26.4.09

Ký hợp đồng tư vấn cho dự án đô thị “8 tỉ USD”

850.000 USD là giá trị bản hợp đồng tư vấn quản lý dự án xây dựng mạng hạ tầng kỹ thuật phân kỳ 1 cho Khu đô thị Eco Park, giữa Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) với một trong những đối tác quốc tế quan trọng trong dự án này là Công ty Tư vấn CPG.
Theo bản hợp đồng vừa được ký kết vào đầu tháng 4, CPG cam kết sẽ xây dựng và hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật phân kỳ 1 (diện tích 54 ha) của dự án Khu đô thị Eco Park trong thời gian 24 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.


Bản vẽ phối cảnh dự án Khu đô thị Eco Park

Ông Lye Kuan Loy, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn CPG Singapore cho biết, hợp đồng trên là sự "bắt tay'" sâu hơn vào dự án này, vì CPG từng là đơn vị thiết kế quy hoạch cho toàn bộ dự án Eco Park và thiết kế hệ thống xử lý nước trong khu đô thị.

Theo chủ đầu tư Vihajico, dự án Eco Park tại Văn Giang, Hưng Yên có diện tích 500ha, với tổng vốn đầu tư ước tính tới 8 tỉ USD. Số dân cư sinh sống và làm việc trong khu đô thị dự kiến lên tới 150.000 người.

Hiện tại, dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và đang gấp rút hoàn thiện một số công trình hạ tầng, văn phòng bán hàng và nhà mẫu để đưa sản phẩm ra thị trường trong 6 tháng cuối năm.

24.4.09

Việt Nam sẽ vay tối đa 25-27 tỷ USD trong 3 năm

Tổng mức rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ giai đoạn 2009-2012 khoảng 11-12 tỷ USD - Ảnh minh họa.

Theo thông tin từ Website Chính phủ, quy mô huy động từ nguồn vốn vay nước ngoài trung và dài hạn giai đoạn 2009-2012 của Việt Nam sẽ tối đa khoảng 25-27 tỷ USD, tăng khoảng 65% so với giai đoạn 2005-2008.

Tỷ lệ huy động vốn vay nước ngoài chiếm khoảng 16% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 6% so với GDP năm 2012. Trong đó, vay nước ngoài của khu vực công khoảng 18-19 tỷ USD, khu vực tư nhân khoảng 7-8 tỷ USD.

Chính phủ xác định mục tiêu huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2009-2012 đạt khoảng 40% GDP, trong đó huy động từ nguồn vốn trong nước khoảng 65% và vốn nước ngoài bổ sung chiếm khoảng 35%.

Nguồn vốn nước ngoài huy động chủ yếu được hình thành từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán, vay thương mại (kể cả phát hành trái phiếu ra nước ngoài) và kiều hối.

Tổng mức rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ giai đoạn 2009-2012 khoảng 11-12 tỷ USD, trong đó rút vốn vay ODA khoảng 7,5-8 tỷ USD, vay thương mại từ 3,5-4 tỷ USD.

Cơ cấu chi ngân sách nhà nước từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ, bao gồm cân đối ngân sách nhà nước khoảng 6-6,5 tỷ USD và cho vay lại khoảng 5-5,5 tỷ USD.

Chính phủ cũng xác định trong giai đoạn trung hạn, cần tiếp tục duy trì các chỉ số nợ ở mức an toàn và bền vững, dư nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Cụ thể, giá trị hiện tại của nợ nước ngoài <45%> 200% GDP.

19.4.09

Đào tạo CFO - Giám đốc Tài chính

Giám đốc tài chính - CFO (Chief Financial Officer) có tầm quan trọng như cánh tay phải của lãnh đạo doanh nghiệp.

Thông thường, ở một doanh nghiệp kế toán trưởng sẽ kiêm luôn cả công việc về tài chính, Tuy nhiên, để phát triển bền vững thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có bộ phận Tài chính song song với bộ phận kế toán.

Công việc của giám đốc tài chính là nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch tài chính, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.

Chương trình đào tạo đặc biệt này do các chuyên gia của HaNoiSDC nghiên cứu, biên soạn, thiết kế dựa trên nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu của chương trình này là đào tạo ra những Giám đốc tài chính có kiến thức, có kỹ năng, có tầm nhìn để từ đó thực hiện các nhiệm vụ của một CFO một cách chuyên nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của Doanh nghiệp.

ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ:

- Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, các quản trị viên cao cấp, đặc biệt cho lĩnh vực quản trị tài chính.

- Các CFO của doanh nghiệp muốn trở thành những CFO chuyên nghiệp

- Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, chuyên viên tài chính, chuyên viên phân tích đầu tư.

- Những người mong muốn trở thành một CFO chuyên nghiệp trong tương lai

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

- Cung cấp những kiến thức cơ bản và nâng cao để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, vai trò của CFO trong công ty

- Cung cấp cho học viên những kiến thức tổng quát về phân tích, dự đoán, đánh giá các tác động bên trong và bên ngoài lên tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Giúp các học viên có thể vận dụng các công cụ tài chính nhằm thực hiện tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

HỘI ĐỒNG GIẢNG VIÊN:

Giảng viên của chương trình này là những Cán bộ tài chính cấp cao trong các Doanh nghiệp và các Tổ chức.

Họ là những người có học vị, có năng lực và kinh nghiệm dồi dào. Họ mang lại những kiến thức và những điều lớn lao hơn cả kiến thức, đó là sự trải nghiệm. Bên cạnh đó, có những giảng viên là những người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

STT

Ch đ

Thi gian

Ging viên

1.

Giám đốc tài chính doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái kinh tế

1 buổi

Ngày 22/4

TS. Quách Mạnh Hào
- Phó tổng giám đốc, giám đốc phân tich công ty chứng khoán Thăng Long

2.

Phân tích tài chính Doanh nghiệp

- Tài chính doanh nghiệp

- Phân tích tài chính doanh nghiệp

- Thảo luận thực tế các doanh nghiệp

04 buổi

Ngày 25,29/4 02,06/5

PGS.TS. Vũ Công Ty

- Trưởng khoa Tài chính doanh nghiệp – HV Tài Chính

- Chuyên gia tư vấn tài chính doanh nghiệp

3.

Quản lý và kiềm soát tài chính công ty

- Thông tin tài chính phục vụ quản lý

- Hoạch định ngân sách

- Thẩm định dự án đầu tư

- Chính sách kinh tế vĩ mô

Thảo luận thực tế các doanh nghiệp

04 buổi
Ngày 09,13/05 16,20/5

PGS.TS Đàm Văn Huệ

- Giám đốc trung tâm tư vấn tài chính chứng khoán

- Chuyên gia đào tạo và tư vấn về tài chính doanh nghiệp

4.

Bí ẩn của vốn

1 buổi

8h30-11h

Ngày 23/5

Ts Ngô Tư Lập

- Giảng viên khoa Quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội

- Sáng lập viên, Giám đốc quỹ Phan Châu Trinh

5.

Chiến lược tài chính công ty

- Mục tiêu chiến lược công ty

- Dự báo nhu cầu và hoạch định tài chính

- Chi phí sử dụng vốn và đòn bẩy tài chính

- Quản ly tài chính toàn cầu

- Bài tâp tình huống, thảo luận

04 buổi
Vào hai ngày thứ 7 và CN ngày30,31/5
(8h30-16h30)

TS. Nguyễn Hồng Thắng
- Giám đốc tài chính và hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh - Công ty cổ phần vận tải container phía Nam
- Giảng viên Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, (Đến từ TP. HCM)

6.

Chuẩn mực báo cáo tài chính

02 buổi

Ngày 03,06/06

PGS.TS Lưu Đức Tuyên
- Phó khoa kế toán DN - HVTC
- Chuyên gia Tư vấn tài chính, kế toán doanh nghiệp

7.

Phân phối lợi nhuận và chính sách cổ tức

02 buổi
Ngày 10,13/06

PGS.TS. Vũ Công Ty

8.


Hệ thống thuế đối với doanh nghiệp

02 buổi
Ngày 17,20/06

TS. Lê xuân Trường
Phó trường khoa thuế và hải quan – Học Viện tài chính

9.


Quản lý con người

01 buổi
Ngày 24,27/7

Ths. Nguyễn Tất Thịnh
Chủ tịch HĐ thành viên công ty C.DOC

10.


Thị trường chứng khoán

02 buổi
Ngày 01,04/07

TS. Quách Mạnh Hào

11.


Thi trường ngoại hối

02 buổi
Ngày 08,11/07

TS. Nguyễn Đình Thọ
- Giảng viên ĐH Ngoại thương

12.


Đầu tư tài chính

02 buổi
15,18/07

TS. Quách Mạnh Hào

13.

Thi cuối khóa, trao chứng chỉ tốt nghiệp

01 buổi
Ngày 22/7

PGS.TS. Vũ Công Ty

14.

Tổng số

28


HOÀN TẤT CHƯƠNG TRÌNH:

Cuối khóa, học viên sẽ phải hoàn tất “Bài kiểm tra cuối khóa”. Kết quả của bài kiểm tra là một trong những cơ sở để HaNoiSDC cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho những học viên đạt yêu cầu.

CHI TIẾT KHÓA HỌC:


- Học phí: 8.600.000đ/ học viên/ khóa

(Bao gồm phí đào tạo, tài liệu, Tea - Break, Chứng chỉ, VAT)

Phí tham dự ưu đãi là: 8.000.000đ/ Học viên (Dành cho những học viên đóng phí trước khai giảng ít nhất là 10 ngày, các đơn vị cử từ 3 cán bộ trở lên tham dự, Các đơn vị đã từng tham gia các chương trình của HaNoiSDC

Chính sách tỷ giá như thế nào cho đúng

Khả năng cạnh tranh của xuất khẩu, trạng thái cán cân thương mại và thanh toán, dự trữ quốc gia, biến động cơ cấu sản xuất, niềm tin vào bản tệ, vào chính phủ, vào tương lai - nghĩa là các nhân tố chủ yếu đo lường sức khỏe và chi phối mạnh động lực phát triển nền kinh tế đất nước - đều phụ thuộc sâu sắc vào tỷ giá hối đoái chính thức.

Tỷ giá ổn định không phải bao giờ cũng giúp ổn định kinh tế

Bảo đảm và duy trì sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô luôn là mục tiêu hàng đầu và tập trung của tổ hợp các chính sách kinh tế - xã hội của chính phủ, trong đó có chính sách tỷ giá.

Có thể có ổn định và tăng trưởng kinh tế nhất định trong điều kiện tỷ giá không ổn định do sự chi phối của các nhân tố thị trường, do tương quan giá trị giữa các đồng tiền liên quan đến đồng bản tệ, do chính sách ưu tiên cho mục tiêu trước mắt nào đó của chính phủ...

Vị trí đặt quảng cáoSong, điều ngược lại không phải bao giờ cũng đúng. Thực tiễn đã cho thấy ổn định tỷ giá không phải bao giờ cũng giúp ổn định kinh tế (đặc biệt là việc cố định tỷ giá một cách khiên cưỡng...).

Đương nhiên, việc ổn định tỷ giá phù hợp với giá trị thực tế của nó sẽ là điều kiện lý tưởng để góp phần ổn định nền kinh tế của một nước. Song, trong đa số trường hợp, tỷ giá chịu tác động khách quan của các nhân tố thị trường luôn biến động vượt ra khỏi tầm kiểm soát, khống chế của các nhân tố chủ quan của các chính phủ, dù quốc gia đó có lực lượng dự trữ tài chính mạnh đến đâu và cơ chế điều tiết thị trường hoàn thiện nhường nào.

Đồng thời, thực tế cũng cho thấy, việc quy định tỷ giá chính thức thường có xu hướng thoát ly giá trị thực tế của đồng bản tệ bởi sự phản ứng chậm trễ về chính sách, cơ chế điều tiết, sự bảo thủ hoặc thiên lệch trong ưu tiên một vài mục tiêu kinh tế - xã hội trước mắt nào đó.

Thành thử, dưới bề mặt của sự ổn định tỷ giá luôn có sự tích tụ lớn dần các vòng xoáy ngầm của các xung lực phát sinh từ sự định giá quá cao hoặc quá thấp đồng bản tệ; các vòng xoáy này sẽ tăng lên theo thời gian và đến lúc nào đó sẽ bộc phát và đủ sức phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế và do đó, phá vỡ sự ổn định của chính tỷ giá với tư cách là mục tiêu mà chính sách tỷ giá hướng tới.

Định giá cao đồng bản tệ: giảm sức cạnh tranh hàng xuất khẩu

Khi định giá cao đồng bản tệ, các nước thường kỳ vọng vào cái lợi sẽ thu được nhờ làm giảm giá hàng nhập khẩu để giảm chi phí sản xuất, giảm sức ép lạm phát và giảm được chi phí dịch vụ nợ nước ngoài...

Tuy nhiên, việc đồng bản tệ được định giá quá cao và kéo dài sẽ trở thành nguyên nhân quan trọng làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, dẫn đến hạn chế xuất khẩu, kích thích nhập khẩu, làm tăng nhập siêu.

Hơn nữa, khi định giá bản tệ cao, thường kéo theo sự gia tăng lãi suất tín dụng trong nước, cũng như khoảng cách chênh lệch lớn giữa lãi suất trong nước và nước ngoài, kích thích vay nợ nước ngoài dễ dãi, nhất là các khoản vay thương mại ngắn hạn theo lãi suất cao.

Hậu quả nặng nề và lâu dài hơn cả chính là ở chỗ, việc định giá quá cao và kéo dài đồng bản tệ sẽ làm triệt tiêu các động lực phát triển sản xuất trong nước, trước hết là sản xuất và kinh doanh xuất khẩu, làm tăng buôn lậu và tham nhũng, kích thích sử dụng lãng phí ngoại tệ, không coi trọng các nguồn lực trong nước, kích thích nền kinh tế “bong bóng” phát triển, làm gia tăng mức thâm hụt cán cân thương mại, cán cân thanh toán tài khoản vãng lai và hao hụt nhanh chóng nguồn dự trữ quốc gia để giữ giá bản tệ.

Định giá thấp đồng bản tệ: tăng sức ép lạm phát

Ngược lại, khi định giá quá thấp đồng bản tệ (dù do sự chủ động của chính phủ với hy vọng kích thích xuất khẩu, hoặc do sự bị động gắn với việc buộc phải gia tăng phát hành bản tệ bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước hay để mua ngoại tệ trên thị trường nội địa cho nhu cầu trả nợ của chính phủ...) thì tác hại cũng không kém: sức ép lạm phát gia tăng, chi phí dịch vụ nợ bằng ngoại tệ tăng nhanh.

Ngoài ra, giá hàng nhập khẩu cũng bị đẩy lên cùng chiều với tốc độ mất giá bản tệ, làm thu hẹp nguồn vốn chảy vào và bẻ ghi dòng vốn đầu tư chảy ra nước ngoài, làm tổn hại đời sống nhân dân... từ đó làm tăng nguy cơ phá sản các doanh nghiệp, làm tăng nạn thất nghiệp và sự bất ổn của xã hội.

Ngoài ra, nếu không cân nhắc đến cơ cấu nợ của nhà nước (bằng bản tệ và ngoại tệ) thì việc điều chỉnh tỷ giá bản tệ còn có thể dẫn đến làm tăng thiệt hại từ các khoản nợ bằng ngoại tệ của nhà nước, do phải trả nợ bằng những đồng ngoại tệ trở nên đắt đỏ hơn so với khi vay.

Hơn nữa, do phá giá bản tệ thường dẫn đến tăng giá hàng nội địa và giảm giá trị tài sản tính bằng bản tệ, tác dụng xấu tới cán cân vãng lai, để tránh hiện tượng chảy máu tư bản, người ta thường phải tăng lãi suất sau khi tăng tỷ giá. Việc tăng lãi suất dẫn đến hậu quả giảm khả năng đầu tư trong nước, giá hàng nội địa tăng, kém cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu.

Việc phá giá bản tệ còn làm giảm lương, thu nhập và mức sống của người lao động. Việc kéo dài mức sống thực tế nghèo đói của người lao động sẽ làm giảm cầu, thu hẹp thị trường tiêu thụ, giảm sản xuất.

Nếu tăng lương danh nghĩa để bù đắp thiệt hại về thu nhập này sẽ lại đẩy giá tăng, lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Chính tình thế lưỡng nan này khẳng định tính chất “con dao hai lưỡi” của biện pháp phá giá bản tệ và sự cần thiết phải thận trọng khi sử dụng nó.

Tỷ giá thả nổi - dễ gây mất ổn định

Tỷ giá thả nổi là công cụ của nền kinh tế thị trường phát triển, tự nó là một nhân tố gây mất ổn định mạnh trong bối cảnh nền kinh tế chưa phát triển đầy đủ các quan hệ thị trường. Đây chính là tình cảnh “trên đe dưới búa” lưỡng nan của đa số các nước đang phát triển trong khi lựa chọn chính sách tỷ giá.

Việc nhấn mạnh một chiều các lợi ích của việc ấn định giá trị đồng bản tệ quá cao hoặc quá thấp, cũng như của việc thả nổi hoàn toàn tỷ giá, là chỉ tính đến những lợi ích ngắn hạn và chứa đựng những hiểm họa sẽ bùng nổ trong tương lai, khiến nền kinh tế phải trả giá đắt hơn so với những lợi ích cục bộ thu được.

Cái giá phải trả càng cao nếu mức độ chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị “ảo” của đồng bản tệ càng lớn và được duy trì càng lâu, cũng như nếu cơ chế và các thể chế thị trường trong nước càng sơ khai và thiếu đồng bộ... Hơn nữa, sự đầu cơ quốc tế sẽ làm cho cái giá phải trả này càng trở nên khổng lồ và khó lường trước được.

Lựa chọn chính sách tỷ giá nào?

Không có một cơ chế tỷ giá hối đoái nào là tối ưu trong mọi trường hợp. Nhưng thực tế cho thấy, giữ được tỷ giá ổn định dựa trên việc tìm kiếm thường xuyên sự cân đối tối ưu giữa tính chất tự thân thị trường với sự can thiệp nhà nước là điều kiện tốt cho tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.

Vì vậy, ngày càng có nhiều nước lựa chọn một chính sách tỷ giá có tính mềm dẻo, linh hoạt một cách thận trọng, thích ứng với những biến động dựa trên quan hệ cung cầu và có sự điều tiết tích cực của nhà nước. Có hai phương thức xác định xu hướng và mức vận động của tỷ giá danh nghĩa ổn định thường được dùng là:

- Xác định một hoặc một số ngoại tệ mạnh mà tỷ giá bản tệ biến động gắn với chúng. Đó có thể là ngoại tệ thường dùng trong thanh toán quốc tế, hoặc đồng tiền của nước bạn hàng chính.

Phương thức này đặt cược “số phận” bản tệ vào các nhân tố bên ngoài, và do đó dễ gây ra tình trạng “lạm phát hoặc thiểu phát nhập khẩu”, đột biến giá cả ngoài tầm quản lý của chính phủ, tăng tính bị động của chính sách vĩ mô.

- Định kỳ điều chỉnh tỷ giá bản tệ. Ngân hàng Trung ương dự kiến trước mức điều chỉnh giá bản tệ trong khoảng thời gian xác định trên cơ sở cân nhắc và dự báo cung - cầu về ngoại tệ, tình hình kinh tế - xã hội cụ thể trong, ngoài nước và xu thế vận động của chúng.

Tuy vậy, nếu khoảng cách của các chu kỳ điều chỉnh tỷ giá không được cân nhắc kỹ sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn, bất an trong tâm lý và hoạt động kinh tế; sẽ làm gia tăng nạn đầu cơ hoặc thái độ “nghe ngóng” chờ thời của các chủ đầu tư (đặc biệt là khi chính phủ tạo ra “quy luật” chỉ điều chỉnh tỷ giá một chiều - tức chỉ tăng hay giảm).

Hơn nữa, nếu “chốt” tỷ giá quá lâu, hoặc mức điều chỉnh tỷ giá bản tệ nếu thái quá sẽ gây tình trạng tăng hoặc giảm quá mức giá trị bản tệ, từ đó kéo theo các hệ quả của việc định giá quá cao hoặc quá thấp đồng bản tệ như đã phân tích ở trên...

Theo TS.Nguyễn Minh Phong
TBKTSG

Năm nhận định sai lầm thời suy thoái

Nhiều công ty đang vật lộn với cuộc suy thoái, lãnh đạo của họ đổ mọi lỗi lầm cho cuộc khủng hoảng tài chính. Nhiều lời giải thích được đưa ra quá đơn giản.

Thứ nhất: Mọi chuyện là tại cuộc suy thoái. Với phần lớn những ngành công nghiệp trong tình trạng nguy hiểm, kể cả thảm hại như ngành chế tạo hay báo in, những gì họ đang chịu đựng không phải chỉ mình cuộc suy thoái gây ra.

Thay vào đó, cuộc suy thoái hé lộ (và làm trầm trọng thêm) những rạn nứt cơ bản trong mô hình kinh doanh của họ. Khi nước triều rút xuống, như Warren Buffet đã dự báo, bạn mới biết ai đang tắm tiên. Mẫu hình kinh doanh này đã đổ vỡ từ lâu trước khi Lehman nộp đơn phá sản, và sẽ còn tiếp tục sụp đổ trừ khi các quan chức tận dụng cuộc suy thoái này để sửa chữa chúng.

Lấy General Motors làm ví dụ. Vấn đề của ngành chế tạo chắc chắn không bắt nguồn từ sức cầu suy giảm hiện nay hay chi phí lương hưu và y tế tăng lên. Vấn đế của GM nảy sinh từ sự bất lực của công ty qua hàng thập kỷ trong việc làm ra những chiếc xe người tiêu dùng muốn mua. Đăng ký xe hơi và xe tải nhẹ ở Mỹ tăng gấp đôi từ năm 1970 (104 triệu) đến năm 2006 (235 triệu). Cùng lúc đó, thị phần của GM giảm mạnh từ 45% năm 1970 xuống dưới 20% năm 2009.

Thứ hai: Các công ty sụp đổ nhanh chóng. Tin tức bay đi khi họ bất ngờ nộp đơn phá sản. Họ nộp đơn nhanh nhưng sụp đổ từ từ. Hai mươi năm trước khi còn là một nhân viên tư vấn mới vào nghề tại McKinsey, tôi có dự một buổi thuyết trình cho một hãng chế tạo tại Detroit, nhấn mạnh đến hàng loạt vấn đề đang lây lan như bệnh dịch trong ngành công nghiệp hiện nay, bao gồm chất lượng sản phẩm kém, chi phí cơ cấu cao, và chậm phản ứng với xu hướng tiêu dùng.

Các vị lãnh đạo không giận dữ cũng chẳng phủ nhận, họ thờ ơ. Một nhà quản lý kết thúc buổi báo cáo bằng câu nói “chẳng có gì mới cả.” Đó là năm 1988. Vài công ty sụp đổ nhanh chóng, đặc biệt là các tập đoàn giao dịch như Lehman Brothers hay Long Term Capital Management, vì phụ thuộc vào khả năng huy động vốn ngắn hạn. Khi các đối tác mất lòng tin và rút tiền, họ khởi động một vòng xoáy đổ vỡ dữ dội.

Tuy vậy, phần lớn công ty thất bại như GM chứ không như Lehman. Suy giảm từ từ với người lãnh đạo là vừa tốt lại vừa xấu. Nó cho họ thời gian thử nghiệm mô hình kinh doanh mới và tiến hành cải cách, nhưng cũng làm suy yếu nhu cầu bức thiết phải thay đổi.

Thứ ba: Không ai biết nó đang tới. Nếu “nó” ở đây là cuộc suy thoái hiện nay, thì đúng. Nhưng suy thoái là lý do gần đúng chứ không phải cuối cùng lý giải phần lớn thất bại trong kinh doanh. Ví dụ như ngành công nghiệp báo chí, họ hoảng loạn khi Công ty Tribune, chủ sở hữu hai tờ báo Los Angeles Times và Chicago Tribune, nộp đơn phá sản năm ngoái.

Khi nào có thể họ đã thấy sự nguy hiểm đang tới từ ngành công nghệ số? Có lẽ là năm 1995, khi quỹ Nieman tổ chức một cuộc hội thảo về “kỷ nguyên online”, có mặt cả Arthur Sulzberger, Jr., chủ bút tờ New York Times? Hay năm 1981, khi Thomson Corporation, lúc ấy xuất bản hàng trăm tờ báo tại Bắc Mỹ, mua lại một hãng tin chuyên về y khoa và bán đi tờ báo London Times, khởi đầu cuộc chuyển đổi thành một tập đoàn truyền thông số hùng mạnh mà đỉnh cao là vụ mua lại Reuters năm 2007.

Hay các quan chức ngành báo in đã chú ý đến dấu hiệu của năm 1978, khi Knight Ridder nhận ra sự nổi lên sắp tới của truyền thông số và videotex truyền tin và ảnh qua đường dây điện thoại? Sự thật là ngành công nghiệp báo chí đã được cảnh báo tới 3 thập kỷ rằng mô hình kinh doanh của mình đang gặp nguy hiểm. Vấn đề là không phải họ không thấy được nguy cơ, mà là họ không sáng tạo hay đổi mới gì cả.

Thứ tư: Suy thoái xong là mọi chuyện lại như cũ. Hàng thế hệ quan chức ngành chế tạo và hàng không đã an ủi chính mình và dỗ dành các nhà đầu tư bằng nhận thức sai lầm này. Thực tế, tình hình thường tệ đi, và sau suy thoái thì còn tệ hơn. Người tiêu dùng và công ty không hoàn toàn ngừng chi tiêu khi suy thoái mà họ quan tâm đến giá trị của đồng tiền. Kết quả là, họ thường từ bỏ những công ty mang lại ít lợi ích và thử đến với các công ty khác.

Ví dụ như ngày càng nhiều người mua hàng tại Asda giờ quay sang chuỗi cửa hàng quần áo giá rẻ George, nếu họ thỏa mãn với chất lượng thì có thể sẽ chẳng quay lại với nhãn hiệu đắt tiền. Người chủ sở hữu nhà không thuê môi giới nhà đất nữa để tiết kiệm chi phí, có thể thấy việc mua bán nhà cửa không qua trung gian không chỉ rẻ hơn mà còn thẳng thắn và nhanh gọn hơn. Người tiêu dùng đã thử các hãng khác thường không quay lại với mô hình kinh doanh cũ không biết gia tăng giá trị sau cuộc suy thoái.

Thứ năm: Chuyện đó không thể xảy đến với chúng tôi. Một số quan chức phải viện đến Schadenfreude để cải thiện tinh thần trong cơn suy thoái. Để vết thương của mình đỡ đau, giới xuất bản sách cười thầm dân báo chí, và thậm chí ngành in vẫn nghĩ mình tốt hơn những anh bạn xấu số trong ngành công nghiệp âm nhạc.

Thực tế, các công ty hàng đầu ở nhiều ngành công nghiệp, như hãng luật, dược phẩm, hàng tiêu dùng, và giáo dục vẫn kiên định với mô hình kinh doanh đã lỗi thời, dù mức độ nghiêm trọng trong các vấn đề của họ không phải ai cũng thấy. Cách tốt nhất để đảm bảo một công ty sụp đổ là cứ giả sử chẳng bao giờ có chuyện đó.

Ngô Minh Tuấn

Theo FT

Ôn lại lý thuyết sóng Elliot

Five wave pattern (dominant trend) Three wave pattern (corrective trend)
Wave 1: Wave one is rarely obvious at its inception. When the first wave of a new bull market begins, the fundamental news is almost universally negative. The previous trend is considered still strongly in force. Fundamental analysts continue to revise their earnings estimates lower; the economy probably does not look strong. Sentiment surveys are decidedly bearish, put options are in vogue, and implied volatility in the options market is high. Volume might increase a bit as prices rise, but not by enough to alert many technical analysts. Wave A: Corrections are typically harder to identify than impulse moves. In wave A of a bear market, the fundamental news is usually still positive. Most analysts see the drop as a correction in a still-active bull market. Some technical indicators that accompany wave A include increased volume, rising implied volatility in the options markets and possibly a turn higher in open interest in related futures markets.
Wave 2: Wave two corrects wave one, but can never extend beyond the starting point of wave one. Typically, the news is still bad. As prices retest the prior low, bearish sentiment quickly builds, and "the crowd" haughtily reminds all that the bear market is still deeply ensconced. Still, some positive signs appear for those who are looking: volume should be lower during wave two than during wave one, prices usually do not retrace more than 61.8% (see Fibonacci section below) of the wave one gains, and prices should fall in a three wave pattern. Wave B: Prices reverse higher, which many see as a resumption of the now long-gone bull market. Those familiar with classical technical analysis may see the peak as the right shoulder of a head and shoulders reversal pattern. The volume during wave B should be lower than in wave A. By this point, fundamentals are probably no longer improving, but they most likely have not yet turned negative.
Wave 3: Wave three is usually the largest and most powerful wave in a trend (although some research suggests that in commodity markets, wave five is the largest). The news is now positive and fundamental analysts start to raise earnings estimates. Prices rise quickly, corrections are short-lived and shallow. Anyone looking to "get in on a pullback" will likely miss the boat. As wave three starts, the news is probably still bearish, and most market players remain negative; but by wave three's midpoint, "the crowd" will often join the new bullish trend. Wave three often extends wave one by a ratio of 1.618:1. Wave C: Prices move impulsively lower in five waves. Volume picks up, and by the third leg of wave C, almost everyone realizes that a bear market is firmly entrenched. Wave C is typically at least as large as wave A and often extends to 1.618 times wave A or beyond.
Wave 4: Wave four is typically clearly corrective. Prices may meander sideways for an extended period, and wave four typically retraces less than 38.2% of wave three. Volume is well below than that of wave three. This is a good place to buy a pull back if you understand the potential ahead for wave 5. Still, the most distinguishing feature of fourth waves is that they often prove very difficult to count.
Wave 5: Wave five is the final leg in the direction of the dominant trend. The news is almost universally positive and everyone is bullish. Unfortunately, this is when many average investors finally buy in, right before the top. Volume is lower in wave five than in wave three, and many momentum indicators start to show divergences (prices reach a new high, the indicator does not reach a new peak). At the end of a major bull market, bears may very well be ridiculed (recall how forecasts for a top in the stock market during 2000 were received).

18.4.09

The rise of Google


Key dates in the history of Google, the world's No. 1 Web search engine, which filed for an initial public offering Thursday:

March 1995: Google co-founders, Sergey Brin from Moscow and Larry Page from Michigan, meet at a spring gathering of new Stanford University Ph.D. computer science candidates.

January 1996-December 1997: Brin and Page create BackRub, the precursor to the Google search engine.

Sept. 7, 1998: Google is incorporated and takes up residence in a Menlo Park, Calif., garage with four employees, after Brin and Page put their studies on hold and raise $1 million in funding from family, friends and "angel" investors. Google answers 10,000 search queries per day. The company's name is a play on the word googol, which refers to the number 1 followed by one hundred zeros. Brin and Page are 24 and 25 years old, respectively.

February-June 1999: Google receives $25 million in funding from venture capital funds Sequoia Capital and Kleiner Perkins Caufield & Byers. Sequoia's Michael Moritz, Kleiner Perkins' John Doerr and angel investor Ram Shriram join Google's board.

May-June 2000: Google, answering 18 million search queries a day, becomes the largest search engine on the Web. Internet media company Yahoo picks Google as its default search results provider.

March-April 2001: Eric Schmidt, CEO of Novell and a former chief technology officer at Sun Microsystems, joins Google as chairman.

July-August 2001: Schmidt is appointed CEO while Page becomes president, products and Brin becomes president, technology.

November-December 2001: Google boosts the size and scope of searchable information through its search engine to 3 billion Web documents.

January-February 2002: Google begins selling its enterprise search appliance, a hardware and software product that helps companies and organizations find information within corporate intranets.

March-April 2002: Google launches a beta version of Google News, which provides news stories from numerous global providers.

May-August 2002: Google opens offices in Paris, adding to operations in London, Toronto, Hamburg and Tokyo. George Reyes, a former Sun Microsystems executive, joins the company as chief financial officer. Google and Time Warner's AOL unit announce search and advertising pact.

September-October 2002: Google rolls out its keyword advertising program worldwide, making it available in the United Kingdom, Germany, France and Japan.

November-December 2002: Google launches a beta version of Froogle, a search engine that helps users search for millions of products on the Web.

January-February 2003: Google acquires Pyra Labs, creator of the Web self-publishing tool Blogger.

March-April 2003: The company announces its content-targeted advertising program and the acquisition of Applied Semantics.

May-June 2003: Google launches AdSense, an advertising program that delivers ads based on the content of Web sites.

February 2004: Yahoo begins rolling out its own Web search technology, phasing out Google's offering.

March 31, 2004: Google announces its free e-mail service, Gmail, supported by advertising. The move came amid increasing competition from Yahoo and Microsoft, which have built strong user bases around free e-mail, and are attacking Google's main search business.

April 15, 2004: Online retailer Amazon.com unveils a test version of its own Web search service, dubbed A9, which incorporates Google's search technology.

April 29, 2004: Google files with the U.S. Securities and Exchange Commission to sell as much as $2.7 billion in stock in an initial public offering. The company said it would seek to list on either the Nasdaq or the New York Stock Exchange.

Source: Reuters

7.4.09

World Bank: Nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam là thấp

Trước sự giảm sút đáng kể xuất khẩu và sức cầu trong nước đang chậm lại, Ngân hàng Thế Giới dự báo khu vực các nền kinh tế đang phát triển Đông Á sẽ chỉ đạt tăng trưởng GDP thực ở mức 5,3% trong năm 2009, giảm so với 8% năm 2008 và 11.4% năm 2007.

Riêng về Việt Nam, báo cáo nêu: Nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam là thấp. Tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là không đáng kể do các ngân hàng của Việt Nam không tiếp cận với các sản phẩm “độc hại” cũng như không nằm trong quyền kiểm soát của các ngân hàng nước ngoài trong diện rủi ro cao.

Lo ngại về những vấn đề trong nước bắt nguồn từ việc cho vay đầu tư bất động sản thiếu thận trọng vào cuối 2007 đầu 2008 đang dần lắng xuống.

Hầu hết các khoản vay giải ngân trong giai đoạn bong bóng giá tài sản đều đến kỳ đáo hạn mà không cần phải tăng biên độ nợ xấu NPL (Non-performing loans).

Các ngân hàng cổ phần lớn đều tăng vốn cổ đông, duy trì mức lợi nhuận và cải thiện danh mục đầu tư. Các ngân hàng nhà nước đã xiết chặt cơ chế cho vay và thu lợi nhuận lớn thông qua việc mua lại trái phiếu bán ra bởi nhà đầu tư ngoại. Thậm chí khối ngân hàng cổ phần nhỏ và yếu hơn cũng thành công trong việc tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu theo quy định.

Nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán thấp. Thâm hụt thương mại trong 6 tháng vừa qua vào khoảng 2.2 tỷ USD, trong khi đó các luồng FDI, ODA và kiều hối đạt 16 tỷ USD trong năm 2008. Kiều hối và các khoản giải ngân vốn ODA ổn định trong suốt năm 2008.

Giải ngân vốn ODA có khả năng giảm mạnh trong năm 2009 tuy nhiên chưa có bằng chứng xác đáng để khẳng định điều này.

Lượng kiều hối ổn định ở mức cao và không song hành với những người lao động di cư chuyển tiền về nước để hỗ trợ tiêu dùng hộ gia đình bởi vì chủ yếu là do người Việt Nam có tuổi ở nước ngoài đầu tư về nước chuẩn bị cho giai đoạn hưu trí. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khả năng phải chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế tại các nước công nghiệp.

Thâm hụt thương mại giảm chuyển dần sang thặng dư nhỏ. Thực tế là xuất khẩu giảm với mức sụt giá mạnh đối với hàng hóa xuất khẩu kể từ giữa năm 2008 và số lượng đơn đặt hàng thưa thớt đối với các sản phẩm may mặc, giầy dép và các sản phẩm khác cho thấy xu hướng xuất khẩu tiếp tục đi xuống.

Tuy nhiên Việt Nam có thể bị ảnh hưởng ít hơn các nước khác là do khả năng cạnh tranh tốt, thông qua việc tăng trưởng thị phần. Năm 2009 Việt Nam có thể sẽ được Hoa Kỳ cho vào danh sách hưởng ưu đãi từ Hệ thống Ưu đãi Phổ cập. Hơn nữa, nhập khẩu thậm chí đang giảm nhanh hơn xuất khẩu một phần bởi vì tỉ trọng nhập khẩu trong các sản phẩm xuất khẩu phi hàng hóa khá cao. Các công ty đầu tư nước ngoài đều là các nhà nhập khẩu ròng vì thế việc các luồng FDI chậm lại sẽ đồng nghĩa với thâm hụt thương mại giảm xuống.

Thâm hụt thương mại năm 2009 ước tính ở mức thấp hơn và các luồng vốn ngắn hạn có thể hạn chế sự biến động của tỷ giá hối đoái.

Tiền Đồng tăng giá thực tế khá mạnh trong năm 2008, ở mức 25% - cao hơn tăng trưởng GDP thực gấp 4 lần. Khả năng giảm giá thực tế đồng tiền Việt Nam trong năm 2009 là thấp, tuy nhiên chính phủ đang từng bước áp dụng một cơ chế tỉ giá linh hoạt hơn.

Chính sách tiền tệ được đưa ra đúng lúc đã giảm thiểu tác động của các cú sốc từ biến động về giá cả trên thế giới và nhu cầu xuất khẩu, mặc dù tác động đó là do may mắn nhiều hơn là thiết kế của chính chính sách.
Tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và các luồng vốn chững lại trong suốt năm 2008 đã khiến cho các chính sách tiền tệ trở nên hiệu quả.

Chính phủ chủ động trong việc sử dụng công cụ này thông qua việc cắt giảm lãi suất 700 điểm kể từ tháng 6 năm 2008 xuống còn 7% vào tháng 3 năm 2009.

Chính sách tài khóa sẽ đóng vai trò chính trong năm 2009.

Nhìn bề mặt, bối cải tình tình tài chính không thay đổi trong năm 2008. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP thực năm 2008 thấp hơn so với 2007 dẫn đến khả năng chính sách tài chính bị thắt chặt.

Nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhu cầu yếu ớt trên thị trường toàn cầu – điều này dẫn tới sức cầu trong nước thấp đi qua việc đóng cửa các xí nghiệp và sa thải nhân công.

Tín dụng ngân hàng và bảo lãnh vay với lãi suất thấp có thể kéo lại sức cầu do đầu tư thương mại đã cạn kiệt nguồn vốn.

Tuy nhiên tín dụng ngân hàng với mức lãi suất thấp không thể khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất nếu như không có nhu cầu đối với các sản phẩm của họ. Sẽ hiệu quả hơn nếu tăng nhu cầu qua việc trực tiếp hỗ trợ các hộ gia đình và thực hiện các dự án đầu tư công. Xây dựng là ngành có khả năng bù đắp lớn nhất cho việc sụt giảm ngành sản xuất trong nước.

Ngân sách nhà nước cho năm 2009 cho thấy sẽ có thâm hụt lớn tương đương với tổng mức thâm hụt là 7% GDP. (Từ trước đến nay mức thâm hụt thường thấp hơn so với dự toán ngân sách và năm nay cũng có thể tương tự). Chính phủ cũng đã công bố gói kích cầu tài chính bao gồm trợ cấp bằng tiền mặt (một lần) cho các hộ nghèo, tăng chi hạ tầng cơ sở, giảm thuế, hỗ trợ lãi suất cho các khoản tín dụng vốn hiện hành, bảo lãnh tín dụng đối với các khoản vay giành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Vũ Minh (ghi)

Tin ở USD?

Tác giả của bài viết này, phóng viên Michael Schuman của tạp chí Time, cho biết, ông tình cờ có được một ví dụ về sức mạnh của đồng USD trong một chuyến đi tới thủ đô Tashkent của Uzbekistan cách đây nhiều năm.

Trên đường từ sân bay về thành phố, người lái xe taxi đã khẩn khoản đề nghị Schuman đổi cho anh ta một nắm tiền Uzbekistan, đồng Som, sang USD. Khi vào khách sạn, một người khuân vác đồ cũng khoản nài Schuman đổi tiền cho anh ta.

“Chông chênh” USD…

Không chỉ ở Uzbekistan, ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những cửa hàng lưu niệm ở CHDCND Triều Tiên, tới những buổi chợ phiên ở Ethiopia, trong vòng 6 thập kỷ qua, đồng USD luôn giữ vai trò đồng tiền số 1.

Quan chức các chính phủ cân đong sức khỏe nền kinh tế bằng lượng USD dự trữ trong két của ngân hàng trung ương. Giá cả trên thị trường quốc tế của mọi loại hàng hóa từ dầu lửa, tới hạt ca cao, đều được tính bằng đồng USD. Đồng tiền này cũng là phương tiện trao đổi toàn cầu do tính thanh khoản cao, mức độ sẵn có lớn và việc USD được đảm bảo bởi nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khó mà có thể hình dung thương mại toàn cầu không có đồng USD.

Tuy nhiên, tới lúc này, tình thế có khác đi chút ít. Thế giới đang đối mặt với thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất từ những năm 1930 tới nay, mà cuộc suy thoái này lại bắt nguồn từ những sai lầm ở nước Mỹ. Do đó, đã có không ít người lên tiếng kêu gọi thay thế “ngôi vương” của đồng USD.

Cuối tháng 3 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên nhận định, nền kinh tế toàn cầu có thể khởi sắc nếu như thế giới sử dụng một “siêu tiền tệ”, thay vì một đồng tiền của một quốc gia cụ thể nào đó - nói cách khác chính là đồng USD. “Sự leo thang của khủng hoảng tài chính cho thấy cái giá phải trả của một hệ thống mà thế giới đã phóng đại những lợi ích của nó”, ông Chu nói.

Cùng với đó, vị Thống đốc này đề xuất đưa quyền rút vốn đặc biệt (SDR) * trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trở thành đồng tiền quốc tế chủ chốt.

Sau đó, một nhóm các nhà kinh tế học của Liên hiệp quốc, đi đầu là người từng đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz kết luận rằng, một hệ thống tài chính được cải tổ với một đồng tiền quốc tế mới ở vị trí số 1 sẽ đem lại sức mạnh lớn hơn và mức thanh khoản cao hơn cho nền kinh tế thế giới. Stiglitz phát biểu trước báo giới rằng “sự đồng thuận đang gia tăng về những vấn đề trong hệ thống dự trữ bằng đồng USD”. Nhà kinh tế học này cho rằng, hệ thống dự trữ bằng “bạc xanh” là “tương đối dễ biến động, có nguy cơ gây thiểu phát và không ổn định”.

Các nhà phê bình mang quan điểm chỉ trích đồng USD có lý lẽ thuyết phục cho lập luận của họ. Trong vòng 2 thập kỷ qua, sự phụ thuộc của thế giới vào đồng USD chính là trung tâm của những vấn đề nan giải nhất trong nền kinh tế toàn cầu.

Đầu năm 2008, sự suy yếu của đồng tiền này là một trong những nhân tố khiến giá năng lượng, hàng hóa và thực phẩm tăng vọt, gây ra một gánh nặng lớn cho người nghèo. Hệ thống do đồng USD ngự trị cũng cho phép nước Mỹ bán trái phiếu kho bạc với mức lãi suất thấp để có ngân quỹ bù đắp cho thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại của nước này, kéo dài những mất cân đối trong thương mại toàn cầu - một vấn đề được xem là lý do dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện này.

Nhà kinh tế Jun Ma thuộc Ngân hàng Deutsche Bank cho rằng, một hệ thống như đề xuất của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên có thể giúp “Trung Quốc và nhiều quốc gia khác tránh khỏi việc trở thành nạn nhân của những rủi ro hệ thống gây ra bởi những vấn đề kinh tế và sai lầm chính sách tại các quốc gia phát hành các đồng tiền dự trữ chính”.

Mặc dù mạnh lên trong thời gian gần đây, nhưng đồng USD vẫn có khả năng suy yếu trở lại so với các đồng tiền mạnh khác của thế giới, làm giảm tính hấp dẫn của “bạc xanh” với tư cách một đồng tiền dự trữ. Niềm tin vào sức khỏe của nền kinh tế Mỹ, nói cách khác là niềm tin vào sức mạnh của đồng USD, có thể giảm sút mạnh mẽ do thâm hụt cán cân vãng lai của Mỹ tiếp tục duy trì ở mức khổng lồ, cũng như hệ thống ngân hàng còn chưa ổn định trở lại, suy thoái còn kéo dài, và chính sách tiền tệ mở rộng của nước này.

Thâm hụt ngân sách của Mỹ có thể lên tới 1.800 tỷ USD, tương đương 13% GDP, trong năm tài khóa này theo tính toán của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, có thể được xem là mức cao nhất từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 tới nay.

Việc đồng USD lên giá thời gian gần đây có thể được lý giải bằng xu thế bán ra các tài sản ở thị trường nước ngoài của các nhà đầu tư Mỹ. Do căng thẳng về tiền mặt, các định chế tài chính Mỹ đã đẩy mạnh bán ra các khoản đầu tư ở thị trường ngoài biên giới nước Mỹ và chuyển vốn về nước. Khi quá trình này kết thúc, một nhân tố nâng đỡ chủ chốt cho tỷ giá đồng USD sẽ chấm hết.

Thị trường tiền tệ thời gian qua tỏ ra rất nhạy cảm. Vào cuối tháng 3, khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner tuyên bố, nước Mỹ “thực sự rất cởi mở” trước đề xuất của Trung Quốc về SDP, đồng USD đã mất giá 1,3% giá trị so với Euro chỉ trong vòng 10 phút. Sau đó, khi ông Geithner tuyên bố, nước Mỹ sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ địa vị của đồng USD, tỷ giá đồng tiền này lại nhanh chóng phục hồi trở lại.

“Khả năng đồng USD bất ngờ sụt giá mạnh là hoàn toàn có thể”, kinh tế giá Jeffrey Frankel của Đại học Harvard nhận xét.

…và những lý do để tin tưởng

Tuy nhiên, cho dù người ta có lo lắng ra sao, vận mệnh của đồng USD chưa hẳn sẽ đi xuống, ít nhất là trước mắt. Những khoản thâm hụt ngân sách quy mô lớn không tự động khiến đồng tiền của một quốc gia nào đó suy yếu.

Đầu thập niên 1980, đồng USD mạnh lên ngay cả khi chính quyền của Tổng thống Reagan đẩy mạnh hoạt động chi tiêu, do lãi suất USD cao khi đó đã thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài, đẩy tỷ giá đồng USD lên. Theo nhà kinh tế Richard Portes thuộc Trường Kinh doanh London, thâm hụt ngân sách “không phải là vấn đề trung tâm trong chuyện tỷ giá đồng USD”.

Đồng “bạc xanh” cũng đã chứng tỏ sự “miễn nhiễm” bất ngờ trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, do các nhà đầu tư tiếp tục xem đồng tiền này là một “vịnh tránh bão” ở những thời điểm xấu. Mặc dù có mất giá đôi chút so với Euro trong thời gian gần đây, tỷ giá USD so với Euro hiện vẫn cao hơn khoảng 15% so với ở thời điểm giữa năm 2008.

Một lý do khiến đồng USD duy trì được sự phổ biến của mình là do hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác tỏ ra không mấy hấp dẫn nếu so với đồng tiền này. Mặc dù kinh tế Mỹ có thể đang ở trong thời kỳ tồi tệ nhất trong vòng 30 năm trở lại đây, các nền kinh tế công nghiệp phát triển còn lại khác của thế giới cũng chẳng khá khẩm gì hơn.

“Đồng USD lẽ ra phải yếu đi nhiều so với hiện nay. Vấn đề là ở chỗ, không phải tỷ giá của tất cả các đồng tiền có thể giảm tương đối so với nhau”, ông Nouriel Roubini, Chủ tịch hãng nghiên cứu RGE Monitor có trụ sở ở New York nhận xét.

Việc nhanh chóng thay thế đồng USD ở vị trí đồng tiền số 1 của thế giới cũng là điều khó có thể xảy ra. Thống kê từ IMF cho thấy, tỷ lệ của đồng USD trong dự trữ tiền tệ toàn cầu đã đi xuống trong những năm gần đây, nhưng mức độ giảm chỉ là hạn chế. Cuối năm 2008, đồng tiền này chiếm 64% trong dự trữ tiền tệ của thế giới, giảm 67% so với năm 2007. Vẫn còn đó sức hấp dẫn đối với các quốc gia có dự trữ USD khổng lồ như Trung Quốc hay Nhật Bản trong việc tiếp tục đầu tư vào các tài sản định giá bằng đồng tiền này nhằm duy trì giá trị tài sản.

Ngoài ra, việc thay thế đồng USD cũng đòi hỏi một mức độ hợp tác nhất định giữa các cường quốc kinh tế thế giới, mà điều này thì lại khó đạt được. Mặc dù tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại London vừa qua, Trung Quốc và Nga kêu gọi cải cách hệ thống tiền tệ toàn cầu, nhưng hầu như vấn đề này không được đưa ra bàn thảo tại đây.

Các nhà kinh tế học cho rằng, đề xuất của Trung Quốc về việc tăng cường sử dụng SDR có thể là một gợi ý khả thi, vì SDR đã được xem là một phần chủ chốt trong dự trữ của các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, nếu SDR thay thế USD, các đối tượng tham gia hoạt động thương mại toàn cầu sẽ phải chuyển sang giao dịch bằng SDR, thay vì bằng đồng USD, và chẳng có dấu hiệu nào cho thấy điều này sẽ sớm xảy ra.

Chuyên gia Portes thuộc Trường Kinh doanh London cho rằng, việc dùng SDR như đồng tiền số 1 của thế giới “không phải là điều không thể”, nhưng bổ sung thêm rằng, “vấn đề cơ bản ở đây là, quốc gia hay tổ chức phát hành đồng tiền quốc tế đồng thời cũng phải là người cho vay cuối cùng (lender of last resort). IMF không có thẩm quyền pháp lý để làm được điều này”.

Tuy nhiên, dù sao, các nhà kinh tế học vẫn tin rằng, đồng USD khó có thể tránh khỏi sự suy yếu ở một mức độ nào đó. Khi các nền kinh tế khác ngoài Mỹ gia tăng sự giàu có và ảnh hưởng kinh tế, nền kinh tế Mỹ sẽ dần mất đi ưu thế thống lĩnh của mình và đồng USD cũng dần giảm vị thế là đồng tiền “bất khả chiến bại” của thế giới.

Kinh tế gia Frankel của Đại học Havard dự báo, địa vị thống lĩnh của đồng USD sẽ giảm trong vòng khoảng 15 năm nữa, khi mà các đồng tiền khác trong đó có Euro, được sử dụng rộng rãi hơn và hình thành nên một hệ thống trong đó nhiều đồng tiền cùng chia sẻ sân chơi toàn cầu. “Đây sẽ là cuộc khủng hoảng cuối cùng mà đồng USD được xem là vịnh tránh bão”, ông Frankel dự báo.

* Có thể xem SDR là một đơn vị tiền tệ quốc tế do IMF phát hành, phân bổ cho các nước thành viên một lượng theo tỉ lệ phần đóng góp vốn của mình vào IMF. Nó không phải đồng tiền mà tư nhân có thể có và sử dụng như các loại tiền quốc gia của từng nước.

(Theo Time)

4.4.09

Định hướng quy hoạch hệ thống Hàng không và đường thuỷ TP.HCM 2020

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến năm 2020 sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới.

Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được cải tạo, nâng cấp để đến năm 2010 đạt công suất 9 triệu hành khách/năm, năm 2020 đạt công suất 20 triệu hành khách/năm;

Lập dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai để có thể triển khai xây dựng sau năm 2010; xây dựng sân bay Gò Găng Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu); nâng cấp sân bay Cỏ Ống Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Xây dựng sân bay trực thăng trong đô thị phục vụ cấp cứu khẩn cấp, về lâu dài sử dụng trong giao thông công cộng.

Hệ thống cảng biển: xây dựng mạng lưới cảng biển trong vùng phù hợp với quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (Nhóm số 5).

Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh để chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu chính sách, cơ chế và chiến lược phát triển đô thị toàn vùng cho phù hợp với tầm nhìn lâu dài, phối hợp việc điều chỉnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm để bảo đảm phát triển bền vững cho toàn vùng.

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh những đồ án quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư đã được phê duyệt nhưng không còn phù hợp, bao gồm: quy hoạch chung các thành phố trung tâm tỉnh lỵ, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng lập quy hoạch giao thông vận tải vùng thành phố Hồ Chí Minh.

Đặc biệt là phát triển hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng trong vùng hiện đại, hợp lý nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông của thành phố Hồ Chí Minh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bá Minh