27.7.08

HSBC và những nhận định!

Thứ 3, 15/07/2008, 16:55



Ngày 7/7 vừa qua, HSBC ra một báo cáo trong đó có nhận định VN-Index cuối năm 2008 và năm 2009 sẽ lần lượt là 400 điểm và 450 điểm.

Các báo cáo của HSBC thường nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước, nhất là khi HSBC đưa ra dự báo bằng những con số, điều mà ít thấy những tổ chức khác làm được.
Tuy nhiên, để độc giả có cái nhìn đa chiều về báo cáo của HSBC, chúng tôi xin giới thiệu bài phân tích và so sánh những nhận định của HSBC với thực tiễn Việt Nam.
Chúng tôi đã tổng hợp các báo cáo của HSBC nhận định về VN-Index trong thời gian gần đây (xem bảng 1) và thấy rằng, thời điểm HSBC vẫn giữ nhận định VN-Index cuối năm 2008 sẽ đạt 1.100 điểm là ngày 20/3/2008.
Thời điểm đó, VN-Index đang ở mức 509 điểm và nền kinh tế bắt đầu bị cơn lốc lạm phát hoành hành với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2008 tăng 2,99% so với tháng trước (tăng 19,4% so với tháng 3/2007, tăng 9,19% so với tháng 12/2007).
Một tháng sau, HSBC đã hạ mức dự báo VN-Index xuống còn một nửa với 600 điểm cho năm 2008 và 750 điểm cho năm 2009.
Đặc biệt, trong báo cáo ngày 8/5/2008, HSBC nhận định, VN-Index đã chạm "đáy" 500 điểm, nhưng chỉ sau đó vài ngày, ngưỡng kháng cự 500 điểm đã bị phá vỡ nhanh chóng và đáy gần đây nhất là 366 điểm.

Bảng 1: HSBC dự báo VN-Index và khuyến nghị tỷ trọng đầu tư

Thi đim
đưa ra báo cáo

Tỷ trọng đầu tư

Dự báo VN-Index

VN-Index (thời điểm báo cáo thực hiện)

Cuối 2008

Cuối 2009

Cuối 2007

0,5%

1.100

1.300

930

20/3/2008

0,5%

1.100


588

Hết Quý I/2008

1 %

600

750

509

8/5/2008


500 là “đáy”


507,94

30/5/2008

1%

600


421

Hết Quý II/2008

0%

400

450

393

Vẫn giữ nguyên nhận định cuối năm 2008 VN-Index sẽ đạt 600 điểm, trong báo cáo ra ngày 30/5/2008 (VN-Index đang ở mức 421 điểm), HSBC đã khuyến nghị tỷ trọng đầu tư vào TTCK Việt Nam là 1%, thể hiện sự đánh giá cao về tiềm năng sinh lời, trong khi tỷ trọng tiêu chuẩn Việt Nam vẫn đang là 0%.
Nhưng chỉ sau đó hơn 1 tháng, ngày 7/7/2008, HSBC lđưa ra dự báo VN-Index chỉ đạt 400 điểm vào cuối năm 2008 và 450 điểm cuối năm 2009, bằng 1/3 so với dự báo trước đó gần 4 tháng.
Một biên độ dao động rất lớn trong một thời gian ngắn. Đồng thời, HSBC khuyến nghị hạ tỷ trọng đầu tư vào TTCK Việt Nam xuống còn 0%.
Lưu ý, trong báo cáo ngày 29/2/2008, HSBC đã đưa Việt Nam vào danh sách 6 nước nên tăng thêm tỷ trọng đầu tư và nhận định, những khoản đầu tư đó sẽ đem đến lợi nhuận cao hơn ít nhất 5% so với lợi nhuận yêu cầu trong quãng thời gian 12 tháng.
Dẫu biết rằng, những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam có nhiều biến động, nhưng với vị thế và kinh nghiệm của HSBC thì dường như họ đang có biểu hiện hy vọng nhiều và rồi thất vọng quá nhiều!
Bảng 2 cho thấy, đến thời điểm ngày 2/4/2008, HSBC vẫn không có cái nhìn tiêu cực về kinh tế Việt Nam với số liệu dự báo lạm phát năm 2008 là 16% và năm 2009 là 11%, trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP trong 2 năm lần lượt là 8,3% và 7,8%, những con số có thể nói là rất lạc quan.
Sau đây là quá trình thay đổi nhận định của HSBC về lạm phát và tăng trưởng GDP của Việt Nam:

- Về lạm phát: ngày 10/3/2008, khi lạm phát bắt đầu có dấu hiệu bùng nổ sau 2 tháng Tết Nguyên đán, HSBC vẫn dự báo lạm phát năm 2008 của Việt Nam là 11% và năm 2009 giảm còn 7%. Trong khi đó, CPI tháng 2/2008 đã tăng 3,56% so với tháng trước (tăng 15,67% so với tháng 2/2007, tăng 6,02% so với tháng 12/2007). Như vậy, tại thời điểm ngày 10/3/2008, HSBC nhìn nhận kinh tế Việt Nam vẫn rất lành mạnh và đầy triển vọng.

Tuy nhiên, chỉ sau đó 23 ngày (ngày 2/4/2008), khi CPI tháng 3/2008 của Việt Nam tăng 2,99% so với tháng trước (tăng 9,19% so với tháng 12/2007), HSBC đã nâng dự báo lạm phát Việt Nam từ 11% lên 16% trong năm 2008 và từ 7% lên 11% trong năm 2009. Và tiếp sau đó hơn 1 tháng, ngày 8/5/2008, HSBC đã nâng dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2008 lên 40%, tương đương với một nền kinh tế khủng hoảng.

Như vậy, riêng về dự báo lạm phát, các con số đã gia tăng theo cấp số nhân, cùng với quá trình các chỉ số CPI của Việt Nam được công bố. Như vậy, có thể thấy, HSBC đã không dự báo được một cách tương đối chính xác lạm phát trong tương lai gần.

- Về tăng trưởng GDP: ngày 5/2/2008, HSBC vẫn lạc quan về kinh tế Việt Nam khi đưa ra nhận định GDP sẽ tăng 8,5% trong năm 2008. Sau đó 2 tháng (ngày 2/4/2008), HSBC có giảm nhẹ mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống còn 8,3% cho năm 2008 và 7,8% cho năm 2009, trong khi lạm phát vẫn được dự báo ở mức cao.
Có thể thấy, những con số mà HSBC dự báo về tăng trưởng GDP của Việt Nam ngày 2/4/2008 là cách xa với thực tế và quá tích cực, bởi tăng trưởng GDP 3 tháng đầu năm của Việt Nam là 7,4% và Chính phủ đã hạ mục tiêu tăng trưởng xuống 7% để kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội.
Có thể những chuyên gia của HSBC khi lập báo cáo đã có trạng thái tâm lý như ông Pincus, chuyên gia kinh tế trưởng UNDP tại Hà Nội miêu tả: "Họ từng nói về một Việt Nam như con hổ mới Á châu, sự kỳ diệu mới trong phát triển kinh tế châu Á, tức là tựa như tâm lý tuổi mới lớn, lúc thì yêu hết mình, lúc thì chỉ như muốn tự vẫn ngay lập tức".
Ở đây, chúng tôi băn khoăn về nguồn thông tin đầu vào của HSBC để đưa ra dự báo, dẫn tới sự thay đổi nhanh và mạnh nói trên.
Cần phải nói thêm rằng, HSBC giả định chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu (EPS) của các công ty niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM tăng trưởng 30% trong năm 2007, nhưng phân tích sau đó lại đưa ra con số 41%, cao gấp rưỡi giả định.
Hơn nữa, ngày 8/1/2008, HSBC nhận định VND sẽ tăng giá so với USD là 1% và 2% lần lượt trong năm 2008 và năm 2009.
Nhưng với lạm phát cao như hiện nay và tăng trưởng giảm, kết hợp với tỷ giá niêm yết và tự do đều tăng cao so với đầu năm (tức VND giảm giá so với USD), có thể nói, việc VND có giá hơn so với USD là điều khó thể xảy ra vào thời điểm cuối năm 2008.
Bảng 2: HSBC dự báo lạm phát và tăng trưởng GDP của Việt Nam

Thời điểm

Lạm phát

Tăng trưởng GDP

05/2/2008


2008: 8,5%

10/3/2008

2008: 11%

2009: 7%

2008: 8%

2009: 8%

02/4/2008

2008: 16%

2009: 11%

2008: 8,3%

2009: 7,8%

08/5/2008

2008: 40%


Thay lời kết, chúng tôi muốn nói rằng, việc dự báo là vô cùng khó khăn và rủi ro, đặc biệt là dự báo về các TTCK mới nổi. HSBC trong báo cáo ngày 29/2/2008 đã nhận định, TTCK châu Á nhiều khả năng tăng chứ không phải là bull-trap (tăng giá giả tạo) khi chỉ số MSCI châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 13% từ khi chạm "đáy" ngày 22/1/2008, nhưng thực tế lại không phải vậy.
Do đó, theo chúng tôi, mọi báo cáo đều mang giá trị tham khảo và nhà đầu tư không nên đặt niềm tin thái quá vào bất kỳ báo cáo nào. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi khó có thể chia sẻ các ý kiến sâu hơn trong quá trình nghiên cứu hệ thống báo cáo của HSBC.
Theo Phan Thanh Tùng - Lê Thị Ngọc Chung
ĐTCK

No comments:

Post a Comment