Nga: Con đường truợt giá của đồng rúp và quyết sách của chính phủ
(CafeF) - Đồng rúp mạnh từng là niềm tự hào của cả nước Nga. Giá dầu hạ, cuộc chiến tại Georgia và TTCK đi xuống đã khiến tình thế đảo ngược.
Triển vọng đồng tiền chung - con đường có lẽ còn xa
Chỉ vài tháng trước đây, chính phủ Nga đã bàn đến việc sẽ định giá dầu bằng đồng rúp và đưa đồng rúp thành một đồng tiền chung của khu vực với vị trí tương đương như đồng Euro hay USD.
Thế nhưng đó là trước khi Nga bước vào cuộc chiến tại
Con đường trượt dài của đồng rúp
Cho đến mùa hè này, đồng rúp đã tăng giá trong vài năm do giá hàng hóa tăng cao, đặc biệt là xăng và dầu. Vào tháng 7, đồng rúp lên mức cao nhất trong 9 năm so với USD.
Tuy nhiên sự trượt giá của rồng rúp bắt đầu trong 3 tháng qua. Đồng rúp rơi xuống mức thấp nhất trong 20 tháng so với USD trong tháng 10.
Ngân hàng Trung ương trấn an thị trường rằng họ sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng nội tệ của Nga và đưa ra một số biện pháp ngăn việc một số người sử dụng hình thức hoán đổi tiền tệ để thu lời từ việc đồng rúp mất giá.
Đồng rúp đã mất giá nhanh chóng từ ngày 07/08 khi Nga bắt đầu cuộc chiến với
Ông Anton Struchenevsky, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng đầu tư Troika Dialog, cho biết Ngân hàng Trung ương đang giành khoảng 600 triệu USD/ngày để mua đồng rúp và hỗ trợ cho đồng tiền này. Như vậy tổng số tiền hỗ trợ đồng rúp 1 tháng lên tới 20 tỷ USD. Một số chuyên gia khác cho rằng con số còn cao hơn, lên tới 50 tỷ USD.
Một số chuyên gia khác thì cho rằng Ngân hàng Trung ương đang cố gắng giúp đồng rúp hạ cánh an toàn nhằm hỗ trợ cho một số ngành tại Nga thông qua việc tăng chi phí đối với hàng nhập khẩu của một số nước đối tác. Mục đích của việc này là để đồng rúp trượt giá từ từ và ngăn hoảng sợ trên thị trường.
Một cựu chuyên gia tư vấn của chính phủ nhận xét Ngân hàng Trung ương có thể đã bắt đầu chính sách để đồng rúp trượt giá từ từ.
Để đồng rúp trượt giá quá nhanh có thể ảnh hưởng tới hình ảnh nền kinh tế Nga phát triển vũng mạnh. Sức mạnh và sự ổn định của đồng rúp cho đến gần đây là biểu tượng đầy tự hào của nước này.
Ông Yegor Gaidar, một chuyên gia kinh tế học tuần trước đánh giá cao nỗ lực của chính phủ trong việc hỗ trợ cho đồng nội tệ. Theo ông, đây là quyết định sáng suốt bởi không nên gây ra hoảng loạn trên thị trường tiền tệ.
Chính phủ làm gì cho đồng nội tệ?
Ngân hàng Trung ương Nga cho biết họ dự định sẽ thả nổi đồng rúp trên thị trường tiền tệ trong một vài năm tới.
Nga neo đồng rúp vào đồng USD và đồng Euro, cho phép dao động trong biên độ 4% và sẽ tiến hành can thiệp nếu cần thiết. Mục đích của việc này là ngăn kinh tế bị chấn động mạnh do sự thay đổi bất thường trong giá trị của đồng nội tệ.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Sergei Ignatyev cho biết trong năm tới họ vẫn quản lý tỷ giá và mức độ dao động của đồng rúp, song 4 năm nữa, họ sẽ theo xu hướng thực hiện chế độ đồng tiền thả nổi tự do trên thị trường.
Theo đó, Ngân hàng Trung ương sẽ có thêm vai trò trong việc điều chỉnh lãi suất trong chính sách tiền tệ. Tỷ lệ lãi suất giúp kiểm soát tăng trưởng kinh tế cũng như giá trị tương đối của đồng tiền.
Nga đã giành nhiều tỷ USD từ dự trữ tiền tệ của mình để nâng giá đồng rúp, đồng rúp gần đây đã rớt giá thảm hại vì giá dầu hạ và nhu cầu USD, Euro tăng cao khi nhà đầu tư và ngân hàng chịu tác động bởi khủng hoảng tài chính.
Dự trữ ngoại tệ của Nga giảm kỷ lục 31 tỷ USD trong tuần từ ngày 19 đến 25/10.
Quan chức kinh tế của Nga đã cố gắng hết sức để ngăn đồng rúp sụt giá mạnh, họ cam kết chính phủ sẽ không để đồng nội tệ rớt giá thảm hại.
Nga sẽ thắt chặt việc quản lý các ngân hàng đối với hành vi sử dụng khoản vay khẩn cấp từ chính phủ để bán đồng rúp.
Chính phủ đã cam kết dùng khoảng 200 tỷ USD để ngăn khủng hoảng tài chính tệ hại nhất từ năm 1998 tại nước này. Ngoài ra chính phủ còn hỗ trợ 50 tỷ USD giúp các ngân hàng và công ty trả nợ nước ngoài.
Tháng 10, đồng rúp mất giá chưa từng có trong một thập kỷ so với USD, điều này khiến người ta lo ngại về khả năng trượt giá liên tục của đồng rúp.
Nga cũng sẽ nâng mức cho vay dành cho doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa lên mức 1,1 tỷ USD. Ngân hàng nhà nước VTB của Nga, ngân hàng lớn thứ 2 nước này, đã cung cấp khoản vay hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại ở 60 khu vực của Nga.
Một chuyên gia tư vấn kinh tế của chính phủ Nga phát biểu cho biết:”Chúng tôi không lo ngại về việc giá dầu hạ, chúng tôi hoàn toàn có khả năng ứng phó với tất cả vấn đề hiện nay trên thị trường.”
Ngọc Diệp
Theo MoscowTimes, AP, Reuters
No comments:
Post a Comment