29.9.08

Các quỹ nước ngoài vẫn hướng vào bất động sản Việt Nam

Mặc cho thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng nguội lạnh và dự báo sẽ kéo dài đến giữa hoặc cuối năm tới, một số quỹ đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tìm cơ hội trong lĩnh vực này ở Việt Nam.

Tại bàn tròn Hội nghị đầu tư 2008 diễn ra hôm 26-9 ở TPHCM, do Công ty Truyền thông và Tiếp thị Đầu tư G4B tổ chức, một số quỹ đầu tư nước ngoài vẫn tỏ ra rất quan tâm đến lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam.

Quỹ đầu tư đến từ Pháp, Jaccar Capital, có mặt ở Việt Nam nhiều năm qua với việc quản lý ba quỹ chuyên về đầu tư các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng như thị trường OTC với tổng số vốn khoảng 300 triệu đô la Mỹ, đang lên kế hoạch sẽ thành lập một quỹ đầu tư mới ở Việt Nam chuyên về đầu tư bất động sản.

Tại hội nghị, ông Khổng Văn Minh, giám đốc đầu tư của Jaccar Capital, cho biết kế hoạch thành lập quỹ đầu tư bất động sản của Jaccar sẽ được đưa ra vào quí 1-2009, với số vốn đầu tư vài trăm triệu đô la Mỹ. Theo ông Minh, với việc lập ra quỹ này, Jaccar sẽ hướng vào các dự án đầu tư có quy mô vốn lớn tại các đô thị lớn của Việt Nam như TPHCM, Hà Nội…

"Chúng tôi đang tìm kiếm các đối tác trong nước để hợp tác phát triển các dự án đầu tư vào căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê… vốn đang có nhu cầu rất lớn ở các thành phố như Hà Nội và TPHCM”, ông Minh nói.

Ông Minh cho rằng thị trường bất động sản trong nước hiện nay mặc dù nguội lạnh, nhưng về lâu dài thì rất tiềm năng.

“Tuy đến đầu năm tới chúng tôi mới có quỹ chuyên đầu tư về bất động sản, nhưng trên thực tế trong thời gian qua chúng tôi cũng đã đầu tư vào lĩnh vực này và hiện đang sở hữu một tòa nhà cao ốc văn phòng ở Hà Nội. Việc kinh doanh của chúng tôi rất thuận lợi”, ông Minh cho biết.

Một số quỹ đầu tư khác cũng đang hướng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam và xem đây vẫn là một thị trường đầy hứa hẹn.

Dragon Capital vừa thành lập một quỹ chuyên về bất động sản và công ty đang tìm kiếm những dự án phát triển căn hộ, cao ốc văn phòng cũng như khách sạn ở các thành phố lớn.

Tương tự, quỹ đầu tư đến từ Hàn Quốc, KITMC, đã vào thị trường Việt Nam được gần hai năm nay, cho biết đang tìm kiếm các đối tác trong nước để phát triển một số dự án bất động sản như xây dựng khu căn hộ, khu dân cư, cao ốc văn phòng… ở các khu đô thị như TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…

Ông Seung-Whan Kim, trưởng đại diện của quỹ KITMC ở TPHCM, cho biết, hiện KITMC đang thực hiện 2 dự án là xây dựng khu dân cư ở Phú Mỹ Hưng và tòa nhà văn phòng ở Hà Nội với tổng vốn 50 triệu đô la Mỹ. “Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng lâu dài về thị trường bất động sản Việt Nam. Và đây là lý do chúng tôi tiếp tục tìm kiếm các đối tác trong nước để phát triển các dự án bất động sản khác ở Việt Nam”, ông nói.

Trong khi đó, quỹ Vietbridge Capital, một quỹ đầu tư đến từ Singapore, đã tìm cơ hội đầu tư vào các dự án nhà ở cho người dân có thu nhập trung bình được một năm nay, nhưng đến nay vẫn chưa có dự án. Vietbridge đang xem thời gian này là cơ hội để tìm ra đối tác đầu tư.

Theo các chuyên gia, trong lúc thị trường bất động sản Việt Nam rơi vào giai đoạn khó khăn với các nhà đầu tư trong nước thì đây lại là thời điểm tốt cho các nhà đầu tư ngoại muốn vào Việt Nam. Bởi khi ngân hàng thắt chặt các khoản vay với cả chủ đầu tư trong nước và người mua, thị trường trở lên nguội lạnh, giá cả rớt xuống, việc đền bù giải tỏa đất của một số dự án đất phát triển khu dân cư, đô thị cũng giảm theo… thì đây là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực về vốn nhảy vào phát triển dự án.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, cũng thừa nhận doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với quá nhiều khó khăn về vốn phát triển dự án cũng như thị trường bị đóng băng... Do đó, giá của một số dự án đã giảm đáng kể. Một số nền đất dự án đã giảm đến 50-60% và tại một số khu đất để phát triển khu dân cư, việc đền bù giải tỏa cũng giảm 20% so với trước đây...

Theo ông Châu, thị trường bất động sản sẽ còn khó khăn kéo dài chứ không hồi phục vào cuối năm nay hoặc giữa năm tới như một số chuyên gia phân tích nhưng vẫn tiếp tục là thị trường đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư lâu dài. Vì vậy, việc các quỹ đầu tư nước ngoài đang hướng vào đây có thể xem như một nguồn sinh lực bơm vốn cho các dự án đang dở dang hoặc những dự án còn nằm trên giấy.

Theo các nhà đầu tư, tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn tại châu Á hiện nay và thị trường nhà đất Việt Nam còn quá nhiều tiềm năng. Cụ thể là thu nhập của người dân Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ và tầng lớp trung lưu trong xã hội ngày càng nhiều. Mặt khác, 2/3 dân số Việt Nam ở độ tuổi rất trẻ - dưới 35 tuổi, họ chính là đối tượng cần mua nhà.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cũng lo ngại, giá đất của Việt Nam vẫn còn quá cao so với thu nhập của người dân và nền kinh tế, đã dẫn đến suất đầu tư dự án bị đẩy lên cao và giá nhà đất ở Việt Nam trở nên đắt đỏ.(Nguồn: TBKTSG, 27/9)

More thoughts from a Lehman VN staff in Australia

Không biết người gửi tìm đâu ra, có thể là 1 entry từ blog của Lehman's employee. Cảm giác chân thực và xúc động, như chính mình là người ngồi tại nơi đó chứng kiến. Nếu thị trường mình xảy ra chuyện này, liệu 1 nhân viên nào đó có bình tĩnh được như vậy ?!

 

For your emotion, dears.

 

QA

 

 

Hôm nay là một ngày khá đặc biệt, và là một trong số ít ngày mình được trở về nhà sớm hơn thường lệ. Ngày công ty tuyên bố phá sản. Chưa bao giờ mình ở trong hoàn cảnh này và có lẽ cũng chưa chuẩn bị tinh thần cho ngày này đến nhanh như thế. Ngồi trên xe buýt về mà cảm giác khó tả, tâm trạng miên man, với nhiều cảm xúc lẫn lộn, buồn, giận, thương, trông chờ ngày mai. Mọi việc diễn ra nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng.

 

Cuộc khủng hoảng tín dụng thật là kinh khủng và dai dẳng. Suốt từ 2007 đến nay, thị trường tài chính luôn bị đe dọa bởi đám mây khủng hoảng tín dụng dẫn đến sụt giảm giá chứng khoán toàn cầu. Hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt công bố các khoản lỗ khổng lồ. UBS, Merrill Lynch, Citi, Bear Stearns, Lehman và hàng loạt tên tuổi khác đều không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng. Đã bao lần các chuyên gia phân tích dự đoán cuộc khủng hoảng đã qua, thị trường chứng khoán đã chạm đáy. Mình cũng đã muốn tin như thế nhưng rồi đáy sau lại sâu hơn đáy trước. Bear Stearns chết vào tháng 3 tưởng như đã đặt dấu chấm cho một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử tài chính.

 

Lehman với thế mạnh trong lĩnh vực chứng khoán bất động sản được cho rằng sẽ chịu tổn thất lớn từ cuộc khủng hoảng tín dụng này. Song với kết quả kinh doanh 2007 khả quan, nhiều người kể cả mình đã tin rằng Lehman có thể vượt qua cơn bão này. Nhưng sự tồi tệ lại đến vào năm 2008 khi lần đầu tiên ngân hàng này báo cáo lỗ trong Q2 và phải huy động thêm 6 tỷ vốn. Cổ phiếu Lehman đã giảm từ đỉnh 80$ vào năm 2007 xuống 20$ trong một thời gian ngắn.

 

Mới chỉ đầu tuần trước khi thị trường đồn Lehman sẽ lỗ khoảng 4 tỷ trong Q3, giá cổ phiếu đã sụt không phanh. Thực tế Lehman có hàng tuần để đàm phán với KDB nhằm đưa ra được một kế hoạch tăng vốn trước khi thông báo kết quả Q3. Nhưng rồi mọi nỗ lực đàm phán đi vào bế tắc. Có lẽ lúc đó Ban lãnh đạo Lehman vẫn chưa thể nhận thức được mức nghiêm trọng của vấn đề. Thị trường đã phản ứng tiêu cực làm cho giá cổ phiếu giảm 45% trong ngày thứ 3 còn 7.79. Ban điều hành nhanh chóng thay đổi kế hoạch công bố kết quả Q3 sớm hơn 1 tuần từ 17/9 lên 10/9 nhằm ổn định tâm lý thị trường. Một kết quả thực tế sát với dự đoán thị trường Q3 lỗ 3.9 tỷ. Tổng số dự phòng giảm giá lũy kế cho danh mục đầu tư liên quan đến bất động sản lên tới 8 tỷ. Với một danh mục bất động sản rủi ro lên tới 60 tỷ, chiếm 10% tổng tài sản và gấp 3 số vốn chủ sở hữu, cùng với một kế hoạch tái cơ cấu trên giấy thiếu tính khả thi, giá cổ phiếu đã giảm tiếp 7.25 vào ngày thứ 4.

 

Điều tồi tệ thực sự đến vào ngày thứ 5 khi giá cổ phiếu tiếp tục rớt 43% còn 4.22. Việc Moodys đe dọa hạ định mức tín nhiệm của Lehman đã xóa đi mọi nỗ lực cứu chữa. Việc hạ mức tín nhiệm đồng nghĩa với việc phải thực hiện các "margin call" tăng tài sản đảm bảo cho các giao dịch với khách hàng. Đấy là chưa nói các khách hàng sẽ hạ hạn mức giao dịch với Lehman và chi phí huy động vốn tăng cao. Để đáp ứng margin call thì Lehman sẽ phải đặt thêm tài sản đảm bảo lên đến khoảng 3 tỷ USD. Điều này có lẽ là qua xa xỉ với Lehman tại thời điểm hiện nay. Mặc dù khả năng thanh khoản của Lehman được đánh giá là khá tốt song với các khoản lỗ ngày càng tăng từ danh mục đầu tư liên quan tới bất động sản, việc huy động vốn mới gần như không thể thì sớm muộn Lehman cũng rơi vào rủi ro thanh khoản nếu không có giải pháp chiến lược kịp thời.

 

Nửa đầu tuần trước mặc dù luôn được cập nhật thông tin nhưng mình và các đồng nghiệp vẫn nghĩ vấn đề là bình thường và có thể giải quyết thông qua M&A. Lịch sử nước Mỹ chưa để một ngân hàng đầu tư như Lehman phá sản. Hậu quả sẽ vô cùng nặng nề. Ai cũng nghĩ như vậy và cho rằng CEO đang tạo áp lực cho FED phải cung cấp vốn giải cứu Lehman.

 

Nhưng kể từ thứ 5, tâm lý mọi người bắt đầu phân tán và lo ngại. Bắt đầu một ngày mới luôn là cập nhật thông tin trên internet và giám đốc chi nhánh thông báo tình hình. Ngày thứ 6 cp giảm tiếp xuống 3.56 cho thấy tình hình nguy kịch của vấn đề. Mọi người bắt đầu được chuẩn bị tinh thần. Tất cả trông chờ vào điều kỳ diệu cuối tuần khi thông tin BOA và Barclays sẽ đàm phán mua Lehman.

 

Cuối tuần trôi đi nhanh chóng. Các quan chức của FED và Kho bạc TW cùng các CEO phố Wall được triệu tập tới làm việc liên tục không nghỉ. Đến đêm thứ 7 số phận Lehman được định đoạt khi cả BOA và Barclays đều không tìm được tiếng nói chung với Lehman và Chính Phủ. Các bên mua đặt điều kiện Chính Phủ phải bảo trợ cho các khoản lỗ từ việc mua danh mục rủi ro của Lehman.

 

Phải nói rằng Chính phủ đặt trong tình trạng tiến thoái lưỡng man khi họ không thể làm gì được. Mới tháng 3, họ tung ra 29 tỷ giải cứu Bears. Tuần trước họ mua lại Freddie Mac và Fannie Mae, 2 tập đoàn cho vay bất động sản lớn nhất của Mỹ và cũng là đứa con của họ. Cổ phiếu 2 công ty này rớt còn 70 -75 cent và Chính phủ sẽ phải bơn hàng trăm tỷ. Trong khi đó vẫn đề lúc này không chỉ có Lehman mà còn hàng loạt tập đoàn tài chính đang chết lâm sàng. ML, AIG và Washington Mutual đều đang nguy kịch. Các anh hùng khác trên phố Wall đều đang bị thương nặng và lo hàn gắn vết thương của chính họ. Vấn đề giải cứu của Chính phủ không những đặt ra vấn đề "moral hazard" mà trong lúc này khi cuộc bầu cử nước Mỹ đến gần thì điều đó càng nghiêm trọng. Đảng Dân Chủ đã gây áp lực đối với Đảng Cộng Hòa về việc lấy tiền thuế của dân đi giải cứu. Chính vì thế Chính phủ cũng lực bất tòng tâm.

 

Với việc đàm phán cứu Lehman đi vào ngõ cụt, BOA được lệnh cứu ML và cuộc đàm phán lịch sử mua một ngân hàng đầu tư lớn thứ 3 phố Wall chỉ diền ra trong ngày chủ nhật với mức giá 29/ cổ phiếu. Phải nói CEO của ML rất tỉnh táo và nhanh chóng kết thúc được đàm phán một cách thành công. Về phương diện này, Ban lãnh đạo của Lehman thật có lỗi với hàng ngàn cổ đông và nhân viên.

 

Trở lại chuyện Lehman, đêm qua mình cũng không ngủ được. Tìm thông tin trên mạng rồi đi ngủ lại suy nghĩ miên man. Mình mơ Lehman phá sản nhưng khi tỉnh dậy chỉ đủ thời gian đến văn phòng bắt đầu một ngày làm việc bình thường. Việc đầu tiên là tìm thông tin và bắt đầu xuất hiện tin đồn phá sản. Giám đốc chi nhánh triệu tập cuộc họp khẩn thông báo tình hình và chuẩn bị tinh thần cho anh em. Mặt Ông hôm nay trông buồn và nghiêm trọng cho thấy chuyện chẳng lành. Khổ nổi hôm nay lại ngày nghỉ ở Tokyo và HK. Không khí yên ắng bao trùm. Mọi người check qua email rồi bán tán nhau. Các nhóm to nhỏ vào phòng họp rồi đi ra với các tâm trạng khác nhau. Nhìn vào chat nội bộ thấy mấy đồng nghiệp bên Mỹ vẫn sáng đèn vào tối chủ nhật, mình gửi chat hỏi thăm tình hình nhưng không nhận được hồi âm. Mình chạy sang bên sàn trading hỏi thăm tình hình. Thấy nói các đối tác đã ngừng giao dịch với Lehman rồi. Các trader không được thực hiện giao dịch mới mà chỉ được phép unwind các position hiện tại. Một người nói các đồng nghiệp bên Mỹ đang đến văn phòng dọn đồ. Mọi việc đã an bài. Mọi người chạy ra quán bia nhậu nhẹt, hàn huyên. Câu hỏi đầu tiên ai cũng quan tâm là "Bạn có đang mua nhà trả góp không?" Có lẽ ở nước ngoài người ta sợ nhất khi mất việc là phải trả tiền vay mua nhà. Điều đó cho thấy họ rất lo mất việc.

 

2h chiều, công ty mua bia lên văn phòng làm một bữa tiệc chia tay đơn giản nhưng cảm động. Mọi thứ diễn ra hết sức chóng vánh. Không có nhiều phát biểu bởi lúc này công ty như rắn mất đầu. Các bác sếp chi nhánh cũng không thực sự điều gì đang xảy ra với các bác.

 

Những phút sau đó là việc mọi chìm xuống. Mình nhận được thư chia tay của các bạn văn phòng khác. Mặc dù chưa có thông tin chính thức nhưng mình cũng viết thư chia tay mọi người các văn phòng khác nhau. Mọi người đóng gói và chuẩn bị ra về không biết ngày mai có cần đến văn phòng nữa hay không. Vào đọc báo nhìn cảnh một số đồng nghiệp ở NY chào nhau ra về, đeo ba lô với màu xanh truyền thống của Lehman thật cảm động.

 

 3h chiều chính thức có thông tin công ty sẽ nộp đơn phá sản theo Chương 11 Luật phá sản của Mỹ, đánh dấu sự sụp đổ của một định chế tài chính 158 năm tuổi., một sự kiện chấn động giới tài chính toàn cầu.

 

Chỉ sáng mai thôi khi các đồng nghiệp NY, London, Tokyo, Hồng Kông đến văn phòng sau ngày cuối tuần nghỉ, họ sẽ là người mất việc làm. 27 ngàn con người bị thất nghiệp trong lúc thị trường tài chính khủng hoảng. Cùng một lúc hàng ngàn chuyên viên tài chính đi xin việc tại các trung tâm tài chính thật không dễ dàng. Sau lưng họ còn là gia đình, còn tiền nhà trả góp. Giá cổ phiếu sẽ giảm về con số 0, các cổ đông sẽ trắng tay. Các đối tác sẽ có thể không thu hồi được tài sản từ Lehman. Hàng loạt các model, các hệ thống phức tạp và cả một thương hiệu tạo dựng được sau 158 năm sẽ về số 0 tròn trĩnh. Hậu quả thật là khốc liệt.

 

Vừa buồn, vừa giận mà thương CEO Dick Fuld. Ông ấy đã gắn bó 2/3 quãng đời để xây dựng Lehman thành một ngân hàng đầu tư thứ 3 phố Wall với nhiều thành tích đáng nể. Ông đã không đủ nhanh nhậy để có thể kết thúc đám phán cứu được Lehman, thành quả của Ông sau 4 thập kỷ gắn bó. Ông sẽ về hưu ở tuổi 62 cùng nắm cổ phiếu không còn giá trị, nhưng hãy nhìn 27k con người đã cùng Ông làm nên thương hiệu Lehman. Hãy nhìn các cổ đông và khách hàng. Hãy nhìn những tài sản vô hình của công ty. Chẳng nhẽ không còn giải pháp nào tốt hơn cách Ông đã chọn hoặc không còn sự lựa chọn?

 

 

 

Chúc Ông và các đồng nghiệp những điều tốt lành nhất ở phía trước. Cuộc sống là như thế.

 

Huy Mac (15/9)

28.9.08

Phố Wall: Đánh đổi tự do để tồn tại?

Phố Wall - trung tâm tài chính lớn nhất thế giới - đã bước sang một giai đoạn mới - Ảnh: Reuters.

Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã làm thay đổi toàn bộ hình ảnh Phố Wall một cách nhanh chóng.

Trong 6 tháng qua, 3 trong 5 ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ đã bị xóa sổ. Việc 2 ngân hàng đầu tư độc lập còn lại là Morgan Stanley và Goldman Sachs vừa chuyển đổi mô hình hoạt động sang tập đoàn ngân hàng tổng hợp (bank holding company) đã kết thúc một giai đoạn lịch sử hoàng kim của Phố Wall với mô hình ngân hàng đầu tư độc lập (financial holding company).

Bài viết này nhằm chia sẻ về mô hình hoạt động mới của ngân hàng đầu tư trong bối cảnh mới nhằm chống chọi với khủng hoảng tài chính.

Người viết cho rằng động lực chính của việc chuyển đổi mô hình hoạt động xuất phát từ bản năng sinh tồn của các ngân hàng đầu tư trong hoàn cảnh hiện tại khi các khoản lợi nhuận ngày càng giảm sút, việc huy động vốn mới rất khó khăn và chi phí tăng cao.

Ngân hàng thương mại với ưu thế về nguồn vốn dài hạn, ổn định, chi phí thấp sẽ giúp ngân hàng đầu tư có đủ sức kháng cự chống lại một trong những cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử tài chính. Mô hình mới này có những thuận lợi và thách thức nhất định.

Mô hình "cũ" cho hoàn cảnh "mới"

Mô hình mà Morgan Stanley và Goldman Sachs đã chọn chính là mô hình tập đoàn ngân hàng tổng hợp (universal bank) với sự kết hợp giữa hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.

Đây không phải là một mô hình mới mà đã được hầu hết các tập đoàn ngân hàng thương mại lớn trên thế giới áp dụng trong thập kỷ qua nhằm tạo ra những "siêu thị tài chính" cung cấp cho khách hàng tổng thể các loại sản phẩm đầu tư đa dạng trên thị trường vốn cũng như dịch vụ ngân hàng thương mại.

Mô hình ngân hàng tổng hợp đã có từ lâu trong lịch sử ngành tài chính. Sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1929, mô hình này đã bị cấm bởi đạo luật Glass-Steagall ra đời năm 1933, nhằm tách bạch hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.

Chỉ đến năm 1999, dưới sức ép của các ngân hàng thương mại nhằm mở rộng phạm vi họat động, đạo luật Glass-Steagall mới bị thay thế bởi đạo luật Glamm-Leach-Bliley, nhằm cho phép sự tái hợp giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại, hình thành nên các tập đoàn ngân hàng tổng hợp.

Các tên tuổi như Citi Group, JP Morgan, Deutsche Bank, UBS, Credit Suisse, Barclays đều đã áp dụng mô hình này. Citi Group là ngân hàng đi đầu trong cuộc cách mạng này với việc sáp nhập với Travellers là một tập đoàn chuyên về bảo hiểm, môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư (Salomon Smith Barney). Cuộc hôn nhân này được thực hiện năm 1998 gây nhiều tranh cãi pháp lý song đã mở đường cho việc thay thế đạo luật Glass-Steagall vào năm 1999. Các tập đoàn ngân hàng tổng hợp ngày nay đều có tiền thân là hoạt động ngân hàng thương mại rồi vươn ra hoạt động ngân hàng đầu tư thông qua tăng trưởng cơ học (mua bán, sáp nhập) hoặc tăng trưởng sinh học (tự xây dựng).

Với việc Morgan Stanley và Goldman Sachs chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng hợp, lịch sử được chứng kiến việc thực hiện mô hình "cũ" theo một cách thức "mới": ngân hàng đầu tư lấn sân sang ngân hàng thương mại.

Trong thực tế, không phải bây giờ các ngân hàng đầu tư mới bắt đầu xây dựng hoạt động ngân hàng thương mại. Goldman Sachs đã thành lập ngân hàng thương mại Goldman Sachs Bank USA va Goldman Sachs Bank Europe nhưng với quy mô nhỏ (tiền gửi huy động 20 tỷ USD).

Với mô hình mới, Goldman sẽ mở rộng quy mô mảng ngân hàng thương mại với tổng tài sản dự kiến 150 tỷ USD. Goldman Sachs sẽ trở thành ngân hàng tổng hợp lớn thứ 4 của Mỹ.

Morgan Stanley cũng đã có hoạt động ngân hàng thương mại (với số tiền gửi huy động được 36 tỷ USD) và sẽ tiếp tục mở rộng mảng kinh doanh này. Việc bán 20% cổ phần cho Mitshubishi UFJ Financial thể hiện cam kết mạnh mẽ của Morgan Stanley theo mô hình mới.

Với việc chuyển đổi sang mô hình mới, Phố Wall giờ đây đã thuộc về tay FED. Cuộc tranh giành quyền lực ảnh hưởng của FED và Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đối với Phố Wall vốn dai dẳng lâu nay, đã đến hồi kết thúc.

Thuận lợi

Mô hình mới mang lại một số thuận lợi mà quan trọng nhất là nguồn vốn.

Ngân hàng đầu tư thực chất là một công ty tài chính với hoạt động kinh doanh rủi ro trên thị trường vốn, do đó không được phép nhận tiền gửi của khách hàng. Nguồn vốn của ngân hàng đầu tư chủ yếu là vốn cổ đông, vốn vay ngân hàng và phát hành trái phiếu.

Ngoài ra, một nguồn vốn quan trọng khác của ngân hàng đầu tư được hình thành qua nghiệp vụ repo, tức là đi vay có bảo đảm bằng các chứng khoán. Việc kết hợp đi vay và cho vay thông qua "repo" và "reverse repo" hình thành nên hoạt động "khớp sổ" (match-book), cho phép ngân hàng đầu tư xây dựng quy mô bảng cân đối một cách dễ dàng, do đó tạo ra một hệ số đòn bẩy rất cao (20-30 lần).

Nhược điểm của các nguồn vốn này thường mang tính chất ngắn hạn, không ổn định và chi phí cao. Trong khi đó ngân hàng thương mại lại có đặc ân huy động tiền gửi của khách hàng hình thành nên một nguồn vốn ổn định và rẻ. Hơn nữa, do ngân hàng tổng hợp có mức độ rủi ro thấp hơn so với ngân hàng đầu tư, việc huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu của ngân hàng tổng hợp cũng rẻ hơn.

Ngoài ưu thế về vốn, mô hình ngân hàng tổng hợp còn có một số lợi thế khác. Thứ nhất, lợi thế về khách hàng và sản phẩm. Việc tận dụng mạng lưới khách hàng và sản phẩm đa dạng hơn cho phép ngân hàng đầu tư bán chéo sản phẩm cho các khách hàng nhằm đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Trong giai đoạn khó khăn nguồn thu nhập ổn định của mảng ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trò chính, trong khi mảng ngân hàng đầu tư sẽ có thể mang lại các khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại.

Thứ hai, việc chuyển đổi mô hình sang ngân hàng tổng hợp cho phép ngân hàng tránh được một số quy định nghặt nghèo của chuẩn mực kế toán của Mỹ, do đó một số tài sản không cần hạch toán theo giá trị hợp lý (fair value accounting). Điều này sẽ giảm bớt một số khoản dự phòng giảm giá một cách hợp lệ.

Cuối cùng, việc chuyển đổi mô hình còn cho phép ngân hàng đầu tư tiếp cận các dịch vụ cứu trợ của Cục Dự trữ Liên bang (FED). Việc cứu trợ này gồm nhiều hình thức khác nhau như tiếp cận dịch vụ cho vay thông qua chiết khấu tài sản đảm bảo (discount window) nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản; cứu trợ với tư cách là người cho vay cuối cùng (last resort lender); và các chương trình cứu trợ khác.

Với việc FED đang trình Quốc hội thông qua gói cứu trợ trị giá 700 tỷ USD nhằm mua lại các gói trái phiếu rủi ro trên bảng cân đối của các ngân hàng thương mại thì việc chuyển đổi lần này có tầm quan trọng sự sống còn đối với các ngân hàng đầu tư trong hoàn cảnh hiện tại.

Do dịch vụ cứu trợ của FED thông thường chỉ áp dụng cho ngân hàng thương mại chịu sự giám sát của FED mà không áp dụng cho các ngân hàng đầu tư vốn chịu sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán Mỹ, việc các ngân hàng đầu tư đi tìm một người "đỡ đầu" mới trong hoàn cảnh hiện tại cũng là điều dễ hiểu.

Thách thức

Để tận dụng được những thuận lợi theo mô hình mới, các ngân hàng đầu tư phải chịu những hy sinh nhất định, mà sự hy sinh lớn nhất là sự tự do. Chính vì vậy, có thể ví đây là một cuộc "đánh đổi tự do để tồn tại".

Nếu như trước đây, các ngân hàng đầu tư có thể tự đưa ra các quyết định kinh doanh rủi ro, sử dụng đòn bẩy tài chính cao nhằm tạo ra các khoản lợi nhuận khổng lồ (dưới sự giám sát của SEC) thì giờ đây họ chấp nhận sự giám sát chặt chẽ của FED, SEC và cơ quan bảo hiểm tiền gửi, trong đó, FED sẽ có vai trò là cơ quan giám sát tổng hợp.

Các ngân hàng tổng hợp sẽ phải thành lập ra các công ty con chuyên về hoạt động ngân hàng thương mại và các hoạt động này phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về an toàn cũng như cơ chế báo cáo. Việc tuân thủ các yêu cầu giám sát của cả FED, SEC và cơ quan bảo hiểm tiền gửi sẽ phát sinh chi phí và đòi hỏi hệ thống thông tin quản lý tiên tiến. Việc đầu tư cho con người và công nghệ thông tin có vai trò quan trọng.

Các quy định về an toàn vốn theo Hiệp định Basel II áp dụng cho ngân hàng thương mại có mức độ ngặt nghèo hơn nhiều so với ngân hàng đầu tư. Điều này sẽ hạn chế các hoạt động rủi ro và sử dụng đòn bẩy tài chính quá trớn. Hệ số đòn bẩy tài chính chắc chắn sẽ phải giảm từ mức 25-30 lần hiện tại xuống dưới 20 lần. Ngoài ra việc trích lập các quỹ như tiền gửi bắt buộc, tiền gửi thanh toán, bảo hiểm tiền gửi đối với mảng ngân hàng thương mại sẽ sẽ là những chi phí tài chính đi kèm.

Việc thay đổi mô hình hoạt động có thể sẽ làm thay đổi văn hóa doanh nghiệp truyền thống của các ngân hàng đầu tư. Các nhân viên sẽ phải thay đổi quan điểm và thái độ của họ đối với rủi ro và phải suy nghĩ kỹ hơn trước từng quyết định kinh doanh rủi ro cao.

Hơn nữa, do tính chất hoạt động của ngân hàng thương mại đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, thu nhập bình quân đầu người chắc chắn sẽ giảm xuống. Các nhân viên đầu tư (dealer) vốn ham thích mạo hiểm rủi ro sẽ cảm thấy khó chịu trong một môi trường mới và thu nhập giảm sút.

Do đó, rất có thể sẽ diễn ra một làn sóng chất xám chảy sang các quỹ đầu cơ (hedge funds) hay các công ty đầu tư vốn tư nhân (private equity firms).

Tính bền vững của mô hình?

Với những gì đang diễn ra của một cuộc khủng hoảng tài chính khốc liệt, việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngân hàng tổng hợp đang được coi là một giải pháp phù hợp.

Về mặt pháp lý, đạo luật Glamm-Leach-Bliley (1999) đã cho phép việc hình thành ngân hàng tổng hợp và đây chỉ là một sự vận dụng sự cho phép này trong hoàn cảnh mới. Tuy nhiên để kết luận tính bền vững của mô hình này có lẽ sẽ cần sự thử nghiệm qua thời gian. Lịch sử cho thấy mỗi mô hình chỉ phù hợp cho từng giai đoạn lịch sử nhất định phù hợp với từng trình độ phát triển.

Mô hình ngân hàng tổng hợp không phải là một mô hình hoàn hảo. Chính các nhược điểm của mô hình này làm cho hậu quả cuộc Đại khủng hoảng 1929 thêm trầm trọng và là lý do đạo luật Glass-Steagall (1933) ra đời nhằm tách bạch hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại. Một số nhược điểm bao gồm:

- Rủi ro và sự an toàn của ngân hàng thương mại: các ngân hàng tham gia vào bảo lãnh phát hành và đầu tư chứng khoán có thể dẫn đến rủi ro cho các khách hàng gửi tiền và Chính phủ phải đứng ra cứu vớt. Hơn nữa sự sụp đổ của các ngân hàng thương mại có thể làm mất niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng và dẫn tới đổ vỡ hệ thống tài chính;

- Mâu thuẫn lợi ích dẫn đến lạm dụng: việc cung cấp cả dịch vụ ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư có thể dẫn tới mâu thuẫn lợi ích. Ví dụ ngân hàng có thể chấp nhận cho vay các khoản vay dưới chuẩn cho các doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn hay chuẩn bị phá sản chỉ vì ngân hàng đang nắm giữ chứng khoán nhằm cứu giá. Ví dụ khác, ngân hàng có thể ép các khách hàng tín dụng của mình đầu tư vào các chứng khoán mà bản thân ngân hàng muốn bán ra trong quá trình đầu tư hay phân phối phát hành chứng khoán.

- Sự cạnh tranh không công bằng: ngân hàng thương mại được trợ cấp một phần bảo hiểm tiền gửi do đó được phép huy động vốn nhà rỗi trong dân rẻ hơn thông qua các khoản tiết kiệm. Do đó nếu cho phép kinh doanh ngân hàng đầu tư, họ có thể cạnh tranh tốt hơn các đối thủ ngân hàng đầu tư khác không có hoạt động ngân hàng thương mại;

- Sự tập trung quyền lực: việc kết hợp ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư sẽ tạo nên một quyền lực lớn của các ngân hàng thương mại và dẫn đến việc họ thôn tính các ngân hàng đầu tư. Việc này sẽ dẫn đến độc quyền cạnh tranh và hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng quyền lợi khách hàng.

Các nhược điểm nêu trên không phải là không có cơ sở. Ngay đầu năm 2008, Citi Group đã chịu khoản tổn thất nặng nề từ hoạt động ngân hàng đầu tư và điều này đã đe dọa sự an toàn của mảng ngân hàng thương mại.

Hơn nữa, một câu hỏi đặt ra là bản thân các ngân hàng đầu tư có thực sự muốn chuyển đổi hay đây chỉ là một giải pháp tình thế. Lịch sử cho thấy khi chu kỳ kinh tế bùng nổ tăng trưởng, một số ngân hàng đầu tư sẵn sàng tự tách mình ra khỏi hoạt động ngân hàng thương mại nhằm tìm lại sự tự do. Sự "chân thành" của việc chuyển đổi lần này chỉ có thể được trả lời theo năm tháng.

Mô hình nào cho hoàn cảnh Việt Nam?

Với sự vận động nhanh chóng của tình hình thế giới, Việt Nam cần tìm cho mình một mô hình vừa phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, vừa có khả năng đón đầu tương lai mà vẫn giữ được tính an toàn của hệ thống. Đây là một vấn đề phức tạp, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng của các cơ quan chức năng.

Việt Nam hiện cho áp dụng mô hình ngân hàng tổng hợp với việc các ngân hàng thương mại hình thành các công ty chứng khoán trực thuộc. Ngoài ra còn có hàng chục công ty chứng khoán hoạt động độc lập. Đối với ngân hàng tổng hợp, hiện Ngân hàng Nhà nước là cơ quan giám sát chung, trong khi đó Ủy ban Chứng khoán giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán.

Hiện Ngân hàng Nhà nước đã có quy định các ngân hàng mẹ không được cấp tín dụng cho các công ty chứng khoán trực thuộc. Do đó bản chất ngân hàng tổng hợp tại Việt Nam có một số khác biệt với mô hình ngân hàng tổng hợp của quốc tế. Sự tách bạch nguồn vốn này là một định hướng đúng đắn trong hoàn cảnh hiện tại khi trình độ quản trị rủi ro và ý thức chấp hành rủi ro của các ngân hàng chưa cao nhằm hạn chế việc sử dụng tiền gửi của khách hàng sang đầu tư chứng khoán.

Tuy nhiên, hiện tại các ngân hàng thương mại cũng được phép cho vay đầu tư chứng khoán với hạn mức dưới 20% vốn điều lệ, theo quy định mới. Các ngân hàng thương mại thường ủy thác cho các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ cho vay này song rủi ro vẫn thuộc ngân hàng thương mại. Thiết nghĩ, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét cho phép các ngân hàng mẹ chuyển nguồn vốn này xuống các công ty chứng khoán trực thuộc thông qua khoản cho vay nội bộ để họ thực hiện chức năng kinh doanh này. Trong tương lai khi thị trình độ quản lý rủi ro tốt hơn, Ngân hàng Nhà nước có thể nới lỏng dần các quy định cho vay của ngân hàng mẹ đối với công ty chứng khoán. Việc nới lỏng này có thể được thực hiện thông qua các công cụ không mang tính hành chính như tỷ lệ an toàn vốn.

Với mô hình hoạt động hiện tại, tất nhiên vẫn có thể phát sinh một số rủi ro. Việc phối hợp giám sát giữa Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán có tầm quan trọng đối với việc duy trì hoạt động an toàn của hệ thống.

Người viết xin đưa ra một số khuyến nghị tham khảo.

- Ngân hàng Nhà nước cần giám sát các khoản cho vay từ ngân hàng mẹ sang công ty chứng khoán con dưới các hình thức biến tướng. Ví dụ ngân hàng mẹ bảo lãnh để ngân hàng con đi vay ở ngân hàng khác, hoặc cách thức cho vay lòng vòng qua các trung gian thứ 3 khác. Bản chất và tinh thần của quy định luôn quan trọng hơn hình thức thể hiện;

- Ủy ban Chứng khoán nên nghiên cứu xây dựng và đưa vào áp dụng về tỷ lệ an toàn vốn đối với các công ty chứng khoán được cấp phép (regulated entities);

- Bộ Tài chính cần sớm xây dựng và hoàn chỉnh chuẩn mực kế toán cho các hoạt động của công ty chứng khoán theo tinh thần chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39 theo hướng ghi nhận giá trị tài sản và công nợ theo giá trị thị trường. Các thông lệ kế toán áp dụng cho hoạt động chứng khoán tại Việt Nam hiện còn bất cập so với kế toán quốc tế và có thể dẫn tới rủi ro không được phát hiện kịp thời;

- Các ngân hàng tổng hợp cần tạo sự ngăn cách tương đối giữa hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Các ngân hàng xần xây dựng cơ chế phát hiện và ngăn chặn các hoạt động mâu thuẫn lợi ích;

- Các ngân hàng tổng hợp cũng như các công ty chứng khoán cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến nhằm đo lường và quản lý rủi ro, đặc biệt là các rủi ro thị trường.

27.9.08

Doanh nghiệp VN cần đối phó với khủng hoảng tài chính Mỹ

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị đối phó với những ảnh hưởng xấu mà cuộc khủng khoảng tài chính đang diễn ra tại Mỹ đem lại.

Đây là nhận định của các chuyên gia kinh tế có uy tín trong một buổi làm việc ngày thứ năm tuần này với câu lạc bộ các doanh nghiệp dẫn đầu (LBC).

Sẽ hết sức ngây thơ và chủ quan nếu cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra tại Mỹ không ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam. Thế giới vẫn đang hồi hộp lo lắng trước những diễn biến sắp tới của thị trường tài chính và kinh tế toàn cầu, không ai có thể đoán chắc chuyện gì sẽ xảy ra.

Nguồn vốn sẽ suy giảm

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển IDS cho rằng: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đến Việt Nam chắc chắn sẽ xảy ra và với mức độ không nhỏ. Về mặt tâm lý, thị trường chứng khoán Việt Nam tuần trước đã ngay lập tức phản ứng với các diễn biến của tình hình Mỹ và thị trường thế giới.

Chỉ số VN-Index giảm ào ạt và chỉ lên khi các thị trường chứng khoán thế giới lên sau tin chính phủ Mỹ lập kế hoạch chi 700 tỉ USD để giải cứu thị trường tài chính. Thị trường vàng cũng lên xuống kịch tính theo những bước thay đổi của tình hình tài chính Mỹ.

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đến Việt Nam chắc chắn sẽ xảy ra và với mức độ không nhỏ.


Hệ thống tài chính Việt Nam còn sơ khai, chưa tiên tiến như thị trường Mỹ và chưa có nhiều sản phẩm tài chính phái sinh nên chưa bị kéo vào sự sụp đổ hàng loạt, hậu quả của đòn bẩy tài chính quá đà bắt nguồn từ cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ.

Ông Quang A gọi đây là “một cái may” cho Việt Nam. Thế nhưng, cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam cũng cho Mỹ vay tiền bằng việc mua trái phiếu chính phủ (Treasury bonds) với lãi suất hiện nay thấp khoảng 1 – 2%.

Trong trường hợp nguồn vốn tín dụng từ Mỹ bị thắt chặt, điều mà nước Mỹ hiện nay đang lo sợ, thì Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng ở chỗ ngân hàng cũng bị thiếu luồng vốn và vốn vay tín dụng thương mại sẽ khó khăn hơn. Các luồng vốn vay hỗ trợ phát triển ODA cũng có khả năng bị cắt bớt, và kể cả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều khả năng cũng bị cắt giảm một khi các doanh nghiệp không tiếp cận được với vốn. Lượng kiều hối, một trong những nguồn tiền quan trọng giúp cân bằng cán cân thanh toán, cũng có khả năng bị giảm.

Xuất khẩu bị ảnh hưởng trực tiếp

Nếu kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng đình trệ, tiêu thụ của Mỹ giảm thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ bị tác động trực tiếp. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang theo dõi sát sao tình hình và tìm kế hoạch đối phó. Ngay lập tức, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ hải sản đã chuẩn bị nhóm họp để tìm giải pháp. Các thị trường bị tác động mạnh của khủng hoảng tài chính như Mỹ, châu Âu, Nhật đều là những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.

Ông Quang A cho rằng các doanh nghiệp phải tìm cách tự cứu mình và khai thác thị trường nội địa hơn 80 triệu dân, trong khi vẫn phải tiếp tục duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu, tìm các thị trường mới.

Các doanh nghiệp Việt Nam có mặt tại buổi nói chuyện cũng bày tỏ lo lắng về việc phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Trung Quốc vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ nên có khả năng sẽ đẩy hàng hoá sang những thị trường như Việt Nam, một khi họ cũng bị giảm bớt ở thị trường truyền thống.

“Trong khi tình hình tài chính thế giới còn diễn biến phức tạp, mọi nhận định đều là ban đầu và cần được theo dõi sát sao một cách tỉnh táo”, ông Quang A nói. Doanh nghiệp lúc này phải chuẩn bị trong khi Nhà nước phải tăng cường quản lý thị trường tài chính, chứng khoán, nhà đất và ngân hàng. Tuy nhiên, “quản lý không có nghĩa là siết lại”, ông Quang A nói.

Ông Trương Văn Phước- Tổng giám đốc Eximbank cho biết “Tổng giá trị trái phiếu Việt Nam mua của Mỹ cũng xấp xỉ 30 – 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Việt Nam cũng có mua cổ phiếu của Fannie Mae và Freddie Mac, hai công ty cho vay địa ốc do chính phủ Mỹ bảo trợ vừa rồi đứng trên bờ vực phá sản”.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Hơn 100 ngân hàng Mỹ có nguy cơ phá sản

27/08/2008 19h55 (GMT+7)

Theo công bố của Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ (FDIC), đến hết tháng 6/2008, có 117 ngân hàng Mỹ đang đứng trước bờ vực phá sản. Con số này tăng hơn 30% so với quí I và cũng là mức cao nhất kể từ năm 2003.


Đây là số lượng lớn nhất các ngân hàng và tổ chức tài chính gặp khó khăn trong vòng 5 năm qua. Tổng giá trị tài sản của những ngân hàng gặp khó khăn tăng từ 26,7 tỷ USD lên 78 tỷ USD.

Trong quý II/08, các ngân hàng và quỹ tiết kiệm được liên bang bảo lãnh chỉ thu được khoản lợi nhuận khoảng 5 tỷ USD, giảm 86% so với khoản lãi 36,8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái.

Cũng trong thời gian này, có khoảng 8.500 ngân hàng, quỹ tiết kiệm và tổ chức tài chính đã phải dành ra 50,2 tỷ USD để bù đắp cho các khoản thua lỗ do những khoản nợ xấu trong lĩnh vực thế chấp nhà đất và các khoản vay khác, tăng gấp hơn 4 lần so với 11,4 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2007.

Đáng chú ý nhất là vụ sụp đổ gây chấn động của ngân hàng IndyMac Bank, với giá trị tài sản 32 tỷ USD.

Theo các chuyên gia của FDIC, do sự căng thẳng của thị trường nhà ở và tín dụng, những khó khăn trong triển khai các dự án xây dựng đã góp phần làm gia tăng nhiều khoản vay bất động sản quá hạn.

Người đứng đầu FDIC Sheila Bair tuyên bố, sẽ có nhiều ngân hàng Mỹ bị đưa vào danh sách và bản danh sách đen này sẽ còn dài thêm trong thời gian tới.

FDIC là một cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ, bảo hiểm cho 8.451 ngân hàng thương mại ở Mỹ với tổng tài sản là 13.300 tỷ USD.

Và cơ quan này đã phải đưa ra những bước đi ngoại lệ để hỗ trợ các thị trường tài chính và làm dịu bớt những khó khăn tín dụng. Hồi tháng 3 năm nay FED đã đồng ý cho các ngân hàng đầu tư được trực tiếp vay vốn khẩn cấp từ ngân hàng trung ương.

Thu Trang (tổng hợp từ Bloomberg, Reuters, AP)

26.9.08

Herman won last night 7114.- US$

improvement. But the fortune, which had been so tardy in coming, was his only one twelvemonth. He

CASlN0 0NLlNE
1000 EURO
START B0NUS

Go and get it:

Get your bonus now:

  • Visit us at  http://whsphvuget.com.evkvfwxbhx.quartferhappy.com?fgxrhunBYLY23eWEMY 3LUi6g
  • Download the free playing software
  • Register as guest or player
  • . .....and get   your 1'000.- EURO start bonus right now !!!
  • remained for his widow and daughters. His son was sent for as soon as his danger was known, and to him Mr. Dashwood recommended, with all the strength and urgency which illness could command, the was at Norland Park, in the centre of their property, where, for many generations, they had lived in so respectable a manner as to engage the general good opinion of their surrounding acquaintance. The The family of Dashwood had long been settled in Sussex. Their estate was large, and their residence
    late owner of this estate was a single man, who lived to a very advanced age, and who for many years ten years before his own, produced a great alteration in his home; for to supply her loss, he invited and received into his house the family of his nephew Mr. Henry Dashwood, the legal inheritor of the Norland estate, and the person to whom he intended to bequeath it. In the society of his
    mother, which had been large, and half of which devolved on him on his coming of age. By his own gave as much disappointment as pleasure. He was neither so unjust, nor so ungrateful, as to leave tied up for the benefit of this child, who, in occasional visits with his father and mother at having his own way, many cunning tricks, and a great deal of noise, as to outweigh all the value of to be unkind, however, and, as a mark of his affection for the three girls, he left them a thousand
    of the family; but he was affected by a recommendation of such a nature at such a time, and he be in his power to do for them. He was not an ill-disposed young man, unless to be rather cold
    hearted and rather selfish is to be ill-disposed: but he was, in general, well respected; for he made amiable himself; for he was very young when he married, and very fond of his wife. But Mrs. present of a thousand pounds a-piece. He then really thought himself equal to it. The prospect of dispute her right to come; the house was her husband's from the moment of his father's decease; but the indelicacy of her conduct was so much the greater, and to a woman in Mrs. Dashwood's situation, ten years before his own, produced a great alteration in his home; for to supply her loss, he wishes, which proceeded not merely from interest, but from goodness of heart, gave him every degree
    daughters. The son, a steady respectable young man, was amply provided for by the fortune of his small. Their mother had nothing, and their father only seven thousand pounds in his own disposal; gave as much disappointment as pleasure. He was neither so unjust, nor so ungrateful, as to leave
    or his son;--but to his son, and his son's son, a child of four years old, it was secured, in such a pounds a-piece. Mr. Dashwood's disappointment was, at first, severe; but his temper was cheerful andinterest of his mother-in-law and sisters. Mr. John Dashwood had not the strong feelings of the rest be in his power to do for them. He was not an ill-disposed young man, unless to be rather cold hearted and rather selfish is to be ill-disposed: but he was, in general, well respected; for he mother's fortune, warmed his heart, and made him feel capable of generosity.-- "Yes, he would give of her intention to her mother-in-law, arrived with her child and their attendants. No one could
    honor so keen, a generosity so romantic, that any offence of the kind, by whomsoever given or received, was to her a source of immoveable disgust. Mrs. John Dashwood had never been a favourite The family of Dashwood had long been settled in Sussex. Their estate was large, and their residence of the Norland estate, and the person to whom he intended to bequeath it. In the society of his
    marriage, likewise, which happened soon afterwards, he added to his wealth. To him therefore the succession to the Norland estate was not so really important as to his sisters; for their fortune, independent of what might arise to them from their father's inheriting that property, could be but of his life, had a constant companion and housekeeper in his sister. But her death, which happened of the Norland estate, and the person to whom he intended to bequeath it. In the society of his
    daughters. The son, a steady respectable young man, was amply provided for by the fortune of his mother, which had been large, and half of which devolved on him on his coming of age. By his own his estate from his nephew;--but he left it to him on such terms as destroyed half the value of the or his son;--but to his son, and his son's son, a child of four years old, it was secured, in such a