20.4.07

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT!

- CÁC KIẾN THỨC VỀ
+ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH
+ Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ VÀ ỨNG DỤNG
+ PHẦN MỀM LIÊN QUAN

1 comment:

  1. Loạt bài về day-traders của Noob
    Trong thời điểm sôi sục hiện nay, nhiều người mới tham gia thị trường, ai cũng hy vọng tìm được lợi nhuận trong thời gian ngắn một cách dễ dàng.

    Với những ai mong muốn đầu tư thật sự và lâu dài thì Noob xin người đó hãy kiên nhẫn chờ đợi khi VN-Index đổ dốc (Noob sẽ viết cặn kẽ về đầu tư khi thị trường đổ dốc - còn bây giờ có nói cũng không ai nghe).

    Còn với những ai quá nóng ruột với những khoản lãi mà ông hàng xóm, bà đồng nghiệp, cụ hưu trí ... vừa thu được thì Noob xin viết vài bài về day-traders (gọi nôm na là những tay mua đầu chợ - bán cuối chợ). Trong bài viết cụ thể Noob xin được Việt Nam hóa những thủ pháp của day-traders để phù hợp với tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

    Nếu xét về đẳng cấp thì day-traders đứng vị trí thứ 3 trong làng tài chính thế giới

    1. Những nhà đầu tư thượng thặng (đầu tư giá trị, kiếm tiền sạch ...)
    2. Tài phiệt tài chính (gây ra biến động tài chính sốt nóng, cảm lạnh để thu lợi nhuận. Đó là những đồng tiền bẩn ...)
    3. Day-traiders (những người mua bán siêu ngắn hạn, mua khi giá xuống và bán ngay khi giá lên, giúp thị trường thăng bằng tạm thời ...)
    4.......
    5.......

    Nhưng xét về mức độ khốc liệt tàn phá sức khỏe và thần kinh thì day-traiders là những người chịu tổn thương nhiều nhất. Chính vì vậy, cũng giống như cầu thủ bóng đá, độ tuổi tốt nhất cho một day-traider là 25-35 tuổi, rất ít người trụ quá được 40 tuổi (bản thân người viết bài này cũng chỉ trụ được từ năm 26-32 tuổi).

    Xin phép đi vào nội dung chính:

    Những tố chất để trở thành day-traiders (tại nước ngoài) : Năng khiếu (cái này rất khó giải thích), kiến thức tài chính cực cao, thần kinh thép, khả năng phán đoán tâm lý đám đông cực tốt, các giác quan nhanh nhạy (Việt Nam ta gọi là nhanh tay nhanh mắt), sức khỏe dẻo dai .... vân vân và vân vân, cuối cùng là: may mắn

    Những tố chất để trở thành week-traders tại Việt Nam: Kiến thức tài chính tốt, bản lĩnh vững vàng, quyết định nhanh nhạy và may mắn. Nếu bạn thiếu từ 2 yếu tố trở lên thi phải bổ sung thêm yếu tố sau : đó là liều mạng (người viết bài không muốn những ai vận dụng bài viết này có thể bị tổn thương nên chuyển thành week-trader : mua bán trong tuần)

    (Xin tạm dừng tại đây)

    20/12/2006

    Yêu cầu đầu tiên để trở thành một day-traider giỏi đó là: công bằng và khách quan (cả tại nước ngoài cũng như Việt Nam đều yêu cầu điều này)

    Trong cuộc sống mỗi người có sở thích, niềm đam mê khác nhau. Người này thích nhạc rock, người kia thích xem phim, người nọ lại thích du lịch v.v... Nhưng khi đã xác định là một day-traider thì mọi sở thích yêu, ghét cá nhân đều phải gác lại một bên. Không phải bạn thích uống Coca Cola thì bạn chỉ cổ vũ cho Coca mà ác cảm với Pepsi, không phải bạn thích BMW mà bạn sẽ không ưa Toyota.

    Công bằng và khách quan sẽ giúp cho day-traider không mang tình cảm cá nhân của mình vào công việc. Nó giúp cho day-traider có khả năng tỉnh táo stoploss (bán cổ phiếu khi giá xuống quá mức định trước) hoặc sell out (bán cổ phiếu khi đạt mức kỳ vọng định trước)

    Những người mới bắt đầu với chứng khoán tại Việt Nam hay mắc sai lầm này nhất. Vì bạn quá yêu cổ phiếu XYZ nên dù nó xuống giá (hoặc lên giá) bao nhiêu bạn cũng không bán, hoặc vì không thích cổ phiếu AAA nên dù thấy cơ hội mười mươi bạn cũng không quan tâm. Hãy dành tình yêu và niềm tin này cho việc đầu tư dài hạn.

    Yêu cầu nữa để trở thành một day-traider thực thụ đó là: tuân thủ nghiêm ngặt quy định đã được đề ra

    Với day-traider tại nước ngoài thì mỗi công ty môi giới đều có những phương hướng, chiến lược, phương pháp được cụ thể hóa thành những quy định chi tiết mà mỗi day-traider đều phải tuyệt đối tuân thủ.

    Với week-traider trong nước thì phải tự xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể và không vi phạm quy định này trong mọi tình huống (Noob sẽ cùng thảo luận với mọi người về việc xây dựng kế hoạch này khi Noob viết tới đó, có thể Noob sẽ đưa ra một trong nhiều phương pháp được ưa thích, mỗi người tự xây dựng kế hoạch cho riêng mình và trao đổi qua PM, hoặc trên topic này nếu người đó không thấy bất tiện)

    Còn khá nhiều yêu cầu nữa nhưng đều dựa trên hai nguyên tắc trên, nên Noob sẽ giải thích khi cần thiết, nếu không sẽ bị rối.

    Trang bị và hỗ trợ cho day-trader

    Với day-traider nước ngoài thì họ được trang bị những phần mềm phân tích hiện đại nhất, tốc độ nhanh nhất.

    Mỗi day-traider sẽ có một đội hỗ trợ từ 2-4 người. Những người này chịu trách nhiệm theo dõi sát thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội - phân tích và chuyển thông tin cho day-traider với thời gian ngắn nhất (nhiều khi chỉ nhanh chậm vài phút là thiệt hại hoặc lợi nhuận đã chênh lệch hàng triệu USD)

    Chẳng hạn vụ 11-9 vừa nổ ra >>> nhận thông tin >>> phân tích, nhận định >>> + thuật toán xử lý + quyết định của day-traider >>> bán ra cổ phiếu các công ty hàng không, công ty bảo hiểm. Mua vào cổ phiếu các công ty cung cấp thiết bị bảo vệ v.v...
    Động đất, sóng thần xảy ra tại khu vực nào đó (quy trình như trên) >>> mua vào cổ phiếu các công ty xây dựng hoặc liên quan đến tái thiết cơ bản.
    Các thông tin về kinh tế : phá sản, chia tách, sát nhập, thôn tính. Các thông tin về chính trị xã hội : thử vũ khí, chiến tranh, đảo chính, thay đổi chính phủ, biểu tình v.v...

    Với week-traider Việt Nam thì các bạn có thể trang bị cho mình những phần mềm sẵn có hoặc sử dụng các site phân tích miễn phí của VCBS, BSC, SSI cũng được vì chúng ta đang giao dịch với tốc độ rất buồn ngủ (smile)
    Đội hỗ trợ của week-traider chúng ta : Báo chí, truyền hình, diễn đàn, thông tin người quen, thông tin vỉa hè, tin đồn v.v... (nghe rất buồn cười đúng không các bạn)

    (Xin tạm dừng tại đây) Xin lỗi vì tôi đang đi nghỉ nên không viết dài được

    21/12/2006


    Một số khái niệm đang bị hiểu nhầm

    Trước khi đi vào phân tích một số phương pháp mua bán cụ thể của day-traider, Noob xin được nói đôi lời về một số quan niệm sai lầm đang diễn ra hiện nay tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính những quan niệm sai lầm này đã góp phần gây nên những cơn sốt nóng, lạnh của thị trường chứng khoán năm 2006 - 2007. Hiểu rõ những sai lầm này sẽ giúp các bạn vững tin và định ra cho mình một hướng đi đúng đắn.

    Quan niệm sai lầm phổ biến (kể cả nhiều người làm công tác quản lý nhà nước về chứng khoán cũng mắc phải) : Thị trường sơ cấp là nơi huy động nguồn vốn, thị trường thứ cấp là nơi nguồn vốn đó luân chuyển, biết thì nhiều người biết nhưng hiểu thấu đáo thì có lẽ chưa.

    Thị trường thứ cấp là nơi nguồn vốn được luân chuyển, vậy thì khi ta nói đến sự phát triển của thị trường thứ cấp thì tiêu chí quan trọng nhất phải là : khối lượng cổ phiếu và giá trị giao dịch hàng ngày chứ không phải chỉ số VNIndex, giá trị vốn hóa thị trường v.v...

    Khi nói đến thị trường chứng khoán Newyork là người ta nói tới quy mô luân chuyển dòng vốn hàng nghìn tỷ USD mỗi ngày, năm sau lại lớn hơn năm trước chứ không ai khoe năm nay chỉ số thị trường chứng khoán thị trường Newyork tăng 100% so với năm ngoái.

    Tôi xin lấy một ví dụ để dễ hiểu hơn : nếu có người hỏi con cái bạn dạo này ra sao ? Bạn sẽ trả lời : cháu nó dạo này thông minh lắm, nhanh nhẹn hơn hẳn năm ngoái, hay bạn sẽ trả lời : cháu nhà tôi béo gấp đôi năm ngoái ?

    Viết đến đây Noob bật cười vì nhớ lại cảm giác hô hào : năm nay VNIindex vượt 1000 điểm, năm sau vượt 2000 điểm của một số bạn trên diễn đàn.

    Quy mô luân chuyển dòng vốn hàng ngày lớn sẽ giúp cho các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán vận dụng hiệu quả nhất đồng vốn của mình >>> kinh tế phát triển. Còn Việt Nam chúng ta thì sao ? Đồng vốn nằm chết một chỗ hoặc lưu chuyển với tốc độ ngái ngủ >>> thị trường chứng khoán hầu như vẫn chưa liên quan đến nền kinh tế >>> nó giống sòng bạc.

    Có bạn sẽ hỏi : quy mô luân chuyển dòng vốn hàng ngày vẫn tăng đấy chứ, năm ngoái 100 tỷ ngày, năm nay 120 tỷ ngày, hiện nay 800 tỷ ngày. Noob xin nói rằng : đó là hệ quả tât yếu của việc các nguồn vốn đang dồn dập được đổ vào thị trường chứng khoán (xin lỗi các bạn nói một cách dân dã : ăn lắm thì ị nhiều chứ được tích sự gì)

    Nếu vẫn chưa hiểu được sai lầm này thì trong tương lai thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phình lên rất nhanh (giống như đứa trẻ béo phì lên rất nhanh) nhưng quy mô luân chuyển dòng vốn hàng ngày không theo kịp (đứa trẻ chỉ vận đồng lờ đờ) thì sẽ sinh nhiều bệnh tật sốt nóng, cảm lạnh.

    Bản chất công việc của day-traider : Đó là tìm kiếm lợi nhuận dựa trên những dao động (dù là nhỏ nhất) của thị trường chứng khoán. Vì nếu tìm kiếm lợi nhuận dựa trên những dao động lớn thì hóa ra day-traider lại biến thành giới tài phiệt rồi.

    Điều các bạn nghĩ về công việc của day-traider : mua xong cổ phiếu, giá tăng vù vù, kiếm hàng triệu USD trong chớp mắt chỉ có trên film thôi, hoặc chỉ vào những ngày có biến cố bất thường (vụ 11.9, sóng thần Đông Nam Á chẳng hạn)

    Sai lầm phổ biến của những nhà đầu cơ Việt Nam : mua bán hàng ngày thì giống kiểu day-traider nhưng tìm kiếm lợi nhuận lại theo kiểu tài phiệt. Mà các bạn biết rồi đấy : trong cuộc sống mà dở ngô dở ngọng thì sớm muộn cũng .....

    Một số phương pháp mua bán đang bị hiểu nhầm

    Nhiều bạn mua bán ngắn hạn, lướt sóng, T+0, T+1, T+2 (có thể coi là day-traider, week-traider) nhưng phương pháp mua bán của những người đó lại hoàn toàn sai (vì hiểu sai bản chất của day-traider)

    Phương pháp đầu tiên các bạn hay dùng là phương pháp "úp nón" tức là mua dần vào khi giá giảm, phương pháp này giống phương pháp 1/6 Noob đưa ra về hình thức nhưng khác nhau về bản chất. Cách mua "úp nón" các bạn dùng cho ngắn hạn, là cách mua bị động khi thị trường đi xuống (không mong muốn thị trường đi xuống), còn phương pháp 1/6 Noob đưa ra là phương pháp dùng để đầu tư, mua dần vào để có giá vốn bình quân thấp, là phương pháp chủ động (mong thị trường đi xuống trong suốt quá trình giải ngân). Noob buộc lòng phải viết ra phương pháp này vì thị trường khi đó quá nóng, nhiều người lao vào mà không hiểu rõ thị trường, nếu áp dụng tạm thời phương pháp này thì cũng không bị thiệt hại nhiều.

    Phương pháp T+0, T+1 (mà nhều bạn gọi là swing, lướt sóng, nhảy sạp v.v...) phương pháp này cũng sai lầm vì để có thể làm được vậy bạn cần có sẵn loại cổ phiếu đó. Điều đó vi phạm nguyên tắc : công bằng khách quan của một day-traider (vì khi mua loại cổ phiếu nào trước đó là bạn đã dành niềm tin, tình yêu cho cổ phiếu đó rồi). Một nguyên tắc căn bản nữa của day-traider là chia đều rủi ro (tôi sẽ nói kỹ hơn phía dưới) thì các bạn lướt sóng cũng vi phạm.

    Phương pháp mua bán của day-traider (đã được Việt Nam hóa)

    Khi một người đưa ra 10 quyết định thì đa phần sẽ là : 3 đúng, 3 không đúng không sai, 4 sai. Nếu đầu cơ vào chứng khoán có thể hiểu nôm na là : 3 lãi, 3 hòa vốn, 4 lỗ vốn.

    Một day-traider giàu kinh nghiệm khi đưa ra 10 quyết định mua bán cũng chỉ có khả năng : 5 lãi, 3 hòa vốn, 2 lỗ vốn

    Vậy trước hết chúng ta phải nâng khả năng quyết định đúng của chúng ta lên ngang bằng day-traider thực thụ đã rồi mới có thể bàn tiếp.

    Thay vì đầu cơ vào 10 cơ hội mà ta cho là đúng (nhưng vẫn có rủi ro nhất định), nên ta có khả năng được tham gia vào cả 10/10 cơ hội đó (vì có nhiều người chưa tham gia vì sợ rủi ro - nên thị trường đủ chỗ trống để ta ngồi vào). Ví dụ như hôm nay (22/12/2006) : ai thích mua là mua được

    Ta chỉ đầu cơ vào 10 cơ hội mà ta cho là chắc chắn đúng (ai cũng nhận thấy điều đó), nên ta chỉ có khả năng được tham gia vào 5/10 cơ hội (vì có có quá ít chỗ trống để ta ngồi vào). Ví dụ như thứ hai, thứ ba tuần sau thị trường vẫn giảm tiếp 20-30 điểm/ngày thì thứ tư nếu mua được giá < tham chiếu là khả năng có lãi rất lớn (nhưng nếu ta mua 4 loại cổ phiếu vào thứ tư thì có khả năng chỉ mua được < 2 loại)

    Nếu đủ bản lĩnh chế ngự lòng tham và làm như trên thì kết quả đạt được của bạn đã ngang bằng với một day-traider chuyên nghiệp rồi đó.

    Sau đây Noob xin trình bày các bước để thực hiện week-traider tại Việt Nam sau khi bạn đọc đạt được các nguyên tắc : công bằng khách quan, tuân thủ nghiêm ngặt quy định đề ra, đủ bản lĩnh chế ngự lòng tham.

    1. Xây dựng danh mục cổ phiếu dùng cho week-traider
    2. Xây dựng quy định cho bản thân và tuân thủ nghiêm ngặt quy định đó
    3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro

    (Xin tạm dừng tại đây)
    22/12/2006

    Gửi các bạn tham gia topic này

    Bây giờ là lúc có thể áp dụng bài viết mua cổ phiếu theo phương pháp 1/6 của Noob. Vì Noob không có thời gian để tìm lại bài viết đó trong topic Tình hình hiện nay, nên bạn nào tìm được hoặc đã copy bài viết đó thì post lại cho mọi người cùng đọc.

    Nếu thị trường xuống tới 700 điểm thì Noob sẽ tạm dừng loạt bài day-traider để viết bài : Phương pháp hạ giá vốn xuống bằng giá thị trường trong trường hợp thị trường down

    Dù Noob đang đi nghỉ nhưng sẽ luôn sát cánh bên các bạn đang tham gia vào topic này.
    Published Saturday, February 10, 2007 10:23 AM by kuckay

    ReplyDelete