11.6.08

Obama và Alan Schwartz - Ai là nhà diễn thuyết tốt?

Thứ ba, 3/6/2008, 07:15 GMT+7

Vài nét về Bear Stearns


Bear Stearns là một trong những tập đoàn môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư hàng đầu của Phố Wall. Tập đoàn này đã phải xin cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) cứu trợ vì thua lỗ nặng các khoản cho vay mua nhà lên đến 3,2 tỷ USD v
à hai quỹ dự phòng do họ quản lý sụp đổ vào giữa năm 2007.


Trong một thông báo gây sốc hôm Chủ nhật ngày
16/3/2008, JP Morgan Chase tuyên bố họ đã mua Bear Stearns với mức giá “rẻ như bèo” là 2 USD/cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với mức giá đóng cửa 30 USD của ngày 14/3/2008.

Trong suốt những tuần tồi tệ nhất đối với tập đoàn tài chính Bear Stearns[1], thì Schwartz[2] - Tổng Giám đốc Điều hành của Bear Stearns - cũng có những khoảng thời gian tồi tệ.

Là người phải chịu trách nhiệm về vụ sụp đổ đáng xấu hổ và đột ngột nhất trong lịch sử các tập đoàn Hoa Kỳ, nhất cử nhất động của ông lúc này đều trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý.

Câu hỏi được nêu ra nhiều nhất là ông đã làm gì để ngăn chặn sự sụp đổ của Bear Stearns - một tập đoàn tài chính mới đây thôi còn được đánh giá rất cao.

Điển hình là Nhật báo phố Wall[3] đã yêu cầu một nhóm chuyên gia đánh giá về sự xuất hiện của Schwart trên kênh CNBC[4] vào thời điểm then chốt trước khi “bức tường thành đổ nát Bears Stearn” sập xuống. Không có nhiều những lời nhận xét tốt đẹp dành cho Schwart.

Hiển nhiên là Schwartz nghĩ rằng ông ta đã đúng khi nói với khán giả đang xem chương trình rằng Bear Stearns “không có bất kỳ khó khăn tài chính nào, tất cả chỉ là do cuộc khủng hoảng tài chính”. Nhưng các chuyên gia cho rằng lẽ ra ông ta cần làm nhiều hơn thế.

Phải chăng Schwardz nên công khai đưa ra
những thông tin về hoạt động của Bear Stearns?
Nguồn: nymag.com

Một chuyên gia nói rằng Schwardz cần cung cấp một số thông tin chi tiết, có thể là tên của những khách hàng lớn nhất của Bear Stearns, hoặc công khai minh bạch về khoản tiền mặt mà công ty hiện tại đang nắm giữ.

Một ý kiến khác cho rằng Schwartz nên xuất hiện trên truyền hình để nói về quá trình mà những cựu lãnh đạo của công ty đã vượt qua các cuộc khủng hoảng tài chính trong quá khứ.

Những ý kiến khác cũng chỉ trích bài phát biểu của Schwartz, một bài phát biểu không thành công khiến họ phải “xấu hổ”. Họ chỉ ra rằng khi diễn thuyết, Schwartz đã nhìn chằm chằm vào bài phát biểu và mím chặt môi - nó tạo ra vẻ mặt “nhăn nhó” và làm cho bộ dạng của ông trông rất khó coi.

Chỉ vài ngày sau, một nhà lãnh đạo khác đang gặp những rắc rối do sự gắn bó chặt chẽ giữa ông với một mục sư có những biểu hiện kích động - cũng đã thực hiện một quyết định tương tự Schwartz.

Barack Obama quyết định xuất hiện trên truyền hình để giải thích rằng ông không bào chữa cho sự nóng giận của mục sư Rev Jeremiah A Wright[5] (cha đỡ đầu của ông). Jr.Obama, dĩ nhiên là phát biểu bằng một bài diễn văn theo đúng nghi thức đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Nhưng cũng như Schwartz, mục đích của ông là nói về vấn đề sắp xảy ra trong một thời điểm đặc biệt và theo cách thức đặc biệt, nhằm kiểm soát tình hình và xoay chuyển tình thế đang rất khó khăn sang một tương lai tốt đẹp hơn.

Ngay khi bài diễn thuyết của Obama được phát trên truyền hình, nó đã được mô tả như một bài phát biểu lịch sử. Không kể đến các Tổng thống Lyndon Johnson[6], John Kenedy[7] và Abraham Lincoln[8], chưa có nhà chính trị nào trong lịch sử đề cập đến vấn đề chủng tộc một cách thẳng thắn và mạnh mẽ như thế.

Nên đề cập đến những vấn đề cấp thiết cần được giải quyết tức thời
sẽ thu hút được sự chú ý của người nghe.
Nguồn: bridge8.files.wordpress.com


Nhiều người lớn tuổi đã cảm động rơi nước mắt (Julian Bond[9] là một ví dụ), và nhiều ngày sau đó, trên sóng radio khắp Hoa Kỳ tràn ngập âm thanh phấn khích của những người da trắng và da màu, vào giữa những lúc Obama tạm ngừng bài diễn thuyết.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là ứng cử viên của đảng Dân chủ này có được tất cả những gì mà ông muốn. Không ít người phàn nàn rằng Obama chưa bao giờ giải thích rõ ràng về mối quan hệ thân thiết giữa ông và Wright - người châm ngòi cho sự kiện này.

Hơn nữa, bản thân Obama cũng không lường trước được ảnh hưởng của điều này đến lợi ích cá nhân khi ông chỉ tập trung vào vấn đề chủng tộc trong bài phát biểu của mình.

Với phong thái chững chạc và khả năng diễn thuyết tốt
Barack Obama đã giành được nhiều thiện cảm của công chúng.
Nguồn: todaysseniorsnetwork.com

Vả lại, chúng ta đang sống trong thời đại mà khả năng diễn thuyết là phương tiện chính yếu để khẳng định cá nhân. Những người lãnh đạo không có khả năng diễn thuyết tốt (ví dụ như George W.Bush) đã trở thành nguồn khai thác cho các loại truyện tranh rẻ tiền. Và những nhà lãnh đạo đã mắc sai lầm khi sử dụng sức mạnh của diễn thuyết để tạo nên lợi thế cho mình - như Alan Schwartz - và đã bỏ lỡ mất cơ hội.

Ngược lại, những nhà lãnh đạo dám thực hiện những cuộc tranh luận với khả năng thuyết phục lại có lợi thế lớn. Trong trường hợp của Barack Obama, bất kể những thâm hụt ngắn hạn hay những cơ may dài hạn, những lời phát biểu của ông ở Philadelphia tuần trước sẽ được nhớ mãi. Và ông cũng sẽ được nhớ mãi vì những lời phát biểu đó.

Một số ý kiến bình luận của độc giả Harvard Business Online


Ý kiến bình luận của Abbi Shetty:

Người diễn thuyết trong hầu hết các trường hợp đều được đánh giá bằng kết quả. Nếu Bear Steans sống sót, Schwarts chắc đã được đánh giá với một thái độ tích cực hơn.

Ý kiến bình luận của Erick J. Hendricks:

Một bài viết tuyệt vời. Bạn đã viết rất ngắn gọn, nhờ đó mà tất cả mọi người đều có thể đọc và hiểu được. Điều quan trọng nhất, tôi cho rằng bạn đang thử tìm điểm tương đồng giữa Barack với Schwartz.

Bài viết này là một cơ sở tốt để có một cuộc thảo luận hợp lý.


- Bài viết của Barbara Kellerman[10] trong chuyên mục Khởi xướng thảo luận trên trang Harvard Business Online -

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.



[1] The Bear Stearns Companies, Inc. là một tập đoàn sở hữu Bear, Stearns & Co. Inc. một hệ thống ngân hàng đầu tư lớn nhất toàn cầu, môi giới và kinh doanh có thế chấp. Thành lập năm 1923, hiện công ty có trụ sở tại NewYork City, Mỹ. Năm 2007 tổng thu nhập của họ ước tính khoảng 16,151 tỷ.

[2] Alan D. Schwartz là Tổng Giám đốc Điều hành của Bear Stearns, Schwartz kế tục sự nghiệp của James E. Cayne tại Bear Stearns từ tháng 6 năm 2007. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Duke năm 1972. Hiện ông vẫn là chủ tịch nhóm thanh tra của trường Kinh doanh Fuqua thuộc trường Đại học Duke

[3] The Wall Street Journal là một tờ nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, được sáng lập bởi Charles Dow, Edward Jones và Charles Bergstresser, xuất bản lần đầu năm 1889 tại Thành phố New York. Tên của nó bắt nguồn từ Phố Wall, trung tâm tài chính của New York, với lượng phát hành trung bình hơn hai triệu bản mỗi ngày trên toàn thế giới (số liệu 2006). Nhiều năm liền, Wall Street là tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất của Hoa Kỳ. Tờ báo này cũng phát hành ở Châu Á và Châu Âu. Hiện tại, Wall Street được sở hữu bởi công ty Dow Jones & Company.

[4] CNBC (viết tắt của Consumer News and Business Channel, cái tên chính thức dùng cho đến năm 1991) là một tập đoàn kinh doanh tin tức qua đường truyền cáp và truyền hình vệ tinh của Mỹ, hiện đang bị sở hữu và hoạt động có kết quả bởi NBC Universal. CNBC là kênh truyền hình chuyên về tin tức thương mại và tài chính, lần đầu tiên được phát sóng tại New Jersey (Mỹ) vào ngày 17/4/1989. Đây là một trong những chương trình truyền hình có tới 390 triệu lượt người xem trên toàn thế giới. Hiện mạng lưới của CNBC bao gồm 19 kênh truyền hình có chất lượng cao tại Mỹ, đáng giá khoảng 4 tỷ USD.

[5] Jeremiah A. Wright, Jr. sinh ngày 22 tháng 8 năm 1941, nguyên là mục sư của nhà thờ Trinity United Church of Christ (TUCC), một nhà thờ lớn ở Chicago, Illinois với hơn 10000 con chiên. Trước đây, ông sống như một tu sĩ ẩn dật suốt 36 năm. Cho đến năm 2008, Wright tin tưởng và có những hành động thuyết giảng ủng hộ Obama trong cuộc tranh cử chức tổng thống. Obama có nhắc tới ông trong bài diễn thuyết “Một sự kết hợp hoàn hảo” .

[6] Lyndon Baines Johnson (27/8/1908 – 22/1/1973), thường được gọi tắt là LBJ, là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 36, giữ chức từ năm 1963 đến 1969. Sau khi phục vụ lâu đời tại Quốc hội Hoa Kỳ, Johnson được bầu làm Phó tổng thống thứ 37; năm 1963 ông nhận chức tổng thống sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát. Ông là một nhà lãnh đạo quan trọng của Đảng Dân chủ.

[7] John Fitzgerald Kennedy (29/5/1917 – 22/11/1963), thường được gọi là JFK, là tổng thống thứ 35 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1961–1963). Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963, đây là một bước ngoặt lớn trong lịch sử Hoa Kỳ vào thập niên 1960.

[8] Abraham Lincoln (12/2/1809 – 15/4/1865) là một chính trị gia Hoa Kỳ, tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (nhiệm kỳ 1861 đến 1865), và là tổng thống đầu tiên thuộc Đảng Cộng hòa.

[9] Horace Julian Bond sinh ngày 14 tháng Giêng năm 1940, là một nhà đấu tranh nhân quyền Hoa Kỳ. Khi còn là sinh viên của Trường Cao đẳng Morehouse tại Atalanta, bang Georgia những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, ông đã giúp đỡ thành lập Ủy ban Hòa bình của sinh viên. Từ năm 1998 đến nay, ông là Chủ tịch của Hội thăng tiến người da mầu (NAACP) - Một tổ chức vì hòa bình lâu đời nhất nước Mỹ.

[10] Barbara Kellerman hiện là Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Lãnh đạo cộng đồng và là giảng viên bộ môn Chính sách xã hội tại Trường Quản trị John F. Kenedy thuộc Đại học Harvard. Bà là người thành lập và là Giám đốc Trung tâm Quản lý xã hội của Trường Kennedy từ năm 200 đến 2003. Từ năm 2003 đến 2006 bà công tác tại Trung tâm nghiên cứu quản lý. Bà là tác giả và là biên tập viên của một số cuốn sách cũng như ấn phẩm chuyên về lĩnh vực quản lý và lãnh đạo. Một trong những cuốn sách nổi tiếng do bà chắp bút là Followership: How Followers Create Change and Change Leaders.

No comments:

Post a Comment