Đà tăng giá tiêu dùng tại Tp.HCM lần đầu tiên đạt mức âm
| |||||
|
Theo Tổng cục Thống kê, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2008 tại Hà Nội so với tháng trước đó chỉ là 0,16%, thấp nhất kể từ đầu năm, nhưng con số tương ứng của Tp.HCM còn "ấn tượng" hơn khi lần đầu tiên đạt mức âm: -0,24%.
Còn nếu so với tháng 12/2007, CPI tại Hà Nội đã tăng 22,44%, so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng 26,68%. Ở đầu kia của đất nước, con số tương ứng của Tp.HCM là 19,40% và 25,69%.
Nhận định chung của các chuyên gia kinh tế, được VnEconomy tham vấn, là sức giảm của chỉ số giá tháng này được bắt “đà” từ những tháng trước, khi xăng dầu và lương thực, thực phẩm đi vào xu hướng giá giảm.
Theo dõi trên biểu đồ thì xu hướng này hình thành mạnh mẽ trong vòng 6 tháng qua, và dường như đã tạo thế vững chắc.
Riêng trong tháng này, việc giảm giá xăng và dầu hỏa cũng có tác động trực tiếp đến CPI, đó là đợt giảm giá dầu hỏa 1.000 đồng/lít vào ngày 3/10 và ba đợt giảm giá xăng, mỗi đợt 500 đồng/lít, vào các ngày 7, 17, 18/10.
Cùng chia sẻ quan điểm này, bà Trần Thị Hằng, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại - Dịch vụ và Giá cả (Tổng cục Thống kê) cho biết, nhiều mặt hàng bắt đầu tiêu thụ chậm lại trong khi đó nguồn cung lại dồi dào, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, mặt hàng chiếm trên 40% quyền số CPI.
Trong tháng 10 này, các nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; giao thông, bưu chính viễn thông - những nhóm chịu tác động trực tiếp của giá xăng dầu và lương thực, thực phẩm - đã giảm tốc đáng kể.
Cụ thể tại Hà Nội, so với tháng trước nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng 0,03% với “hỗ trợ” của mặt hàng lương thực giảm 1,53%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng đã giảm 0,78%; nhóm giao thông, bưu chính viễn thống giảm 0,19%.
Trong khi đó, các nhóm còn lại đều tăng không đáng kể, chỉ có duy nhất một nhóm tăng trên 1% là thiết bị và đồ dùng gia đình, khi tăng 1,18%.
Tp.HCM, chiếm tới 1 phần 5 chỉ số giá của cả nước, lần đầu tiên trong năm đạt mức tăng CPI âm.
Ngoài 3 nhóm giảm là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,19%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng đã giảm 1,92%; nhóm giao thông, bưu chính viễn thống giảm 1,22%, thì tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ khác đều tăng không đến 1%.
Nói về chỉ số giá của tháng này, bà Hằng cho biết phía Tổng cục Thống kê còn đang rà soát lại con số các tỉnh báo cáo về, nhìn chung kết quả là tương đối khả quan và CPI tháng này có khả năng sẽ không vượt quá 0,5%.
Tuy nhiên, bà Hằng vẫn khá thận trọng trước mức tăng câu hỏi CPI cả năm có dừng ở ngưỡng 24% vào cuối năm hay không. “CPI năm nay khá bất thường và khó lường, không theo đúng với quy luật diễn biến giá cả tiêu dùng các năm về trước”, bà Hằng nói.
Còn nếu so với tháng 12/2007, CPI tại Hà Nội đã tăng 22,44%, so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng 26,68%. Ở đầu kia của đất nước, con số tương ứng của Tp.HCM là 19,40% và 25,69%.
Nhận định chung của các chuyên gia kinh tế, được VnEconomy tham vấn, là sức giảm của chỉ số giá tháng này được bắt “đà” từ những tháng trước, khi xăng dầu và lương thực, thực phẩm đi vào xu hướng giá giảm.
Theo dõi trên biểu đồ thì xu hướng này hình thành mạnh mẽ trong vòng 6 tháng qua, và dường như đã tạo thế vững chắc.
Riêng trong tháng này, việc giảm giá xăng và dầu hỏa cũng có tác động trực tiếp đến CPI, đó là đợt giảm giá dầu hỏa 1.000 đồng/lít vào ngày 3/10 và ba đợt giảm giá xăng, mỗi đợt 500 đồng/lít, vào các ngày 7, 17, 18/10.
Cùng chia sẻ quan điểm này, bà Trần Thị Hằng, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại - Dịch vụ và Giá cả (Tổng cục Thống kê) cho biết, nhiều mặt hàng bắt đầu tiêu thụ chậm lại trong khi đó nguồn cung lại dồi dào, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, mặt hàng chiếm trên 40% quyền số CPI.
Cụ thể tại Hà Nội, so với tháng trước nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng 0,03% với “hỗ trợ” của mặt hàng lương thực giảm 1,53%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng đã giảm 0,78%; nhóm giao thông, bưu chính viễn thống giảm 0,19%.
Trong khi đó, các nhóm còn lại đều tăng không đáng kể, chỉ có duy nhất một nhóm tăng trên 1% là thiết bị và đồ dùng gia đình, khi tăng 1,18%.
Tp.HCM, chiếm tới 1 phần 5 chỉ số giá của cả nước, lần đầu tiên trong năm đạt mức tăng CPI âm.
Ngoài 3 nhóm giảm là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,19%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng đã giảm 1,92%; nhóm giao thông, bưu chính viễn thống giảm 1,22%, thì tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ khác đều tăng không đến 1%.
Nói về chỉ số giá của tháng này, bà Hằng cho biết phía Tổng cục Thống kê còn đang rà soát lại con số các tỉnh báo cáo về, nhìn chung kết quả là tương đối khả quan và CPI tháng này có khả năng sẽ không vượt quá 0,5%.
Tuy nhiên, bà Hằng vẫn khá thận trọng trước mức tăng câu hỏi CPI cả năm có dừng ở ngưỡng 24% vào cuối năm hay không. “CPI năm nay khá bất thường và khó lường, không theo đúng với quy luật diễn biến giá cả tiêu dùng các năm về trước”, bà Hằng nói.
No comments:
Post a Comment