4.5.08

Những can thiệp phản tác dụng

Tiến sĩ Sean Jeng, người vừa kết thúc lớp quản lý danh mục đầu tư (Portfolio Management) của chương trình cao học quản trị kinh doanh quốc tế do UBI tổ chức tại TP.HCM, cho rằng những can thiệp của cơ quan nhà nước gần đây không mang lại chuyển biến tích cực cho thị trường chứng khoánÔng mở đầu lời nhận xét của mình bằng trích đoạn ông đọc được trên báo chí Việt Nam. Tờ báo này viết rằng: “uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) nhận ra vấn đề khủng hoảng thanh khoản và đã thay đổi biên độ giao dịch chứng khoán từ mức 1% lên mức 2% đối với sàn TP.HCM, từ mức 2% lên mức 3% đối với sàn Hà Nội. Uỷ ban hy vọng hành động này sẽ đẩy giao dịch tăng lên, giảm hành vi đầu cơ đã kéo thị trường trượt dài trong tháng đầu năm nay. Uỷ ban cũng hy vọng rằng việc này sẽ mang lại cho nhà đầu tư khoản lợi nhuận đủ để khuyến khích thị trường...”Qua đoạn viết này cho thấy quan chức SSC không lường được chính biên độ giá này sẽ gây nên khủng hoảng thanh khoản, mà đây chính là tác nhân phá vỡ các giao dịch và thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán đến lượt mình sẽ làm tổn hại đến hệ thống tài chính, kéo theo là toàn bộ nền kinh tế. Nợ vay ngân hàng đang được tính bởi lãi suất “chết người” (killing rate) 19%, thị trường Chứng khoán đang chựng lại. Khi mà cả hai phương tiện cung cấp nguồn vốn này đang trong hoàn cảnh hiểm nghèo, chẳng chóng thì chầy các doanh nghiệp sẽ đi đến phá sản.Các quan chức này không biết thực sự điều gì đã làm cho thị trường đi xuống kể từ tháng 2 năm nay, mà chỉ kết tội một cách đơn giản là do hành vi đầu cơ. Điều này bộc lộ các quan chức không hiểu: “Đầu cơ là nhân tố quan trọng để tạo nên tính thanh khoản cho bất kỳ thị trường nào”.Khác biệt cung cầu tạo nên thị trườngTiến sĩ Sean Jeng cho rằng các quan chức SSC dường như còn nhầm lẫn một số khái niệm quan trọng đối với thị trường Chứng khoán nên đã đưa ra những quyết định thiếu chính xác.Chẳng hạn không cần thiết phải can thiệp ngăn chặn Chứng khoán tuột giá vì “thả lỏng cho giá cổ phiếu rơi xuống cũng quan trọng như để nó tăng lên”. Hoặc “không có chuyện mất cân bằng số lượng mua và bán mà gây ảnh hưởng đến tính thanh khoản. Đúng hơn, sự khác biệt giữa cung và cầu là cần thiết để tạo ra chuyển động giá – yếu tố cần thiết để thị trường hoạt động”.Về những điều chỉnh biên độ gần đây, tiến sĩ Sean Jeng nhận xét: “Đối với nhà đầu tư ngắn hạn, nhà đầu cơ, 1% cũng không phải là nhỏ, mà 2% cũng không phải là lớn. Hay đúng hơn, không có chuyện tỷ suất lợi nhuận lớn hơn hay nhỏ hơn mà ngăn cản họ đặt lệnh mua bán, mà cái chính là sự thiếu niềm tin về giá cả trên thị trường”.Ông cho rằng, nếu thị trường hồi phục mà không có sự can thiệp của chính phủ, khi ấy nhà đầu tư sẽ tin tưởng vào sự tăng giá thực sự của thị trường, họ hoàn toàn có thể trông đợi vào triển vọng tăng giá tiếp theo. Do vậy họ sẽ sẵn sàng đặt lệnh mua kể cả ở mức giá trần.Can thiệp của chính phủ làm giảm lòng tin nhà đầu tưTừ những phân tích trên, tiếng sĩ Sean Jeng cho rằng SSC không nên can thiệp vào thị trường, vì những can thiệp (như hãm tốc độ biến động giá hay cứu thị trường chứng khoán, hay dùng nguồn ngân quỹ nhà nước để hỗ trợ thị trường chứng khoán...) thực sự đã giết chết tính thanh khoản (actually killed the liquidity).Sự can thiệp này, thứ nhất, đã làm nhà đầu tư sẽ không còn hứng thú mua vào (như những phiên giao dịch gần đây) bởi họ tin rằng mức giá thấp vào cuối tháng 3 vừa qua mới là mức đáy.Thứ hai, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu (phần lớn thua lỗ ở mức 40%) cũng không muốn chấp nhận mức lỗ này bằng cách bán cổ phiếu ra trong thời điểm hiện nay, vì sự can thiệp của chính phủ đã mang lại cho họ hy vọng thị trường sẽ hồi phục. Theo tiến sĩ Sean Jeng, nhóm nhà đầu tư này chỉ bán ra số lượng lớn trong hai tình huống sau: có những dấu hiệu chứng tỏ thị trường đã thực sự phục hồi, chẳng hạn mức giá tăng lên 20% trở lên; hoặc họ không còn hy vọng khả năng thị trường mau chóng phục hồi.Kiểm soát tính trung thực của dịch vụ chứng khoánThay vì can thiệp vào thị trường chứng khoán bằng những biện pháp mang tính hành chính, tiến sĩ Sean Jeng cho rằng cơ quan nhà nước nên tăng cường giáo dục người dân nhận thức đúng những khái niệm về đầu tư chứng khoán. Theo ông, công việc này phải là nhà nước làm, không thể giao phó cho những dịch vụ chứng khoán, vì có những mâu thuẫn quyền lợi liên quan giữa nhà cung cấp dịch vụ với nhà đầu tư nói chung.Bên cạnh đó, nhà nước cần mau chóng ban hành và áp dụng những quy định nhằm đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh. Các quy định đó nhằm bảo vệ nhà đầu tư tránh khỏi những gian lận, lừa gạt trong giao dịch. Theo tiến sĩ Sean Jeng, chuyện gian lận, lừa đảo được xem là truyền thống trong ngành chứng khoán. Do vậy, yêu cầu về kiểm soát chất lượng, tính trung thực của ngành dịch vụ đầu tư Chứng khoán cũng phải được đặt ra và kiểm soát một cách nghiêm minh.Nếu thị trường hồi phục không có sự can thiệp của chính phủ, khi ấy nhà đầu tư sẽ tin tưởng vào sự tăng giá thực sự của thị trường, họ hoàn toàn có thể trông đợi vào triển vọng tăng giá tiếp theo

No comments:

Post a Comment