Bất thường tỷ giá USD/VND?
| |||||
Trong hai ngày qua, tỷ giá USD/VND bất ngờ tăng vọt, tạo một bất thường so với hơn một tháng qua, bất thường khi xét về những yếu tố căn bản thường thấy.
Sáng nay (21/10), một số nhà đầu tư gọi điện tới phóng viên VnEconomy khi bất ngờ thấy tỷ giá USD/VND tăng vọt trên thị trường.
Theo website Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn ổn định, thậm chí giảm nhẹ so với hôm qua (20/10), ở mức 16.519 VND/USD, nhưng tỷ giá của các ngân hàng thương mại vọt tới mốc 16.800 VND/USD.
Trong ngày hôm qua, tỷ giá của các ngân hàng thương mại cũng bất ngờ tăng mạnh từ mức 16.610 VND lên 16.670 VND/USD.
Qua hai ngày, tỷ giá đã tăng 190 VND/USD, một bước tăng quá bất thường so với sự ổn định quanh mốc 16.610 VND/USD trong hơn một tháng trở lại đây. Điểm đáng chú ý là sau đợt biến động trước tháng 7 đến nay, chưa lúc nào tỷ giá của các ngân hàng thương mại tái lập mốc 16.800 VND/USD. Thậm chí giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đầu mối thanh toán quốc tế lớn nhất trong hệ thống hiện nay đã lên tới 16.830 VND/USD.
Và với mức giá bán ra trên, tỷ giá USD/VND của Vietcombank đã gần chạm trần cho phép theo biên độ +/-2% hiện nay. Đây cũng là một bất thường bởi suốt từ tháng 8 đến nay, tỷ giá của các ngân hàng thương mại phần lớn đều nằm sát mức sàn cho phép của biên độ.
Bất thường nữa được xét đến ở hoạt động mua vào khá lớn gần đây của Ngân hàng Nhà nước, cũng như một số nguồn tin phản ánh lượng vốn ngoại tệ tại các ngân hàng dồi dào, thậm chí có thừa cục bộ.
Về mức biến động, khoảng thời gian biến động, so với những tháng gần đây, có thể thấy đó là những mức tăng bất thường. Sự bất thường đó có thể thấy khi xét lại những yếu tố nội tại của nền kinh tế tác động đến tỷ giá.
Thứ nhất, trao đổi với VnEconomy, một số ngân hàng đầu mối thanh toán xuất nhập khẩu lớn đều khẳng định hoạt động thanh toán ngoại hối hiện nay vẫn bình thường, không có dấu hiệu nào cho thấy đột biến về cung – cầu ngoại tệ.
Thứ hai, liên quan đến xuất nhập khẩu, nhập siêu trong những tháng gần đây, đặc biệt là trong tháng 9 vừa qua, đã được kiềm chế ở mức thấp. Theo đó, tác động từ nhập siêu đến tỷ giá để có biến động bất thường như trên có thể loại trừ.
Thứ ba, liên quan đến lạm phát, hiện tình hình đã có những chuyển biến tích cực. Sau tháng giảm tốc rõ rệt vừa qua, trong tháng 10 này dự báo lạm phát sẽ có chuyển biến thực sự; tại một số địa bàn lớn, lạm phát lần đầu tiên kể từ đầu năm đã giảm nhẹ. Theo đó, có thể loại trừ tác động từ lạm phát truyền dẫn vào bất thường nói trên.
Tuy nhiên, có thể đặt sự bất thường này bên cạnh một số yếu tố có thể có ảnh hưởng nhất định.
Thứ nhất, các đầu mối thanh toán đang chú động đón trước cầu ngoại tệ thường tăng lên vào những tháng cuối năm, phục vụ hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
Thứ hai, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, có thể nguồn kiều hối (thường tập trung chuyển về vào cuối năm) sẽ giảm, hạn chế nhất định đến nguồn bù đắp cho cầu trong nước.
Thứ ba, theo một số đầu mối thanh toán xuất nhập khẩu, giá hàng Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản, gần đây có dấu hiệu giảm dẫn tới khả năng giá trị xuất khẩu bị ảnh hưởng. Từ đây có thể tác động tới cung ngoại tệ và các đầu mối dự phòng cho “tín hiệu” này chăng?
Thứ tư, sự biến động của thị trường thế giới và giá đồng USD có hướng tăng lên. Diễn biến này có thể “lôi kéo” giá USD trong nước trong quan hệ với VND. Tuy nhiên, yêu tố này thường không thể hiện rõ nét trong những năm qua.
Thứ năm, có thể có ảnh hưởng nhất định về yếu tố tâm lý. Yếu tố này đang hướng theo diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới và tác động nhất định đến luồng vốn đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp). Tuy nhiên, những đầu mối nói trên khẳng định hiện chưa có hiện tượng bất thường nào về sự quy đổi sang ngoại tệ của đối tượng này.
Và thứ sáu, theo một số chuyên gia, một yếu tố tác động đáng chú ý đến sự bất thường trên là quyết định giảm lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước (áp dụng từ hôm nay), dẫn đến sự mất giá của VND so với đồng USD.
Đó là những giả thiết được đặt ra cho biến động của tỷ giá USD/VND hai ngày vừa qua. Một điểm đáng chú ý là sự biến động đó gắn với thị trường chính thống là từ các ngân hàng thương mại. Tất nhiên, những biến động đó vẫn là bình thường nếu đặt trong khuôn khổ biên độ cho phép, theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
Còn trên thị trường tự do, giá USD bán ra hiện cũng đã tăng mạnh lên gần mốc 17.000 VND, trong khi cuối tuần qua chỉ từ 16.570 - 16.590 VND.
Sáng nay (21/10), một số nhà đầu tư gọi điện tới phóng viên VnEconomy khi bất ngờ thấy tỷ giá USD/VND tăng vọt trên thị trường.
Theo website Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn ổn định, thậm chí giảm nhẹ so với hôm qua (20/10), ở mức 16.519 VND/USD, nhưng tỷ giá của các ngân hàng thương mại vọt tới mốc 16.800 VND/USD.
Trong ngày hôm qua, tỷ giá của các ngân hàng thương mại cũng bất ngờ tăng mạnh từ mức 16.610 VND lên 16.670 VND/USD.
Qua hai ngày, tỷ giá đã tăng 190 VND/USD, một bước tăng quá bất thường so với sự ổn định quanh mốc 16.610 VND/USD trong hơn một tháng trở lại đây. Điểm đáng chú ý là sau đợt biến động trước tháng 7 đến nay, chưa lúc nào tỷ giá của các ngân hàng thương mại tái lập mốc 16.800 VND/USD. Thậm chí giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đầu mối thanh toán quốc tế lớn nhất trong hệ thống hiện nay đã lên tới 16.830 VND/USD.
Và với mức giá bán ra trên, tỷ giá USD/VND của Vietcombank đã gần chạm trần cho phép theo biên độ +/-2% hiện nay. Đây cũng là một bất thường bởi suốt từ tháng 8 đến nay, tỷ giá của các ngân hàng thương mại phần lớn đều nằm sát mức sàn cho phép của biên độ.
Bất thường nữa được xét đến ở hoạt động mua vào khá lớn gần đây của Ngân hàng Nhà nước, cũng như một số nguồn tin phản ánh lượng vốn ngoại tệ tại các ngân hàng dồi dào, thậm chí có thừa cục bộ.
Về mức biến động, khoảng thời gian biến động, so với những tháng gần đây, có thể thấy đó là những mức tăng bất thường. Sự bất thường đó có thể thấy khi xét lại những yếu tố nội tại của nền kinh tế tác động đến tỷ giá.
Thứ nhất, trao đổi với VnEconomy, một số ngân hàng đầu mối thanh toán xuất nhập khẩu lớn đều khẳng định hoạt động thanh toán ngoại hối hiện nay vẫn bình thường, không có dấu hiệu nào cho thấy đột biến về cung – cầu ngoại tệ.
Thứ hai, liên quan đến xuất nhập khẩu, nhập siêu trong những tháng gần đây, đặc biệt là trong tháng 9 vừa qua, đã được kiềm chế ở mức thấp. Theo đó, tác động từ nhập siêu đến tỷ giá để có biến động bất thường như trên có thể loại trừ.
Thứ ba, liên quan đến lạm phát, hiện tình hình đã có những chuyển biến tích cực. Sau tháng giảm tốc rõ rệt vừa qua, trong tháng 10 này dự báo lạm phát sẽ có chuyển biến thực sự; tại một số địa bàn lớn, lạm phát lần đầu tiên kể từ đầu năm đã giảm nhẹ. Theo đó, có thể loại trừ tác động từ lạm phát truyền dẫn vào bất thường nói trên.
Tuy nhiên, có thể đặt sự bất thường này bên cạnh một số yếu tố có thể có ảnh hưởng nhất định.
Thứ nhất, các đầu mối thanh toán đang chú động đón trước cầu ngoại tệ thường tăng lên vào những tháng cuối năm, phục vụ hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
Thứ hai, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, có thể nguồn kiều hối (thường tập trung chuyển về vào cuối năm) sẽ giảm, hạn chế nhất định đến nguồn bù đắp cho cầu trong nước.
Thứ ba, theo một số đầu mối thanh toán xuất nhập khẩu, giá hàng Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản, gần đây có dấu hiệu giảm dẫn tới khả năng giá trị xuất khẩu bị ảnh hưởng. Từ đây có thể tác động tới cung ngoại tệ và các đầu mối dự phòng cho “tín hiệu” này chăng?
Thứ tư, sự biến động của thị trường thế giới và giá đồng USD có hướng tăng lên. Diễn biến này có thể “lôi kéo” giá USD trong nước trong quan hệ với VND. Tuy nhiên, yêu tố này thường không thể hiện rõ nét trong những năm qua.
Thứ năm, có thể có ảnh hưởng nhất định về yếu tố tâm lý. Yếu tố này đang hướng theo diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới và tác động nhất định đến luồng vốn đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp). Tuy nhiên, những đầu mối nói trên khẳng định hiện chưa có hiện tượng bất thường nào về sự quy đổi sang ngoại tệ của đối tượng này.
Và thứ sáu, theo một số chuyên gia, một yếu tố tác động đáng chú ý đến sự bất thường trên là quyết định giảm lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước (áp dụng từ hôm nay), dẫn đến sự mất giá của VND so với đồng USD.
Đó là những giả thiết được đặt ra cho biến động của tỷ giá USD/VND hai ngày vừa qua. Một điểm đáng chú ý là sự biến động đó gắn với thị trường chính thống là từ các ngân hàng thương mại. Tất nhiên, những biến động đó vẫn là bình thường nếu đặt trong khuôn khổ biên độ cho phép, theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
Còn trên thị trường tự do, giá USD bán ra hiện cũng đã tăng mạnh lên gần mốc 17.000 VND, trong khi cuối tuần qua chỉ từ 16.570 - 16.590 VND.
No comments:
Post a Comment