làm chi phí vốn của ngân hàng tăng lên.

Sau đó hơn 1 tháng đến ngày 30/6/07, một loạt cảnh báo về nguy cơ lạm phát trên phương tiện truyền thông. Như vậy, có lẽ NHNN đã nhìn thấy trước được nguy cơ lạm phát và đã phát tín hiệu thắt chặt cung tiền mạnh mẽ.

Nhìn vào diễn biến VN-Index trong khoảng thời gian này, có vẻ như ảnh hưởng của việc thắt chặt chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán được cảm nhận khá rõ.

Sau khi đạt đỉnh cao ở mốc 1.107 điểm ngày 22/5/2007, TTCK giảm nhẹ (thông tin NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ có thể được giới đầu tư dự đoán trước) cho đến ngày 28/5/2007, NHNN chính thức công bố chính sách thắt chặt tiền tệ bằng việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, TTCK liên tục giảm sâu đến mốc 1.105 điểm vào ngày 17/8/2008.

Sau đó, TTCK có xu hướng phục hồi nhưng với việc NHNN tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ bằng nhiều các biện pháp bắt các ngân hàng mua 20.3000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát đã cắt đứt sự hỗ trợ tài chính của các nhà đầu tư từ ngân hàng và các công ty chứng khoán.

Kể từ đó xu hướng cấp 1 của của chỉ số VN-Index là xu hướng giảm. Điều đáng lưu ý là có những thời điểm khi TTCK giảm sâu xuống 600 điểm, rất nhiều nhóm lợi ích liên quan đến TTCK yêu cầu Nhà nước ngăn chặn sự giảm sâu của TTCK, một trong những biện pháp đó là cho SCIC, Tổng công ty vốn Nhà nước can thiệp trực tiếp vào thị trường. Các quan chức cấp cao kêu gọi nhà đầu tư mua vào vì giá không thể giảm nữa.

Kết quả của những biện pháp hành chính đó vào thị trường được trả lời bằng diễn biến của TTCK 2008 trong suốt một năm qua. Có cơ sở để hoài nghi rằng chính cung tiền đã quyết định diễn biến dài hạn của TTCK chứ không phải những biện pháp can thiệp.
Huỳnh Duy

Giữ tỉ giá không quá 18.000 đồng/USD

Nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời kỳ suy thoái kinh tế là cơ hội lớn cho doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ ở nước ta đầu tư chiều sâu, như mua kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của các quốc gia khác trên thế giới với giá đang rất rẻ, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn để chuẩn bị cho giai đoạn cạnh tranh mới sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Khi phương án kích cầu đã có, tiền đã có, câu hỏi mà nhiều DN đặt ra là làm thế nào để kiếm được lợi nhuận từ nguồn hỗ trợ bởi gói kích cầu của Chính phủ và tận dụng nguồn vốn vay đang rẻ? Có hai điểm cần lưu tâm.

Thứ nhất, trong phương án vay vốn, lý lẽ có giá trị thuyết phục nhất là để duy trì việc làm cho người lao động, vì đây chính là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu kích cầu của Chính phủ.

Thứ hai, phải nêu mục tiêu vay vốn là để chuẩn bị sức mạnh cho cạnh tranh trong tương lai. Đó là việc riêng của từng DN dựa theo chiến lược của HĐQT và cũng là bí mật kinh doanh nên ngân hàng khó có thể từ chối cho vay.

Về phía DN, việc cần làm là giăng lưới đón lõng tài trợ hoặc nguồn vốn rẻ và kéo lưới thật nhanh.

Để có lưới lớn, phải thiết kế ra những khoản đầu tư trong tương lai nhưng tiêu dùng hiện tại hoặc có thể phối hợp với DN khác cùng đón lõng lợi thế kích cầu. Muốn “cá, tôm” vào nhiều, phải có cách thu hút.

Đó là những luận giải trong đầu tư, kinh doanh mang tính thuyết phục cao, mà thuyết phục nhất lúc này là tăng được việc làm, duy trì thu nhập cho người lao động và tăng năng lực cạnh tranh trong tương lai.

“Luồng cá” đi rất nhanh vì chính sách tài chính đặc biệt lúc này có được là nhờ... suy thoái. Khi qua điểm đáy suy thoái, chính sách tiền tệ sẽ bị thắt chặt để không bị lạm phát.

Cho nên, các DN phải tập trung toàn bộ lực lượng, từ con người, vốn, các giải pháp kinh doanh, các dự án đang có để tận dụng các khoản vay lãi suất thấp của ngân hàng và cơ hội giảm thuế của Chính phủ.

Theo tính toán sơ bộ, gói kích cầu của Chính phủ chiếm khoảng 6% GDP của VN - tỉ lệ không nhỏ so với các nền kinh tế khác. Theo kinh nghiệm các nước, Chính phủ ta cần làm một số việc để kích cầu hiệu quả.

Đó là phân bổ cụ thể và chi tiết vào đúng lĩnh vực trọng yếu để tạo nhu cầu tiêu dùng hàng nội địa trong thời gian ngắn. Cũng cần có biện pháp bảo vệ gói kích cầu không bị hàng ngoại nhập xâm lấn.

Muốn vậy, Chính phủ cần có chính sách tỉ giá hối đoái hợp lý để hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, bảo đảm cán cân thanh toán quốc tế.

Tỉ giá hối đoái là vấn đề đặc biệt nhạy cảm, nhất là trong nền kinh tế bị “đô la hóa” như VN, người dân có thể chuyển tiết kiệm từ loại tiền tệ này sang loại khác, gây bất lợi cho phân bổ nguồn lực tài chính, thậm chí tạo tâm lý cất trữ ngoại tệ một cách kém hiệu quả.

Vì vậy, việc điều chỉnh tỉ giá cần phải được nghiên cứu thận trọng, có mức độ hợp lý. Trong đó, cần tính đến sự biến động của USD và các ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế cũng như thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và nợ ngoại tệ của các DN trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, nợ nước ngoài và thâm hụt thương mại, thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở tăng trưởng xuất khẩu.

Vì vậy, vấn đề mấu chốt là tỉ giá hối đoái phải có tác dụng tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn cho hàng xuất khẩu.

Mức điều chỉnh tối đa tỉ giá hối đoái VNĐ/USD từ nay đến cuối năm 2009 chỉ nên dừng ở 5%-6%, tương đương 18.000 VNĐ/USD.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa
NLĐ

Bất động sản: Thời điểm và cơ hội

DJ Financial đã trở thành công ty trong nước đầu tiên thuê lại một trung tâm thương mại do nhà đầu tư nước ngoài xây dựng khi chính thức công bố hồi đầu tháng là đã ký hợp đồng thuê và khai thác độc quyền khu trung tâm thương mại tại dự án Hanoi Plaza Hotel.

Trung tâm thương mại này có tổng diện tích gần 20.000m2 và nằm trong tổ hợp khách sạn 5 sao với 360 phòng và cao ốc văn phòng cho thuê rộng 53.000m2 do Tập đoàn Charmvit (Hàn Quốc) đầu tư xây dựng trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội.

Tiên phong chớp cơ hội

IDJ Financial không chuyên về bán lẻ mà là một công ty đầu tư tài chính và phát triển doanh nghiệp. Nhưng IDJ Financial đã nhận thấy cơ hội đầu tư hiếm có vào thị trường bán lẻ khi Việt Nam chính thức mở cửa cho các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài kể từ đầu năm nay.

Ông Trần Trọng Hiếu- Tổng giám đốc IDJ Financial nhận định, việc Việt Nam mở cửa cho các hãng bán lẻ nước ngoài tham gia vào thị trường bán lẻ trong nước theo cam kết của WTO, kéo theo đó là làn sóng xâm nhập ồ ạt của các tập đoàn bán lẻ vì Việt Nam là một thị trường bán lẻ hấp dẫn với doanh thu bán lẻ dự kiến tăng trưởng bình quân trên 20%/năm.

Ông Richard Leech- Giám đốc Dịch vụ bán lẻ của Công ty tư vấn CB Richard Ellis, cũng cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay là “sự kết hợp hoàn hảo giữa thời điểm và cơ hội”.

Nhưng để mua lại một dự án trung tâm thương mại trong thời điểm này không phải dễ dàng. Đa phần các trung tâm thương mại do nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xây dựng được các nhà bán lẻ nước ngoài danh tiếng như Parkson và Big C thuê lại. IDJ Financial đã mất nhiều tháng để thuyết phục Charmvit cho thuê lại toàn bộ trung tâm thương mại trước khi hoàn thành vì việc cho thuê trước sẽ giúp Charmvit có được một khoản doanh thu khá lớn để xây dựng tiếp khu khách sạn và văn phòng cho thuê. Với hợp đồng này, IDJ Financial không phải đầu tư xây dựng trung tâm thương mại mà có thể kinh doanh ngay sau khi nhận bàn giao từ Charmvit.

Nhưng việc IDJ Financial mua lại trung tâm thương mại Hanoi Plaza không đơn thuần là khoản đầu tư riêng của công ty này mà nó có thể khởi đầu cho một phương thức đầu tư mới tại Việt Nam.

Từ trước đến nay, chủ đầu tư các trung tâm thương mại thường kiếm doanh thu và lợi nhuận thông qua việc cho các nhà bán lẻ thuê các gian hàng chứ chưa phải là kênh đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Vì thế IDJ là công ty tiên phong cho phép các nhà đầu tư cá nhân tham gia đầu tư vào trung tâm thương mại Hanoi Plaza.

Theo đó, các nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà bán lẻ có thể thuê lại gian hàng từ IDJ Financial với giá thấp nhất 4.000 đô-la Mỹ/m2 trong suốt vòng đời của dự án; sau đó, các nhà đầu tư này có thể cho các nhà bán lẻ thuê lại gian hàng.

Kênh đầu tư mới

Đây là lần đầu tiên các nhà đầu tư có thể tham gia vào một trung tâm thương mại nhưng thực chất phương thức này cũng không khác gì việc mua lại căn hộ cao cấp để cho người nước ngoài thuê.

Ví dụ, cao ốc Vincom Park Place hiện đang rao cho thuê căn hộ với giá bình quân 4.000 đô-la Mỹ/m2 trong suốt thời gian của dự án và người mua có thể cho người nước ngoài thuê lại và hình thức này sẽ mang lại doanh thu thường xuyên không nhỏ cho nhà đầu tư.

Mặc dù chưa quảng bá rộng rãi và mức giá cao nhưng đã có rất đông khách hàng là các nhà đầu tư đã ký kết thuê lại gian hàng từ IDJ Financial trong tuần qua, cho thấy mức hấp dẫn của hình thức đầu tư này-bất chấp thị trường bất động sản đóng băng.

So với đầu tư vào căn hộ cho thuê thì khoản đầu tư mua gian hàng tại Hanoi Plaza khá đắt. Nhưng xét về thu nhập thì cho thuê gian hàng tại các trung tâm thương mại cao cấp sẽ mang lại doanh thu lớn hơn nhiều so với cho thuê căn hộ. Mức giá cho thuê căn hộ cao cấp hiện nay khoảng 30-40 đô-la Mỹ/m2, thấp hơn nhiều so với giá thuê tại các trung tâm thương mại cao cấp.

Hà Nội hiện tại có khoảng 13 trung tâm thương mại với tổng diện tích 100.000m2. Giá thuê trung bình của các trung tâm thương mại không nằm ở khu vực trung tâm dao động từ 25-60 đô-la Mỹ/m2/tháng nhưng giá thuê ở các trung tâm thương mại khu vực trung tâm cao hơn rất nhiều, từ 65-150 đô-la Mỹ/m2/tháng.

Ông Hiếu tin tưởng rằng, với một vị trí đẹp, nằm trong khu vực dân cư có thu nhập cao và sát cạnh hàng chục cao ốc văn phòng, khách sạn 5 sao, nên Hanoi Plaza sẽ là trung tâm thương mại cao cấp nhắm đến những thương hiệu nổi tiếng thế giới và mức giá thuê trung bình của Hanoi Plaza khi mở cửa có thể đạt được ở mức 100 đô-la Mỹ/m2/tháng. Với giá thuê như vậy thì chỉ vài năm là nhà đầu có thể thu hồi vốn.

Ông Hiếu có cơ sở để lạc quan về mức giá thuê cao của trung tâm thương mại này vì hiện nay, khu mua sắm của Big C đối diện với Hanoi Plaza cũng đã cho thuê với mức giá 100 đô-la Mỹ/m2/tháng mặc dù đây chưa phải là trung tâm thương mại cao cấp.

Nhưng các nhà đầu tư cũng cần tính đến nguồn cung diện tích bán lẻ trong thời gian sắp tới để cân nhắc mức giá có thể cho thuê được tại Hanoi Plaza.

Theo ước tính của CB Richard Ellis, mỗi năm, Hà Nội sẽ đón nhận thêm 41.000m2 trung tâm thương mại mới trong vòng 2 năm tới và đến 2010, nguồn cung mới có thể lên đến 330.000m2.

Đa số các dự án trung tâm thương mại mới được xây dựng ở khu vực Mỹ Đình và Mễ Trì, tức là bao quanh dự án Hanoi Plaza. Trong số này, có thể kể đến một số dự án khá nặng ký như Keangnam Hanoi Landmark Tower, Indochina Plaza Hanoi, The Garden và Tổ hợp Cổng Tây.

Các dự án này đi vào hoạt động cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh cho thuê gian hàng sẽ tăng lên, từ đó, tạo sức ép lên giá cho thuê. Nếu có nhiều diện tích trống thì các trung tâm thương mại sẽ buộc phải hạ giá thuê và vì thế, doanh thu sẽ bị ảnh hưởng.

Ông Hiếu cho rằng, ở một xã hội mà thu nhập ngày càng cao sẽ ngày càng có nhiều trung tâm thương mại mới ra đời. Điều đó không có gì bất thường. Mỗi trung tâm thương mại sẽ có cách thức riêng về quản lý, thu hút khách thuê và khách mua sắm.

IDJ Financial sẽ cộng tác với các tập đoàn bán lẻ và quản lý bán lẻ nổi tiếng trên thế giới nhằm xây dựng một trung tâm thương mại quy mô và đẳng cấp hàng đầu Việt Nam.

Dự kiến trung tâm thương mại này sẽ đi vào hoạt động năm 2010 và sẽ là trung tâm thương mại sang trọng đầu tiên khai trương tại khu vực trung tâm mới của Hà Nội.

Theo Trần Ngọc
Báo Doanh nhân

29.1.09

Người Việt làm được những điều khiến thế giới kinh ngạc Ông Bùi Kiến Thành - chuyên gia kinh tế, một trong những Việt kiều đầu tiên về VN để lập nghi

Người Việt làm được những điều khiến thế giới kinh ngạc

Ông Bùi Kiến Thành - chuyên gia kinh tế, một trong những Việt kiều đầu tiên về VN để lập nghiệp - nhìn nhận: "Những khó khăn, thách thức hiện tại chỉ là nhất thời và người Việt sẽ vượt qua tất cả, sẽ làm được điều đáng ngạc nhiên, như cách đây hơn 20 năm họ đã làm được trong công cuộc đổi mới".

- Năm 2008 đã qua đi trong khó khăn, thách thức, trong nhiều cung bậc, diễn biến khác nhau của nền kinh tế. Để nhìn lại năm vừa rồi, thì theo ông đâu là điểm cần phải quan tâm nhất?

- Tình hình kinh tế của Việt Nam đến cuối năm 2008 đứng trước những thách thức rất lớn. Để mà nhìn lại, thì có lẽ trước tiên phải nhìn lại chính sách tiền tệ. Năm qua, để kiềm chế lạm phát, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Nhưng chính vì thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất cho vay lên cao chót vót, có thời điểm lên tới 21%, khiến doanh nghiệp không hoạt động được. Sản xuất suy giảm, gây khó khăn cho xuất khẩu, lại cộng thêm tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên xuất khẩu càng giảm sút. Giờ muốn quay trở lại tình hình cũ, thì có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có việc quản lý tiền tệ. Có lẽ, cũng nên tính đến chuyện xem xét lại chính sách hối suất. Mình cố gắng giữ tiền đồng ở mức cao, nhưng như thế không tăng được khả năng cạnh tranh cho xuất khẩu. Ở các nước khác, Trung Quốc chẳng hạn, muốn phát triển xuất khẩu nên họ giữ hối suất thấp, giữ đồng tiền của họ rẻ. Bên cạnh đó, cũng phải coi lại chính sách thuế.
Ông Bùi Kiến Thành - Ảnh: Vietimes.

- Chính phủ Việt Nam mới đây đã quyết định miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, chính sách này có thể chỉ là "nước chảy chỗ trũng" không tới được các doanh nghiệp gặp khó. Quan điểm của ông thế nào?

- Đúng là đã có những chiều hướng tích cực khi Chính phủ Việt Nam quyết định miễn giảm thuế cho doanh nghiệp. Tôi cho rằng, khi ta áp dụng chính sách gì tức là phải áp dụng cho toàn thể nhân dân để có sự công bằng trong xử lý. Phải tạo ra một sân chơi bình đẳng để những “anh” làm tốt rồi sẽ làm tốt hơn nữa, chưa làm tốt thì cố gắng làm tốt lên, chứ đừng nói làm tốt rồi thì thôi, tôi không nghĩ tới “anh” nữa. Chính cách nghĩ này, tâm lý này sẽ tạo ra cơ chế “xin - cho”, mà bao lâu nay chúng ta đã cố gắng để xóa bỏ nó.

- Còn liên quan đến chính sách tiền tệ, với tư cách là một chuyên gia về tài chính - ngân hàng, theo quan điểm của ông, Việt Nam sẽ phải làm thế nào?

- Tôi cho rằng, phải xác định rõ ràng vai trò của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng trung ương là một thể chế của nhà nước, có quyền phát hành tiền tệ. Ở các nước khác, ngân hàng trung ương không chịu sự khống chế của bất kỳ chính phủ nào, mà chỉ chịu trách nhiệm điều tiết tiền tệ, điều tiết lượng tiền lưu thông đủ cho thị trường để tránh lạm phát. Cái đó, ngân hàng trung ương của Việt Nam chưa làm được, chưa thể hiện rõ vai trò điều tiết tiền tệ của mình.

Trong tình hình doanh nghiệp và cả nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thì Ngân hàng Nhà nước phải cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế, giúp ngân hàng thương mại có vốn để cho doanh nghiệp vay vốn, phát triển sản xuất - kinh doanh. Chính sách tiền tệ phải “nuôi” nền kinh tế phát triển. Có nhiều vị phản biện rằng, làm như vậy sẽ gây ra lạm phát. Nhưng xin thưa rằng, hai cái đó không có liên hệ gì trực tiếp với nhau. Chuyện cung cấp vốn cho ngân hàng thương mại để ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho doanh nghiệp phải dựa trên dự án, dựa trên sự khả thi, hiệu quả kinh tế của dự án, chứ ta không cho vay tiền với lãi suất thấp để mọi người tiêu xài.

- Nhưng nếu cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp, thì lại gây khó cho ngân hàng, vì vừa qua, họ đã phải huy động với lãi suất rất cao...?

- Không phải cứ huy động cao như vậy thì bắt buộc phải cho doanh nghiệp vay với lãi suất cao. Ta phải giải quyết bằng cách khác. Có những hoạt động ngân hàng chịu được lãi suất cao, đó là tín dụng tiêu dùng. Người ta có thể cho vay mua ôtô, tủ lạnh với lãi suất 17-18%. Ở bên Mỹ, thậm chí lãi suất lên đến 20%, người dân vẫn vay để tiêu dùng. Tiêu dùng không ảnh hưởng tới sản xuất - kinh doanh. Vì vậy, các ngân hàng phải tổ chức cho vay tiêu dùng hợp lý, đồng thời áp dụng một mức lãi suất hợp lý đối với sản xuất - kinh doanh, tốt nhất là nên áp dụng lãi suất thỏa thuận, tách riêng cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất - kinh doanh.

Tôi xin nhắc lại rằng, để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này, quan trọng nhất là chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước phải điều tiết tốt vai trò của mình, bảo đảm được lưu lượng tiền cho nền kinh tế phát triển, không nhiều quá, cũng không ít quá, lãi suất phải xuống thấp nhất có thể. Về vấn đề thuế cũng vậy, giảm thuế là để doanh nghiệp có thêm được thế cạnh tranh tốt trong vấn đề chi phí đầu vào. Còn đối với nhân dân, giảm thuế là để họ có tiền tiêu dùng.

- Chúng ta có thể hy vọng ở một tương lai sáng sủa hơn trong năm 2009?

- Năm 2009, tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa có gì sáng sủa. Và điều này sẽ tác động, tuy là gián tiếp, nhưng cực kỳ mạnh đối với Việt Nam. Xuất khẩu của mình chiếm tới 70% tổng sản phẩm quốc nội, nên chỉ co lại một, hai chục phần trăm đã là rất khó khăn rồi. Chính vì thế, khi thị trường cũ suy giảm thì mình phải xoay đổi chiến lược phát triển sang các thị trường xuất khẩu mới, đồng thời phát triển thị trường nội địa. Phải tổ chức thị trường nội địa thì mới phát triển bền vững được. Tuy vậy, vẫn phải tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu song song với một thị trường nội địa đủ mạnh. Trung Quốc hiện nay cũng rất quan tâm thị trường nội địa. 30 năm nay, Trung Quốc tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, bây giờ họ cũng tập trung vào thị trường nội địa, bởi chỉ có như vậy mới giải quyết được công suất của họ.

- Gần đây, Chính phủ Việt Nam cũng đã có định hướng đối với việc phát triển thị trường nội địa. Theo ông thì làm sao chúng ta có thể chuyển hướng một cách hiệu quả?

- Đúng là chúng ta đã có định hướng vào thị trường nội địa, nhưng chưa có chính sách cụ thể. Theo tôi, phải làm sao tạo điều kiện để 70% dân số (là nông dân) của chúng ta ăn nên làm ra. Phải tạo cho nông thôn có được lợi thế phát triển bằng những biện pháp tài chính, hỗ trợ giống tốt, thủy lợi tốt, hạ tầng cơ sở tốt. Tất cả những gì nông nghiệp cần, nông thôn cần, phải làm cho tới nơi tới chốn. Công suất lao động ở nông thôn hiện nay rất là thấp, phải làm sao nâng công suất lên. Nếu nông thôn phát triển tốt sẽ kích cầu tốt, cả nền kinh tế cùng phát triển theo. Rồi sau đó sẽ dẫn đến thay đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp.

Nhân đây tôi cũng muốn nói thêm là, nhiều biện pháp mà chúng ta đang áp dụng sẽ phát huy tác dụng trong nhất thời. Nhưng cái chúng ta cần không phải chỉ là trong nhất thời mà thôi. Chúng ta cần “chữa lửa”, nhưng không có nghĩa là cả 365 ngày đều phải đi “chữa lửa”. Vì thế, cần phải có một chính sách ổn định và nhất quán.

Tôi cho là, trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước phải làm cho đúng Nghị quyết của Đại hội X, huy động được mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để vượt qua thách thức. Làm được như vậy thì tình hình của mình sẽ sáng sủa vô cùng.

- Theo ông, làm thế nào để có thể huy động tinh hoa của người Việt, nhất là những kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài về đóng góp cho đất nước?

- Việt kiều là một nguồn lực lớn. Muốn thu hút tinh hoa của họ thì chúng ta phải có một chính sách toàn diện đối với Việt kiều, công nhận người Việt Nam bất kỳ ở đâu đều là công dân Việt Nam, đồng quyền lợi, đồng trách nhiệm và nghĩa vụ với người dân trong nước.

- Tổng lực sức mạnh của người dân Việt liệu có đủ để vực dậy nền kinh tế Việt Nam, thưa ông?

- Người Việt đã và luôn làm được những điều khiến cả thế giới kinh ngạc. Chẳng hạn như câu chuyện hồi những năm 1980-1981. Thời đó, kinh tế Việt Nam rất khó khăn. Nhưng nhờ bố trí người đúng chỗ, chúng ta đã thực hiện được công cuộc đổi mới. Phải nói rằng, chính sách đổi mới là một cuộc cách mạng cực kỳ vĩ đại, nó thay đổi cả hệ thống, bỏ bao cấp, bỏ kinh tế tập trung, đi qua nền kinh tế thị trường. Đó là điều mà cả thế giới không ai tin được. Nhiều chuyên gia trên thế giới coi đó như là một phép lạ, bởi vì ngay cả các nước như Liên Xô, hay các nước Đông Âu đã có thời điểm sụp đổ, phải phá hết và làm lại. Nhưng Việt Nam thì vẫn xây dựng được cái mới trên nền cái cũ. Phải nói rằng, cái siêu việt của Việt Nam chính là có được trí tuệ đầy đủ để chuyển đổi những cái dường như không thể chuyển đổi được, giống như hình ảnh của con tằm, chuyển đổi thành con ngài, con bướm.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa là Việt Nam đã chuyển đổi được 180 độ. Trong 180 độ đó, chúng ta mới chuyển đổi được 150 độ, còn 30 độ nữa thì hiện giờ chính là cơ hội để mình chuyển đổi. Trong nguy bao giờ cũng có cơ. Nguy cơ thấy mình tụt hậu, nguy cơ thấy mình yếu kém, nguy cơ đứng trước những bất ổn kinh tế - xã hội, thì chúng ta phải tiếp tục chuyển đổi, tiếp tục đổi mới. Mong rằng, khi bị đẩy vào chân tường, chúng ta sẽ có cách để đứng lên.

- Vậy thì rất có thể, chúng ta lại tiếp tục khiến cả thế giới kinh ngạc...?

- Tôi luôn tin tưởng ở tương lai xán lạn của dân tộc Việt Nam. Đó là vì sức lực của dân tộc Việt Nam, trí tuệ siêu việt của người Việt Nam. Chúng ta đã bao lần đứng trước khó khăn trong lịch sử, nhưng rồi mọi chuyện đều đã giải quyết được, từ cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đến những vấn đề năm 1980 - 1981. Nước Việt Nam đã trở thành một xã hội tiến bộ, vì thế, nên tin tưởng ở tương lai tươi sáng. Tôi cho là, những cái gì nhất thời còn khó khăn thì sẽ có cách giải quyết, những cái gì thực sự là căn bản khó khăn, chúng ta cũng sẽ giải quyết được. Không có gì phải ngại cả. Cái đó liên quan đến tinh hoa, trí tuệ của người Việt Nam. Chúng ta sẽ tìm được cách giải quyết những vấn đề tưởng chừng khó khăn nhất.

(Theo Đầu Tư)

Năm 2009 và những xu hướng

Năm 2009 sẽ là năm của sự cộng tác, mạng xã hội, sự lên ngôi của cá nhân, các dịch vụ theo yêu cầu, sống trong nhà có vườn, các hệ thống giá trị thay đổi ...

1. Cộng tác:

Suy thoái kinh tế trong năm 2008 đã cho thấy rằng nó là "môi trường lý tưởng" cho xu thế này phát triển. Ngân sách eo hẹp dần và những dòng tiền ảo đã buộc mọi người và doanh nghiệp phải thiết lập những mối quan hệ mà hai bên cùng có lợi nhằm giảm thiệt hại do tình trạng suy thoái gây ra. Kết hợp thương hiệu đã trở thành một thuật ngữ marketing phổ biến năm 2008 và nền kinh tế toàn cầu đầy bất ổn lại là động lực để cho xu hướng được coi là cơ hội thực tế, nếu không muốn nói là cần thiết.

Ngành hàng không đang kêu gọi các doanh nghiệp hợp sức để vượt qua khó khăn sau khi thua lỗ đến 4 tỷ USD trong ba quí đầu năm 2008 do lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển sụt giảm mạnh. Hãng hàng không British Airways của Anh hiện tại đang trong quá trình đàm phán sáp nhập với Quantas đồng thời tiến hành các cuộc thương lượng tương tự với Iberia, trong khi hãng này cũng đang tìm kiếm một liên minh xuyên đại tây dương với Hãng hàng không American Airlines của Mỹ.

Ở mức độ hộ gia đình, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tài chính cũng đã bắt đầu chung lưng đấu cật với nhau với nhau bằng cách chia sẻ chỗ ở cũng như gom góp các nguồn lực khác. Các gia đình đa thế hệ cũng như một thế hệ, hay các cặp vợ chồng mới li hôn cũng chấp nhận sống cùng nhau để cắt giảm chi phí và thuận tiện trong việc hỗ trợ nuôi dạy con cái.

Xu hướng này phản ánh ở các khái niệm khác như phong trào phần mềm nguồn mở trong ngành công nghệ thông tin nơi mà khái niệm chia sẻ và cộng tác được cho là hướng đi mới thay thế tư tưởng truyền thống về sở hữu mang tính cục bộ đã lạc hậu và có nhiều hạn chế.

2. Dịch vụ mạng xã hội là lực lượng huy động

Các dịch vụ mạng xã hội như MySpace, Facebook và Twitter tạo kết nối giữa mọi người theo cách thức mà trước đây chưa từng có. Chúng ta đang trải qua giai đoạn "trăng mật" của truyền thông tân tiến và chúng ta cũng đang bắt đầu nắm bắt tiềm năng đích thực của hình thức liên kết nối. Các cá nhân có thể thảo luận bất cứ chủ đề nào mà họ thấy hấp dẫn với những người cùng khuynh hướng. Mọi người lập diễn đàn hoặc nhóm để chia sẻ thông tin với nhau.

Phạm vi của các cuộc chuyện trò ngày nay hoàn toàn không thể tưởng tượng được, kể từ những điều vô thưởng vô phạt như độc tính trong nhựa cây thông cô đặc cho tới nghiên cứu so sánh về máy chơi game Nintendo trong những năm 1970. Các nhóm phổ biến đang giữ được chỗ đứng và dần dần trở thành một lực lượng quan trọng.

Lấy ví dụ về vụ việc gần đây với Coca-Cola với một ý tưởng lớn. (Lưu ý rằng Coca-Cola là một tập đoàn đa quốc gia lớn vậy tại sao nó lại ảnh hưởng bởi một tiếng nói đơn lẻ?)

Tuy nhiên điều mà Simon Bery, một người có ý tưởng lớn, làm là khởi tạo một nhóm trên Facebook với chủ đề "Hãy nói với Coca-Cola về bảo vệ trẻ em thế giới" và mời tất cả bạn bè anh ta tới tham gia, những người này sau đó lần lượt mời thêm những người bạn của họ. Ý tưởng này nhằm sử dụng tiếng vang của Coca-Cola và rộng hơn là hệ thống phân phối của hãng để gửi muối súc miệng hydrát và các loại thuốc men tới những nơi nghèo nhất ở châu Phi.

Lí do gì để Coca-Cola có thể nói không? Cho nên, một website ra đời mang tên ColaLife, được thiết kế nhằm mở rộng nhóm Facebook và khuyến khích ý tưởng cũng như sự giúp đỡ từ các thành viên tham gia trong cộng đồng.

Năm 2009 chúng ta sẽ thấy sức mạnh của các dịch vụ mạng xã hội tăng lên khi mọi người nhận ra rằng cùng chung sức với nhau họ sẽ tạo ra một ảnh hưởng rất tích cực.

3. Lập bản đồ địa lý:

Lập bản đồ địa lý gần như gắn liền với thế giới của chúng ta. Sự ra đời của công cụ tìm kiếm Google là một cuộc cách mạng của loài người trên con đường tiếp cận thông tin. Tìm kiếm chọn lọc và đo đạc khiến cho việc tiếp cận thông tin trở nên nhanh và dễ dàng hơn.

Với sự ra đời của bản đồ số GoogleMaps và công nghệ định vị toàn cầu di động GPS, chúng ta đang chứng kiến một dạng kết hợp chưa từng có trong tìm kiếm đáp ứng 100% yêu cầu, sở thích của khách hàng từ tâm trạng đến loại khạch sạn ưa thích.

IFeelLondon, IFeelNewYork và IFeelToronto đều có dịch vụ tìm kiếm khu vực theo sở thích của khách du lịch. Những hoạt động phù hợp với người thể trạng yếu lại không hợp với những người thích sự năng động. Tìm kiếm theo tâm trạng sẽ giúp có được những thông tin chi tiết về một thành phố nhiều hơn bất cứ một quyển hướng dẫn nào có bán trên thị trường, giúp thoả mãn nhu cầu rộng lớn của mọi người.

Tưong tự, SeeYourHotel là trang tìm kiếm địa phương cho phép người sử dụng có thể quan sát những bức hình về phòng khách sạn và khu vực phụ cận, cũng như có thể đọc các nhận xét của người đi trước (các chủ khách sạn quan niệm rằng: Hãy cư xử với khách như thể họ là người đến lấy tin cho tờ New York Times).

EatBite, hiện tại chỉ cung cấp tại New York, cho phép những người muốn đi nhà hàng có thể tham khảo những địa điểm gần nhất, giá cả, và thực đơn - những tìm kiếm theo yêu cầu người dùng cơ bản nhất. Riêng tôi, tôi thích thưởng thức một bánh pizza không quá 15 USD tại môt cửa hàng gần toà nhà Empire State nhất.

4. Thiết kế hệ thống khép kín:

Hiển nhiên là chúng ta cần một cách sống mới khi mà cách sống cũ đơn giản là không còn phù hợp nữa. Rác thải tiếp tục chất đống tại các bãi rác vì máy móc, cái đã thay đổi thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp, vẫn đang xả những sản phẩm độc hại ra thế giới này. toàn bộ hệ thống vận hành này cần được cải tổ lại.

William McDonough, một hoạt động môi trường và một nhà kiến trúc sư, đã kiến nghị thay đổi toàn bộ cách mà chúng ta đã thực hiện trước đến giờ. McDonough và công sự của ông, kĩ sư hoá học Michael Braungart, đã phát triển một qui trình thiết kế công nghiệp có khả năng cắt giảm hiệu quả hoàn toàn lượng rác thải.

Hệ thống Cradle-to-Cradle (hay nôi tới nôi), hay C2C (đối lập với hệ thống cradle-to-grave - nôi tới mồ) sử dụng phương pháp tiếp cận sinh học, kết hợp hài hoà giữa công nghệ của con người với qui trình biến đổi sinh thái. Đối với mô hình này, tất cả nguyên liệu thô sống sẽ được coi như chất dinh dưỡng và vận hành giống quá trình tuần hoàn của một cây, khi chết đi sẽ phân huỷ và trở thành thức ăn cho các loài thực vật khác. Tất cả các phần trong một tổng thể có thể phá vỡ và tái tạo thành những phần mới.

Trong năm 2009, tái thương mại sẽ đóng vai trò quan trọng với các doanh nghiệp nhỏ lẻ và ngày càng nhiều doanh nghiệp tiến hành kinh doanh theo hướng xoay vòng. Đối với những doanh nghiệp lớn, hầu hết đang trông ngóng các biện pháp để giảm thiểu rác thải và cải thiện uy tín công cộng, sẽ tiếp tục tìm kiếm những giải pháp tối ưu nhất cho quản lý rác thải.

McDonough Braungart Design Chemistry đã thực hiện nhiều dự án lớn cho các công ty toàn cầu như Nike, Ford và Gap cùng với vài dự án khác cho chính phủ Trung Quốc. Nếu như họ đã tin tưởng tại sao chúng ta lại không.

5. Sự lên ngôi của cá nhân:

Đã có phản ứng mạnh đối với việc hàng hoá được sản xuất tràn lan, đặc biệt ở mảng thị trường cho người tiêu dùng trưởng thành. Một số lớn người tiêu dùng mong muốn được hưởng chăm sóc đặc biệt, không phải như đối với thị trường tiêu dùng phổ thông phục vụ những khách hàng chung. Họ ngược lại là những cá nhân với thị hiếu riêng và sở thích cụ thể.

Bất kể ngành của bạn thuộc lĩnh vực nào, thì để thu hút khách hàng, bạn cần cung cấp thêm cho họ những sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được tốt nhất nhu cầu, thị hiếu cá nhân từng khách hàng.

Những công ty như Nike đã tuân theo nguyên tắc này, chứng minh bằng sự ra đời của mẫu thiết kế giầy để chơi quần vợt DIY (design-it-yourself - tự thiết kế), và được coi đã đạt bước tiến lớn bất chấp vụ lùm xùm về việc lạm dụng lao động trẻ em cuối những năm 90 thề kỉ trước. Lợi nhuận của Nike đã tăng từ 6,4 tỷ USD năm 1996 (thời điểm bắt đầu vụ kiện tụng đầu tiên) lên 17 tỷ USD năm 2007 cho thấy Công ty đã đi đúng hướng.

Phương châm "hãy làm cái gì đó và sau đó chúng ta sẽ bán nó" đang dần được thay thế bởi nguyên tắc "hãy để khách hàng thiết kế còn chúng ta sẽ sản xuất nó cho họ". Xu thế này đang ngày càng trở nên phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống.

Tự biểu hiện cũng là một nhân tố chính đối với xu hướng mang tính chất chủ nghĩa cá nhân này, cái cho thấy một sự tương phản mạnh mẽ đối với việc chống toàn cầu hoá và sự khác biệt với tâm lý phổ thông. Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ tìm thấy thêm những cách khác để thể hiện cái tôi của họ, nhất là khi họ cảm thấy mình bị ăn chặn tiền bạc.

6. Cách mạng tiêu dùng:

Sự gia tăng cái tôi cá nhân cũng có nghĩa rằng một cuộc cuộc cách mạng đáng kể đang diễn ra. Người tiêu dùng đã tiến bộ nhanh hơn chúng ta nghĩ, từ tiêu dùng thụ động tới "tiêu dùng tích cực xông xáo" như những gì mà Flux gọi, và mấu chốt của cuộc cách mạng này đến từ sự không chắc chắn về nguồn gốc xuất xứ.

Có hai xu hướng dường như đối nghịch nhau, là dịch chuyển sinh thái và công nghệ tương tác, đang cùng làm hình thành nên một người tiêu dùng rất khắt khe và rất khó để phân loại. Hệ thống Internet và kênh TV đã cung cấp lượng tri thức chung cho mọi người trên toàn cầu trong khi thế giới blog cung cấp một lượng khác nhanh và hiệu quả giúp khơi thông thất vọng và không hài lòng của họ. Thêm vào đó, những vấn đề gia tăng về môi trường đã trở được xã hội nhận thức rõ ràng hơn.

Những điều trên thực sự là cơn ác mộng tồi tệ nhất của nhà bán lẻ. Những khách hàng mới này chú trọng quan tâm không chỉ đến thương hiệu mà còn các dịch vụ chăm sóc và tính minh bạch của công ty. Nếu anh có khả năng cá nhân hoá từng chi tiết từ cái ga trải giường đến món điểm tâm sáng trong thế giới ảo, tại sao (khách hàng yêu cầu) anh không thể làm được điều tương tự trong thế giới thực? Điều này được biết như là "khoảng cách của quá trình thay đổi", sự lệch pha giữa công nghệ tiên tiến và nỗ lực đáp ứng của tập thể để bắt kịp những thay đổi mà công nghệ mang lại.

Đối với các nhà bán lẻ và các tâp đoàn, một cơ sở tốt để khởi nghiệp là hãy chuyển từ "đây là sản phâm của tôi hãy mua nó" sang "cám ơn rất nhiều vì đã lựa chọn sản phẩm của tôi", vì thực tế là người tiêu dùng hiện nay có rất nhiều cơ hội lựa chọn.

7. Sống trong nhà có vườn

Đó có thể là do ảnh hưởng hệ luỵ từ suy giảm kinh tế hoặc áp lực từ phong trào xanh, nhưng dù nhìn nhận theo cách nào, mọi người cũng phát hiện nhiều người làm vườn và trồng loại rau riêng của họ. Những người chưa có kinh nghiệm thì thử sức với cây cỏ, nhưng với người trồng rau theo mùa vụ thì có thể nói cho bạn biết lúc nào là phù hợp để trồng "pak choi" hoặc chỗ nào thì trồng măng tây. Những người thức thời đang chạy theo cái gọi là cottage garden (nơi bạn có thể trồng lẫn cả rau và hoa) đối ngược với cái gọi được là kitchen garden (nơi bạn có những khoảng trồng rau riêng).

Dù theo cách nào, khả năng tài chính eo hẹp hơn có nghĩa là bạn phải chấp nhận để khách mời "mang theo thức ăn" tới buổi tiệc mà bạn tổ chức. Người khách mời hẳn sẽ rất vui vẻ khi có cơ hội cho người khác biết khả năng làm vườn của mình bằng những sản phầm trồng được.

Flux dự đoán rằng rau trồng tại vườn nhà sẽ trở thành biểu tượng của tài sản trong xã hội.

8. Hệ thống giá trị thay đổi:

Trong một kỳ xuất bản gần đây, Tạp chí Fortune đã đặt vấn đề rằng điều gì có thể gây sợ hãi thực sự cho công ty sản xuất hàng hiệu đắt tiền. Tạp chỉ đưa ra câu hỏi "Thậm chí khi nền kinh tế toàn cầu đã ổn định, ai sẽ muốn mua những chiếc túi giá 2.000 USD hoặc những chiếc đồng hồ 5.000 USD? Hay là liệu có nguy cơ nào về việc những thương hiệu danh tiếng cũng sẽ cùng cảnh ngộ với các hãng non trẻ và trở thành thứ mọi nguời đều muốn lãng quên?

Chủ tịch hội đồng quản trị của Saint Laurent, ông Valeria Hermann, gọi tình trạng kinh doanh hiện tại là "cuộc khủng khoảng của các giá trị" và Flux cũng đồng ý như vậy. Trong năm vừa qua, nhận thức và tư duy người tiêu dùng đã cơ bản thay đổi.

Kỉ nguyên của thời trang dùng một lần và tiêu dùng chơi trội đã nhường chỗ cho những thiết kế cradle-to-cradle, bền và có thể tái chế. Sự chuyển dịch này đã khiến mọi người nhận định lại về khái niệm xa xỉ: Nó không phải là cái gì hữu hình, mà tốt hơn là cái có thể chia sẻ được và lý tưởng nhất là cái gần gũi thân thiện với bạn nhất.

Các tập đoàn cũng nhận thấy sự lên xuống của tâm trạng. Bill Gates tiên phong với chiến dịch "chủ nghĩa tư bản sáng tạo": Một nỗ lực để kéo giãn phạm vi thị trường nhờ đó các công ty có thể thu lợi bằng cách làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng hơn. Và cuộc cách mạng bắt đầu. Nếu các công ty nào đã tiết kiệm tiền để tham gia các hiệp ước, bây giờ họ lại nằng nặc có kết nối với CSI. Đó không chỉ đơn giản là gắn logo vào thứ gì đó, mà cần kinh doanh bằng cả trái tim.

9. Máy tính và sự tịnh tâm

Những ngày này dường như ngày càng khó khăn hơn để nắm bắt cơn lũ thư điện tử và tin nhắn và trong khi chúng ta đấu tranh để làm sạch hộp thư và quản lý được cuộc sống ảo, có một nhu cầu cấp bách để giữ bản thân trước khi bị cơn lốc công nghệ cuốn đi mất.

Cuộc sống ảo, đối với nhiều người trong chúng ta, đã thâm nhập vào toàn bộ cơ thể - trực tuyến là nơi đầu tiên chúng ta tìm kiếm thứ gì đó, có thể là những chỉ dẫn, số điện thoại hay thông tin sản phẩm. Khi chúng ta về nhà, chúng ta bật TV và thư giãn sau một ngày làm việc vất vả, vài người trong chúng ta có thể chơi game.

Ngày nay chúng ta tiếp xúc với các loại màn hình (di động, máy tính, ti vi) nhiều hơn với những người xung quanh. Nhưng về lâu dài, những cuôc gọi tinh tế sẽ mang đến một tiếp cận chính thống hơn đối với cuộc sống, khi chúng ta nhận ra nhu cầu được nuôi dưỡng bản thân cả về tinh thần và vật chất trong một thực tế chân thực.

Một bài tập thể dục để làm giảm căng thẳng không giúp được nhiều. Bài thực hành đáng lưu tâm hơn như thiền, yoga trở nên dễ chấp nhận như một phần tất yếu của cuộc sống. cững như những tín ngưỡng tôn giáo cổ như Kabbalah đã giúp tìm về cội nguồn tư tưởng. Những điều thiết thực đó sẽ cho cảm giác được kết nối với cuộc sống tốt hơn Internet, khi mà mọi người cứ cố gắng tìm ra ý nghĩa trong thế giưói tâm linh.

Năm 2009, mọi người sẽ có xu hướng tìm kiếm nền tảng đảm bảo chắc chắn giữa một trận bão thông tin của thế giới ảo.


Theo Hà Linh
Vietnamnet

15.1.09

How to Manage Your Boss

It's one of the most common questions I hear: "How can I influence my boss? How can I manage up?"

About the Author

Patrick Lencioni is a business consultant and author whose books include "The Five Dysfunctions of a Team" and "Death by Meeting."

My response disappoints people who are looking for a subtle, clever interpersonal strategy for manipulating a manager. I put the onus right back on the employee.

Anyone who wants to influence their boss has to start by accepting that the manager actually does want to do better. Many employees seem to think their bosses have no desire to improve. How do I know this? Because whenever I ask mid-level managers if they want to improve their management skills, and if they are open to suggestions, they say yes. Most of them genuinely seem to mean it. But when I ask if they think their bosses share that desire for improvement and feedback, they usually give me a skeptical look and shake their heads -- without realizing the contradiction of their response.

This discrepancy can be attributed to the fundamental attribution error, a concept I learned in a social psychology class I took in college. According to the theory, we tend to assume that other people's faults stem from internal, fundamental flaws. But we attribute our own faults to temporary environmental factors. For instance, when our boss manages poorly, we believe that he does it because he intends to and is inherently a bad leader. When we manage poorly, we're simply making a mistake because of the pressure we're under.

[How to manage up] Getty Images

Managing up

Of course, this makes no sense. Until we realize and address our natural but dangerous biases, we won't be able to give our managers the benefit of the doubt and accept that they are really open to our suggestions for improvement. When we do that, we can move on to the second step of managing upward: Taking the right approach.

The key to doing this second step right is mastering something I call the "kind truth." To understand the kind truth approach, it is helpful to look at the two most ineffective standard approaches.

The "activist" method is best demonstrated when a frustrated employee charges into the manager's office as a self-appointed representative of the people, defiant and determined to put the clueless leader in his place. This often works on television and in movies, but in reality it is usually ineffective. It puts the leader in an extremely difficult situation, forced to choose between defending himself in the face of an apparent revolt and cowering under pressure. Most leaders with any pride will choose to defend.

The other approach that doesn't work is the sycophantic method, whereby a well-intentioned employee ingratiates himself to the leader by regularly agreeing with him and telling him how wonderful he is, with the intention of one day slipping in helpful and subtle suggestions for improvement. This doesn't work because subordinates who suddenly find themselves in the good graces of a boss quickly realize that they like their new status. So they balk when it comes to being honest and putting their improved position at risk. And their boss isn't usually going to beg them to be tough on him, happy to have new friends.

The best approach, the kind truth method, involves honestly empathizing with the manager's situation, and expressing that empathy. By appreciating what the manager is facing and why he might be struggling, you open him up to hearing a well-intentioned suggestion about how he can do a better job.

How do I know this works? Because for many years I used it and found myself rewarded for doing so by my superiors. I was the guy that people pushed into the CEO's office and said, "You tell him!" Virtually every time I spoke the kind truth, I found that the CEO listened to me and heeded my advice. Over time I found that he started turning to me. He knew I wouldn't rant and rave at him, nor kiss up. Instead, I would offer candid, helpful advice.

What if this approach doesn't work for you? What if you are punished or shunned for this? That is probably a good sign that it's time to polish your résumé, without guilt or second thoughts, and find someone new who is open to being upwardly managed.

MBA Writing Tips

At some business schools, good writing is on the curriculum.

MBAs may be good at analyzing spreadsheets and reading financial statements, but many cringe when faced with a lengthy academic writing assignment. The task can be especially difficult for students who have been in the work force for four or five years and haven't written a serious academic paper or report since college.

Writing classes typically aren't on most business schools' list of core required courses, but business schools are starting to recognize that MBAs' rusty composition skills could benefit from a brush-up. In Minneapolis, the University of St. Thomas' Opus College of Business requires that all students take a writing and spoken communication course during their first year. The school's writing communication lab professors helps students improve their writing skills, coaching them on everything from how to write a case study analysis to lengthy academic papers.

Rosanne Bane, an Opus faculty member, has taught the school's Business Writing Communication Lab for the school's full-time MBA program for the past four years and currently teaches and coaches the school's Executive MBA students. She will be offering a workshop on business writing this month called "The Write Stuff: Writing for MBA Courses" at Opus. Bane agreed to share some tips on how MBA students can make their writing sharper and more effective:

DON'T BE LONG-WINDED

One of the things most valued in business writing is the ability to get to the point—quickly. "In business writing, conciseness is a prime virtue," Bane says. Students often lose sight of this in business school, and will sometimes "just add fluff" for the sake of getting to a required page count for a paper. Bane counsels students to look over their papers closely after they've written the first draft, taking out unnecessary words or flowery phrases. While some extra words and elaboration may be permissible on an academic paper, students need to show restraint when they are writing documents for business clients. For example, second-year students at Opus typically prepare a market research report for business clients and often feel the need to try to fit every data point into the paper. "It's going to be a long report anyway, so don't make it any longer by throwing in words or phrases you don't need," Bane says.

KNOW YOUR MEDIUM

Students often come into B-school tending to rely too muchon e-mail, a habit many developed at their former workplaces. This can be a mistake, especially if you are trying to communicate an important or sensitive message. E-mail communication is "context poor" and doesn't always express the senders' intended intonation or emotional state, Bane says. Business school, with its emphasis on teamwork and community, is an ideal place for students to experiment with other forms of communication. Making a phone call, writing something in a letter or memo format or talking to someone in person can often be a lot more effective.

UNDERSTAND YOUR AUDIENCE

Before starting an assignment, students should step back and think about who will be reading their essay or report. Things to consider: What does your audience already know? What will the people need to know? What is the significance of the information you are trying to communicate? Students should also keep in mind the demographic they are writing for and the education level of their audience. This will make it easier to develop an outline and game plan for their writing assignment. "Identify the purpose of your communication, consider the context of the situation, and then select the message accordingly," Bane says.

SCHOOL AND BUSINESS ARE DIFFERENT

B-school students have to become comfortable doing a blend of academic writing and more practical business writing during their years in business school. It's helpful to have an understanding of the key differences between the two, Bane says. Academic writing tends to have a much more complex sentence structure with a "more elevated, polysyllabic vocabulary",; while business writing tends to have a brisker tone. "It should be faster and easier to read so people can absorb the information quickly," she notes.

PRACTICE WRITING OFTEN

Leaving an assignment to the last minute can be tempting, especially if you are juggling four or five projects for different classes. Fight this urge if possible, Bane says. Students should set aside time to write drafts, edit, and be thoughtful about their work. One easy way to do this is to set aside 5 or 10 minutes for "free writing" time a day, a practice of just writing without any defined purpose. That allows students to get over any inertia or writer's block. "I encourage them to do this so that they are able to practice and develop their skills," she says. "It lets you know where you need to focus your attention."