1.11.08

Toàn cảnh hoạt động mua bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài

(CafeF) - Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã có báo cáo phân tích hoạt động mua bán chứng khoán của NĐT nước ngoài nhằm đem lại cái nhìn xác thực nhất cho các NĐT.

Ngày 15/10, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ra nhiều hơn mua vào 6 phiên liên tiếp khi liên tục bán ra các cổ phiếu blue-chips như SAM, SSI,...mặc dù VN-Index đã có các phiên tăng điểm khá ấn tượng.

Số lượng tăng gấp 5 lần trong 2 năm

Theo số liệu của Trung tâm lưu ký chứng khoán, đến thời điểm ngày 01/10/2008 đã có 831 tổ chức tài chính nước ngoài được cấp mã số giao dịch chứng khoán, gấp gần 5 lần so với thời điểm tháng 6/2006. Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 30% số tổ chức này đã tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam (trong đó có một số tập đoàn tài chính toàn cầu như Citigroup, Deustche Bank, Credit Suise, JP Morgan…), số còn lại vẫn đang trong quá trình nghiên cứu hoặc chỉ đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần hóa Nhà nước lớn thuộc lĩnh vực ngân hàng, viễn thông…

Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII - foreign indirect investment) của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư và các hình thức quản lý uỷ thác đầu tư.

Các quỹ đầu tư nước ngoài thường là các quý đóng, có thời gian hoạt động từ 5 – 10 năm. Quỹ đóng là quỹ đầu tư chỉ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất ra công chúng và quỹ không được mua lại cổ phần từ các nhà đầu tư và cũng không được phát hành bổ sung. Nhà đầu tư sẽ mua bán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp mà không ảnh hưởng tới nguồn vốn của quỹ. Tổng vốn huy động của quỹ luôn cố định và không biến đổi trong suốt thời gian hoạt động.

Ngoài ra cũng có một số Quỹ mở đuợc thành lập trong năm 2007 nhưng với số vốn không nhiều. Quỹ mở là các quỹ có thể mua đi bán lại số cổ phần của mình cho các nhà đầu tư khi họ có yêu cầu.

Về hình thức uỷ thác đầu tư, thông thường đây là những dòng vốn ngắn hạn và lớn hơn rất nhiều so với dòng vốn được tạo ra từ các quỹ đóng.

Hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài từ năm 2001 đến nay

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến tháng 6/2006, nguồn vốn FII trong giai đoạn này chủ yếu được huy động từ các công ty quản lý quỹ nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam như Dragon Capital, Vinacapital, Indochina Capital…theo hình thức quỹ đóng.

Thời gian này hầu hết các quỹ đều mua vào và đóng vai trò nâng đỡ thị trường (mua vào khi thị trường đi xuống và ít khi bán do chỉ số VN-Index còn thấp).

Từ 6/2006 đến nay, nguồn vốn FII đuợc tăng đột biến từ các tập đoàn tài chính nước ngoài chủ yếu ở dạng uỷ thác đầu tư, đây là nguồn vốn ngắn hạn và lớn hơn nhiều so với các quỹ đóng có văn phòng tại Việt Nam. Nhà quản lý quỹ khi mua bán chứng khoán thường là theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Các mâu thuẫn trong hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài từ năm 2008 đến nay

Theo VAFI, khi TTCK bước vào giai đoạn giảm sâu, giá chứng khoán đã quá rẻ thì chúng ta thấy rằng NĐTNN vẫn không ngừng bán ra mặc dù bị lỗ lớn, (lỗ lên đến 80% giá trị), phải chăng những lệnh bán không phải từ các nhà quản lý quỹ mà là theo yêu cầu của khách hàng?

Đầu tháng 9/2008 chúng ta thấy vài tổ chức bán ra nhiều hơn mua vào, trong đó có cả việc bán cả cổ phiếu blue-chips với giá rất rẻ, sau đó vào dịp cuối tháng thì lại mua những cổ phiếu đã bán với giá cao hơn. Khi những tổ chức này bán ra làm cho TTCK đi xuống nhưng giao dịch mua của NĐTNN lại không nhiều ?

Khả năng rút vốn của nhà đầu tư nuớc ngoài ra khỏi TTCKVN

Về giao dịch trái phiếu, nhìn lại tháng 6/2008, khi tình hình lạm phát tăng cao, nhập siêu lớn và tỷ giá biến động thì các NĐT NN đã bán một lượng lớn trái phiếu, chấp nhận cắt lỗ, giai đoạn này có lẽ nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra khoảng gần 1 tỷ đô la, chấp nhận lỗ 30% (lỗ về giá trái phiếu và do tỷ giá VND/USD giảm).

Tại thời điểm này có lẽ NĐTNN chưa hiểu sâu về nền tảng kinh tế VN cũng như về khả năng kiểm soát lạm phát của Chính phủ và đó là lý do để NĐTNN chấp nhận cắt lỗ.

Trong mấy ngày gần đây, khi khủng hoảng tín dụng từ Mỹ lên tới đỉnh điểm và lây lan sang các nền kinh tế lớn thì NĐTNN lại chấp nhận cắt lỗ để bán trái phiếu, theo VAFI, lý do bán ra lần này hoàn toàn khác với thời điểm tháng 6/2008 - thu hồi vốn về nước để tăng cường củng cố tài chính cho công ty mẹ, chứ không phải là do kinh tế VN bị khủng hoảng.

Theo thống kê sơ bộ, trị giá bán trái phiếu - trị giá mua trái phiếu của NĐTNN đã lên tới hơn 4.000 tỷ đồng (nhieu hon) và có thể con số này tiếp tục tăng lên. Có lẽ đây cũng là cơ hội cho các ngân hàng thương mại VN khi đang trong tình trạng dư thừa tín dụng.

Việc bán trái phiếu của NĐTNN không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô cũng như đến cán cân thanh toán ngoại tệ khi trị giá trái phiếu ngắn hạn mà NĐTNN nắm giữ không nhiều (còn lại khoảng 2 tỷ USD).

Về cổ phiếu, trong thời gian gần đây chúng ta thấy NĐTNN bán nhiều hơn mua. Các đại diện của VAFI đã đưa ra một số giả thiết về hoạt động bán chứng khoán của NĐTNN.

Thứ nhất, họ bán ra để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Rõ ràng trong thời điểm hiện tại việc tái cơ cấu danh mục đầu tư sẽ dễ dàng hơn nhiều so với thời điểm TTCK tăng nóng. (cơ cấu sang thị trường nào, bán BC thì cơ cấu sang cp gì)

Thứ hai, đối với hoạt động uỷ thác đầu tư, có thể có tình huống khách hàng đòi rút vốn bất chấp giá trị cổ phiếu liên tục suy giảm. Và việc bán ra cổ phiếu blue-chips, các nhà quản lý quỹ phải lựa chọn cổ phiếu thanh khoản thì mới bán được trong thời điểm thị trường thiếu thanh khoản như vừa qua.

Thứ ba, đối với những quỹ mở, có thể người góp vốn yêu cầu rút vốn và nhà quản lý quỹ phải bán chứng khoán để trả lại vốn cho NĐT. (và điều này xảy ra trên diện rộng, quốc tế)

Có thể xảy ra tình huống nhà quản lý quỹ nhận thấy xu hướng thị trưòng giảm hoặc do ảnh hưởng tâm lý từ thị trường thế giới mà họ bán đi chứng khoán với mục đích sẽ mua lại với giá rẻ hơn nhằm tăng lượng chứng khoán nắm giữ để đầu tư lâu dài . Khi TTCK hồi phục thì sẽ thu lãi từ việc gia tăng lượng chứng khoán nắm giữ. (kịch bản hồi tháng 9 khác, bán rẻ, mua đắt)

Có tình trạng rút vốn ồ ạt hay không ?

Những công ty đang quản lý quỹ đóng không hề chịu áp lực từ các cổ đông trong việc bán chứng khoán vì các cổ đông này không có quyền đòi rút vốn. Nếu bán chứng khoán ổ ạt thì đồng nghĩa với việc tự sát .

Đối với những khách hàng đầu tư theo hình thức uỷ thác quản lý đầu tư có đồng loạt đòi rút vốn. Khả năng này khó xảy ra, do luợng vốn uỷ thác đầu tư theo giá rẻ không phải là lớn. Vốn giải ngân ban đầu có thể là con số 2 tỷ USD, nhưng giá trị thị trường hiện nay đã giảm đi 70%- 80%. Giống như việc mua trái phiếu của các Ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư lại có cơ hội mua được cổ phiếu giá rẻ và khi nguồn cổ phiếu này cạn kiệt sẽ giúp cho TTCK ổn định.

Thêm nữa, TTCK Việt Nam đã ở vùng đáy, giá các cổ phiếu blue-chips đã ở mức quá rẻ và đây là cơ hội lớn cho các quỹ đầu tư mà họ không thể bỏ qua.

Chính vì vậy, văn phòng VAFI đã đưa ra các nhận định này nhằm làm rõ những hoạt động giao dịch của NĐTNN và tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước về hoạt động của TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Phương Mai

1. Cần phân tích tính đắt rẻ của CP đv từng đối tượng đầu tư. Với nhà đầu tư VN, khi chưa có cơ hội tiếp cận TT QT thì giá này là rẻ.

No comments:

Post a Comment