7.9.06

TIN KINH TE TONG HOP

so lieu ve tinh hinh kinh te tong hop

6 comments:

  1. Hàng loạt ngân hàng nội mở rộng hoạt động

    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận cho 7 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) được mở chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhiều ngân hàng khác tăng vốn hoặc hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế quốc tế.

    Theo các quyết định này, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội được mở Sở Giao dịch Hàng Trống tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

    Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) được mở 03 chi nhánh tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội; tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và tại huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.

    Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long được mở 01 chi nhánh tại quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

    Ngân hàng TMCP Nam Việt được mở 01 chi nhánh tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương được mở 02 chi nhánh tại khu tái định cư Phước Mỹ 2, tỉnh Bình Dương và tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

    Ngân hàng TMCP Đệ Nhất được mở 01 chi nhánh trực thuộc tại quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.

    Riêng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) – ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam và là ngân hàng duy nhất có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM, được mở 8 chi nhánh tại: thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau; huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng; thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; quận 8, thành phố Hồ Chí Minh; và tại quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.

    Theo nhận định của Hãng cung cấp thông tin kinh doanh ATP - đơn vị chuyên nghiên cứu và cung cấp thông tin kinh tế, chứng khoán và đầu tư tại Việt Nam - các ngân hàng nội gần đây đã chọn hướng đi rất hợp lý để đón đợi WTO. Đó là mở rộng chi nhánh, phát huy sở trường "đi sâu đi sát" khách hàng, thay vì dùng sở đoản về vốn và công nghệ để chống chọi với các đại gia nước ngoài. Các ngân hàng Việt Nam chỉ có điểm mạnh là am hiểu thị trường và có mạng lưới hoạt động trong nước rộng. Và do vậy, việc phát huy thế mạnh này là điều không thể tránh khỏi.

    Trước đó, hàng loạt cái tên ngân hàng khác như SeABank, VIBank, VPBank, OCB, EAB… cũng đã mở rộng mạng lướt hoạt động của mình trên phạm vi toàn quốc.

    Bên cạnh đó, để khắc phục điểm yếu về tài chính, các ngân hàng thương mại cổ phần đang chạy đua tăng vốn điều lệ để bước vào cuộc chơi mới - có thể bắt đầu vào cuối năm nay khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.

    Điển hình trong cuộc chạy đua này là Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank). Vào tháng 8/2006 vừa qua, đại hội cổ đông thường niên của Techcombank vừa quyết định nâng vốn điều lệ của ngân hàng lên trên 1.500 tỷ đồng trong năm nay, tăng gần gấp đôi so với số vốn hiện có. Với số vốn điều lệ mới này, Techcombank sẽ trở thành ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ 2 tại Việt Nam.

    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng đang phát hành trái phiếu dài hạn 10 năm và 15 năm để tăng vốn thêm 3.000 tỷ đồng.

    Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng vừa được Ngân hàng Nhà nước cho phép phát hành trái phiếu chuyển đổi trị giá tổng cộng 1.000 tỷ đồng. Đây là ngân hàng TMCP đầu tiên được chính thức cho phép thực hiện nghiệp vụ này. SCB sẽ dùng khoản tiền này để cơ cấu lại nguồn vốn, nâng cao thế chủ động trong điều hành kế hoạch kinh doanh. Sau khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, vốn điều lệ của SCB sẽ tăng thêm 770 tỷ đồng, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ tăng thêm 315 tỷ đồng.

    Phương án hợp tác với các tổ chức tài chính - ngân hàng nước ngoài cũng được các ngân hàng trong nước lựa chọn để tăng khả năng cạnh tranh khi hội nhập.

    Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia trong ngành ngân hàng, hiện Chính phủ đang thận trọng thái quá trong việc khống chế tỷ lệ tham gia của ngân hàng nước ngoài vào ngân hàng thương mại nội địa. Và điều này có thể sẽ làm giảm tính cạnh tranh và hạn chế việc thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cần thiết trong ngành ngân hàng Việt Nam.

    Trên thực tế, sự tham gia góp vốn của những ngân hàng nước ngoài như ANZ, OCBC Singapore, HSBC hay Standard Chartered Bank vào ngân hàng thương mại trong nước đã chứng tỏ quá trình cải cách ngân hàng ở VN đang theo chiều hướng tốt.

    Theo Ngân hàng Nhà nước, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2006 của các ngân hàng thương mại nội địa rất ấn tượng, đạt tới 65 - 75% kế hoạch năm.






    --------------------------------------------------------------------------------
    Trở về Gửi tin Bản để in Ý kiến bạn đọc

    CÁC TIN KHÁC:

    19/09/2006 N/A Cổ phần hóa chưa thoát cảnh nửa vời
    19/09/2006 LAF LAFOOCO bán đấu giá 1 triệu cổ phần
    19/09/2006 VNM Vinamilk mở rộng thị trường xuất khẩu sữa
    19/09/2006 VNM Vinamilk đạt kim ngạch xuất khẩu gần 50 triệu USD
    19/09/2006 CAN Halong Canfoco tiếp tục phát hành cổ phiếu
    19/09/2006 N/A Thị trường chứng khoán VN phát triển nhanh nhất khu vực
    19/09/2006 N/A Cổ phần hoá tại TPHCM: Cơ hội để doanh nghiệp tăng tốc
    19/09/2006 N/A Hàng loạt ngân hàng nội mở rộng hoạt động
    19/09/2006 N/A VietnamHolding: Đầu tư giá trị trong thị trường tăng trưởng
    19/09/2006 N/A Vốn điều lệ tối thiểu 50 tỷ mới được niêm yết chứng khoán
    19/09/2006 N/A Ngân hàng đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi
    19/09/2006 N/A Doanh nghiệp thủy sản “khát” vốn lưu động
    18/09/2006 HSTC Thị trường trong trạng thái cân bằng
    18/09/2006 N/A Đón làn sóng đầu tư thứ ba
    18/09/2006 N/A Hoàng Anh Gia Lai thành công ty cổ phần
    18/09/2006 N/A SCB được phép phát hành trái phiếu chuyển đổi
    18/09/2006 UBCK Hội thảo “Những thông lệ tốt nhất về Quản trị công ty”
    18/09/2006 BPC BPC: Bán cổ phiếu quỹ
    18/09/2006 OTC PTIC: Thông báo bán đấu giá cổ phần
    18/09/2006 LAF LAF: Thông báo bán đấu giá cổ phần
    18/09/2006 VFMVF1 VF1: Báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng trong tuần
    18/09/2006 VNM VNM: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ
    18/09/2006 DHA DHA: Nhận giấy phép phát hành thêm cổ phiếu
    18/09/2006 N/A Hội thảo: 'Huy động vốn đầu tư gián tiếp thông qua thị trường tài chính'
    18/09/2006 N/A Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,2% trong năm 2006
    18/09/2006 N/A Agribank phát hành trái phiếu tăng vốn thêm 3.000 tỷ đồng

    Công ty chứng khoán đầu tư BSC.

    ReplyDelete
  2. Thầy giáo hỏi: - Ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương ? Cả lớp im lặng. Thầy giáo chỉ 1 học sinh: - Em biết ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương không ? Học sinh sợ sệt : - Dạ không phải em. Vừa lúc đó ông hiệu trưởng đi ngang. Thầy giáo phân bua : - Anh xem, học trò bây giờ tệ quá. Tui hỏi ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương mà không ai biết. Thầy hiệu trưởng gật gù : - Thôi anh nói anh Vương làm bản báo cáo rồi tui nói ban giám hiệu xuất quĩ đền cho. Đừng làm rùm beng mang tiếng chết!

    ReplyDelete
  3. The increased scrutiny reflects the growing power of credit cards. In 1958, when Bank of America launched its BankAmericard – the card that later became Visa – few could have predicted the extent to which electronic payments would replace cash and cheques as the preferred method for consumers to spend money. The rapid growth in electronic commerce over the internet has further boosted the traffic over Visa and Mastercard’s networks: last year, Visa handled one euro in every ten spent by European consumers.

    ReplyDelete
  4. Đề xuất xây dựng sân bay tại Hưng Yên

    Hội quy hoạch phát triển đô thị VN vừa trình Chính phủ đề án xây dựng một cảng hàng không dân dụng mới mang đẳng cấp quốc tế tại tỉnh Hưng Yên.

    Theo đề án, sân bay này sẽ gắn với quốc lộ 5 mới và trục tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

    Nếu đề án này được chấp nhận, sân bay này sẽ có sức chứa khoảng 60-80 triệu hành khách. Lưu lượng hàng hóa chuyên chở có thể lên tới 5 triệu tấn mỗi năm.

    (Theo Lao Động)

    ReplyDelete
  5. Sẽ tái cơ cấu hội đồng quản trị các ngân hàng thương mại



    Dự kiến trong năm nay Chính phủ sẽ ban hành một nghị định quan trọng, theo đó, hội đồng quản trị của các ngân hàng thương mại sẽ phải cơ cấu lại để hợp với chuẩn quốc tế.

    Nội dung của nghị định này (về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại) đang được giao cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng và tổ chức lấy ý kiến đóng góp.

    Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng dự thảo lần hai, trong đó một số quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại sẽ có những điều chỉnh, bổ sung so với quy định hiện hành, đặc biệt là về cơ cấu hội đồng quản trị.

    Ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), thành viên của Ban soạn thảo, cho biết những điểm mới trên được tiếp thu từ các nguyên tắc quản trị ngân hàng lành mạnh của Ủy ban Basel, các nguyên tắc về quản trị ngân hàng của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) và các nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel. *

    Cụ thể, trên cơ sở áp dụng nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel, dự thảo nghị định đưa ra yêu cầu trong hội đồng quản trị của các ngân hàng thương mại sẽ phải có tối thiểu 1/2 tổng số thành viên là thành viên không điều hành, trong đó ít nhất 2 người là thành viên độc lập (hội đồng quản trị phải có ít nhất là 3 thành viên và nhiều nhất là 11 thành viên).

    Điểm mấu chốt nằm trong quy định trên. Đó là lần đầu tiên khái niệm “thành viên không điều hành” và “thành viên độc lập” được đưa vào trong cơ cấu hội đồng quản trị. Điểm mới này sẽ buộc các ngân hàng phải xem xét lại để điều chỉnh nhân sự cho phù hợp.

    Thành viên không điều hành được hiểu là thành viên không đồng thời nắm giữ bất kỳ một chức danh nào khác tại ngân hàng với nhiệm vụ quyền hạn nằm ngoài phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng quản trị.

    Thành viên độc lập là thành viên có khả năng đưa ra các đánh giá khách quan, trung thực sau khi xem xét tất cả các thông tin và các quan điểm có liên quan mà không chịu ảnh hưởng của bất kỳ thế lực nào.

    Vì tính chất quan trọng của vị trí các thành viên bổ sung này, đặc biệt là thành viên độc lập, dự thảo nghị định đưa ra một số quy định khá chặt chẽ trong việc bầu chọn các ứng viên.

    Cụ thể, các đối tượng được ngân hàng tuyển dụng vào thời điểm hiện tại hoặc bất cứ thời gian nào trong vòng 3 nằm liên trước đó sẽ không được đảm nhận vị trí thành viên độc lập trong hội đồng quản trị. Vị trí này cũng loại trừ đối tượng đang được hưởng bất kỳ khoản lương, phụ cấp nào của ngân hàng ngoài những khoản được hưởng theo tiêu chuẩn thành viên hội đồng quản trị.

    Thành viên độc lập cũng không được có bất kỳ người thân nào (bố, mẹ, anh, em ruột…) làm việc tại ngân hàng, kể cả tại các công ty con trực thuộc; không có người liên quan đang là quản lý ngân hàng hoặc các công ty con trực thuộc.

    Trường hợp đối tượng đó là trực tiếp hoặc đại diện sở hữu từ 1% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng trở lên cũng bị loại trừ…

    Theo ông Dũng, việc bổ sung này cùng với những điều kiện đi kèm là nhằm mục đích minh bạch và lành mạnh hóa trong hoạt động quản trị ngân hàng, tránh những trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, không vì lợi ích của cộng đồng và ngân hàng.

    Bản giải trình của Ban soạn thảo dự thảo nghị định cũng nêu rõ mục đích của việc bổ sung trên nhằm “tăng tính trách nhiệm trong quá trình ra quyết định; giảm khả năng xung đột lợi ích giữa việc ra quyết định và việc điều hành công việc hàng ngày của ngân hàng và đặc biệt là để tạo sự kiểm tra và cân bằng quyền lực, đảm bảo ngân hàng hoạt động lành mạnh, đảm bảo các quyết định của hội đồng quản trị là khách quan, vì lợi ích tốt nhất của ngân hàng”.

    Ông Dũng khẳng định thêm: “Việc bổ sung những thành viên nói trên cũng như những quy định đi kèm là một đổi mới, một điểm nổi bật. Điều đó sẽ giúp hội đồng quản trị hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn và phù với thông lệ quốc tế”.

    * Ủy ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng là một ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập bởi một số thống đốc ngân hàng trung ương vào năm 1975. Ủy ban này bao gồm đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng tại 10 quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Canada, Thụy Điển và Bỉ.

    ReplyDelete
  6. http://www.hsbcnet.com/hsbc/research HSBC

    ReplyDelete