7.4.11

Mười quy luật quản lý đồng tiền

Không nắm vững các quy tắc quản lý dòng tiền là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của nhiều doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của các ngân hàng Mỹ, 82% thất bại của doanh nghiệp là do quản lý đồng tiền quá yếu kém. Mười quy luật quản lý đồng tiền sau đây có thể giúp doanh nghiệp tránh được kết cục này.

1.Lợi nhuận không phải là tiền mặt mà chỉ là sản phẩm của kế toán.

Bạn có thể thanh toán hóa đơn bằng tiền mặt, chứ không thể thanh toán bằng các con số lợi nhuận trên sổ sách. Bạn hoàn toàn có thể có được lợi nhuận mà không cần phải tạo ra bất kỳ số tiền thực nào. Và nếu bạn thanh toán hóa đơn còn khách hàng của bạn thì không, bạn sẽ gặp rắc rối to.

2. Dòng tiền không phải là vấn đề thuộc về trực giác.

Đạt được doanh thu không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn có tiền trong tay. Xuất hiện chi phí cũng không có nghĩa là bạn đã thanh toán chúng rồi.

3. Tăng trưởng “hút” trên mặt.

Điều này nghe có vẻ nghịch lý nhưng thực tế, một trong những năm khó khăn nhất của doanh nghiệp là khi doanh nghiệp có doanh thu tăng vọt. Nghĩa là bạn phải xây dựng mọi thứ từ trước đó và việc thu được tiền bán hàng lại xảy ra vài tháng sau đó. Hãy cẩn thận vì tăng trưởng ngốn rất nhiều tiền mặt. Càng tăng trưởng nhanh, doanh nghiệp càng cần nhiều vốn để đầu tư.

4. Doanh thu B2B cũng “hút” tiền mặt.

Bán hàng cho người tiêu dùng thật là đơn giản vì họ trả tiền ngay cho bạn và bạn không phải lo vấn đề bán chịu. Nhưng khi bạn bán hàng cho một doanh nghiệp khác (B2B), đó không còn là việc đơn giản nữa. Vì thường bạn sẽ cho họ trả chậm một thời gian. Nếu "bạn hàng của bạn là những khách hàng lớn, bạn sẽ không thể đưa họ vào “sổ đen”. Vì nếu làm như vậy, họ sẽ không bao giờ mua hàng của bạn nữa".

5. Và hàng tồn kho cũng ngốn tiền mặt.

Bạn phải mua hoặc sản xuất sản phẩm trước khi có thể bán được chúng. Thậm chí bạn đặt sản phẩm lên kệ và phải chờ đợi để bán. Nhưng những nhà cung cấp của bạn thì không đợi được. Một quy luật đơn giản: mỗi đồng bạn có ở dạng hàng tồn kho là một đồng tiền mặt bạn mất đi.

6. Vốn lưu động là vấn đề sống còn.

Về mặt kỹ thuật, vốn lưu động là kết quả của phép toán lấy nợ ngắn hạn trừ đi tài sản ngắn hạn. Trên thực tế, đó là số tiền có trong ngân hàng mà bạn có thể sử dụng để trang trải chi phí hoạt động và các khoản chi phí khác cũng như mua hàng dự trữ, trong khi chờ đợi khách hàng thanh toán tiền mua hàng. Nếu doanh nghiệp xoay vòng vốn càng nhanh thì hiệu quả đồng vốn mang lại sẽ càng lớn.

7.Các khoản phải thu chỉ là lời hứa. (Xem quy luật 4)

Số tiền khách hàng nợ bạn được gọi là “khoản phải thu”. Một quy luật trong việc lập kế hoạch tiền mặt: mỗi đồng trong tài khoản phải thu của khách hàng là một đồng tiền mặt mất đi.

8. Ngân hàng không thích sự bất ngờ.

Hay luôn lập kế hoạch. Như thế, bạn sẽ không bị tính thêm chi phí (lãi suất) do nảy sinh những sự việc không dự đoán trước khi thương lượng với ngân hàng. Nếu bạn dự báo được mức tăng trưởng đột ngột trong thời gian sắp tới, một cơ hội cho sản phẩm mới hay một vấn đề về thanh toán của khách hàng, bạn nên liên lạc với ngân hàng, càng sớm chừng nào càng tốt chừng đó.

9. Theo dõi 3 tiêu chuẩn sống còn.

Số ngày thu nợ” cho biết khoảng bao lâu thì bạn thu hồi được nợ. “Vòng quay hàng tồn kho” cho biết tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của bạn như thế nào. “Số ngày trả nợ” là thời hạn bạn phải thanh toán cho nhà cung cấp . Phải luôn theo dõi 3 tiêu chuẩn này và lên kế hoạch cho chúng trong 12 tháng tới và so sánh giữa kế hoạch với thực tế.

10. Nếu bạn là một ngoại lệ của quy tắc thì chúc mừng bạn.

Nếu tất cả khách hàng của bạn thanh toán cho bạn ngay lập tức khi mua hàng và bạn không mua bất kỳ cái trước khi bạn bán được hàng thì hãy cứ thư giãn đi. Nhưng nếu bạn bán hàng cho doanh nghiệp, hãy luôn ghi nhớ là họ thường không trả tiền ngay lập tức.

4 comments:

  1. Quản lý dòng tiền ( Cash Flow)

    Ngôn ngữ lập trình: C# .Net

    * Kiến trúc lập trình: Client/Server theo mô hình đa tầng nâng cao tính bảo mật và xử lý dữ liệu.
    * Cơ sở dữ liệu: MS SQL Server 2005
    * Công cụ thiết kế Giao diện báo cáo: Developer Express .NET
    * Môi trường làm việc: WINDOWS 2000, WINDOWS XP, Windows 2003 Sever, Windows Vista...
    * Hệ thống Fonts chữ tiếng Việt: UNICODE
    * Ngôn ngữ: Có thể sử dụng đa ngôn ngữ

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tác dụng quan trọng trong việc phân tích, đánh giá, dự báo khả năng tạo ra tiền, khả năng đầu tư, khả năng thanh toán,… nhằm giúp các nhà quản lý, các nhà đầu tư và những ai có nhu cầu sử dụng thông tin có những hiểu biết nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp. Vacom đã cho ra đời phiên bản Cashflow2.0

    Đây là phần mềm đầu tiên tại Việt Nam viết chuyên sâu về lĩnh vực quản lý dòng tiền. Chúng tôi phân tích quy trình chảy của dòng tiền không chỉ hiện tại mà cả tương lai ( Hạn thanh toán).

    Phần mềm phân tích với các hoạt động chủ yếu sau:


    + Đối với hoạt động kinh doanh thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh thường bao gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, tiền đã trả nợ cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, tiền đã nộp thuế….

    + Đối với hoạt động đầu tư thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ; xây dựng cơ bản, hoạt động cho vay, mua bán các công cụ nợ của đơn vị khác, hoạt động đầu tư vào các đơn vị khác. Do vậy, các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư thường bao gồm: thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu nợ cho vay, thu hồi các khoản vốn đầu tư vào đơn vị khác, chi mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản, chi cho vay, chi đầu tư vào các đơn vị khác.

    + Đối với hoạt động tài chính thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến các nghiệp vụ nhận vốn, rút vốn từ các chủ sỡ hữu và các nghiệp vụ đi vay, trả nợ vay. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính thường bao gồm: tiền thu do chủ sở hữu góp vốn, tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, tiền vay nhận được, tiền trả nợ vay…

    Ngoài ra nếu doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và tương tiền bằng ngoại tệ khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng là một chỉ tiêu nằm trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

    Nhìn chung với những công ty quy mô lớn, đầu tư nhiều lĩnh vực thì nhu cầu về quản lý dòng tiền là bức thiết.

    ReplyDelete
  2. http://vacom.com.vn/vacom/index.php?option=com_content&task=blogsection&id=14&Itemid=42

    ReplyDelete
  3. Ứng dụng ERP là công cụ quan trọng để DN nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời nó cũng giúp DN tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn quốc tế. Một DN nếu ứng dụng ngay từ khi quy mô còn nhỏ sẽ có thuận lợi là dễ triển khai và DN sớm đi vào nề nếp. DN nào chậm trễ ứng dụng ERP, DN đó sẽ tự gây khó khăn cho mình và tạo lợi thế cho đối thủ.

    Tuy nhiên, ứng dụng ERP không phải dễ, cần hội tụ nhiều điều kiện để có thể ứng dụng thành công như: nhận thức và quyết tâm cao của ban lãnh đạo DN; cần xác định đúng đắn mục tiêu, phạm vi và các bước triển khai; lựa chọn giải pháp phù hợp; lựa chọn đối tác triển khai đúng; phối hợp tốt với đối tác triển khai trong quá trình thực hiện dự án; sẵn sàng thay đổi các quy trình bất hợp lí hiện hữu trong DN (đây là việc thường xuyên gặp nhiều sự chống đối nhất); chú trọng công tác đào tạo cán bộ theo các quy trình mới; chú trọng đào tạo khai thác hệ thống cho cán bộ mọi cấp; có cán bộ chuyên trách tiếp thu quản trị hệ thống…

    ReplyDelete
  4. AerData Acquires Aircraft Management Solutions, Supplier of the ALCA Software

    Amsterdam, The Netherlands; February 13, 2009 -AerData, the Amsterdam/Netherlands-based provider of software and back office services for aircraft asset managers announced today that it has in principle agreed to acquire its competitor Aircraft Management Solutions (“AMS”). AMS is the developer and supplier of the ALCA Software, an aviation lease and asset management application, and is a provider of related services for the aviation industry. The transaction is subject to execution of the purchase agreement and closing.

    Commenting on the agreement, Paul van Tol, Managing Director of AerData said: “By incorporating AMS, AerData will expand its worldwide customer base of leading banks, leasing companies and consultants to a total of 30. The combination of both entities will also deliver synergies for both existing and future customers, and it will give us the opportunity to further enhance our products and services.”

    As part of the agreement, Jaap van Dijk, Managing Director of AMS, will join AerData as Director Marketing and Sales.Jaap van Dijk commented on the transaction: “With the integration of our complementary strengths, we will create a new dimension to our services for the leasing business that will enable aircraft owners and managers, banks and airlines to manage their portfolios more efficiently and effectively.”

    About AerData

    AerData provides lease management software, consulting and backoffice services for aircraft asset managers. Financial institutions, leasing companies, other aircraft management organizations and aviation consultants worldwide use AerData products and services to strengthen their financial control over leased aircraft assets, reduce exposure through better insight into maintenance cash flows and contract return conditions and reduce costs by outsourcing. The AerData software supports the full asset and lease life cycle and is internet based.

    ReplyDelete