30.11.08

Thử hình dung bức tranh tiền tệ cuối năm

Lãi suất tiếp tục xu hướng giảm. Các hoạt động tín dụng sẽ được chủ động nới lỏng trở lại. Nới lỏng tiền tệ sẽ làm thay đổi tỷ giá theo xu hướng tăng USD/VND.

Trước những diễn biến của kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ Việt Nam đang chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng linh hoạt.

Đây được dự báo là xu thế tất yếu, vì nếu chậm trễ, Việt Nam có thể sẽ phải trả một chi phí cao hơn khi nền kinh tế bước sâu hơn vào giảm phát.

Có vài yếu tố làm cơ sở cho nới lỏng tiền tệ. Đầu tiên là lạm phát. Có thể nói lạm phát về cơ bản đã được kiềm chế, và có thể không còn là mối lo ngại chính trong thời gian tới.

Lạm phát trong 4 tháng gần đây chỉ tăng trung bình 0,67%/tháng. Quan trọng hơn, lạm phát “lõi” (yếu tố loại bỏ ảnh hưởng của lương thực thực phẩm và năng lượng) đã giảm. Lạm phát “lõi” giảm là dấu hiệu cho thấy lạm phát đã giảm dưới tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ.


Biểu đồ diễn biến tình hình lạm phát từ năm 2000 đến nay - Nguồn: GSO, BVSC.

Đối với vấn đề bảo đảm lãi suất thực dương, nếu có thể đưa ra dự báo lạm phát trong năm 2009 dưới 10%, thì với lãi suất tiền gửi hiện nay các kỳ hạn 6 tháng đến 1 năm từ 12% đến 14%, những người gửi tiền đã có mức lãi thực dương.

Việc duy trì mức lãi suất huy động cao như hiện nay sẽ chỉ lợi người gửi tiết kiệm. Xu thế hạ lãi suất sẽ được giảm nhanh dưới áp lực của thị trường.

Trước tình hình như vậy, người viết xin dự báo một số hệ quả sau có thể xảy ra đối với diễn biến tiền tệ từ nay về cuối năm:

- Lãi suất tiếp tục xu hướng giảm. Lãi suất huy động dự báo hạ xuống còn khoảng 10% vào thời điểm cuối năm.

- Các hoạt động tín dụng sẽ được chủ động nới lỏng trở lại. Dự báo đến quý 1/2009 các kênh cho vay vốn sẽ được “khơi thông” mạnh mẽ hơn với mặt bằng lãi suất thấp, tăng trưởng tín dụng đạt trung bình 3%-5% tháng.

- Nới lỏng tiền tệ sẽ làm thay đổi tỷ giá theo xu hướng tăng USD/VND. Tuy nhiên có thể tỷ giá cũng sẽ được chủ động điều chỉnh để phù hợp với tình hình. Dự báo tỷ giá có thể dao động trong mức 17.000-17.500 vào cuối năm.

Bài toán tăng trưởng tín dụng?

Mặc dù xu thế xác định được xu thế nới lỏng tín dụng, song nới lỏng như thế nào đang là bài toán khó ngay cả khi ngân hàng đang chủ động nguồn vốn. Theo trần dự kiến tăng trưởng tín dụng 30% trong năm nay, “room” còn lại khá nhiều.

Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn chưa mạnh dạn cho vay. Có hai nguyên nhân cơ bản, đó là do độ tín nhiệm của doanh nghiệp thấp và xu thế sụt giảm sức cầu tín dụng của nền kinh tế.

Một nguồn tiêu thụ tín dụng lớn trước đây là các dự án đầu tư công. Với xu thế giảm phát, Chính phủ có lẽ sẽ phải là đầu tầu trong việc thúc đẩy trở lại nhu cầu tiêu dùng.

Các dự án bị cắt giảm trong giai đoạn thắt chặt tiền tệ có thể sẽ là được đánh giá lại tính hiệu quả và tiếp thục thực hiện các dự án cần thiết để thúc đẩy tổng cầu. Như vậy chúng ta có thể mong chờ một “cú hích” đến từ Chính phủ trong việc sử dụng hiệu quả và linh hoạt hơn chính sách tài khóa.

Vai trò của đầu tư công trong giai đoạn tới rất quan trọng, không chỉ là phục vụ tạo ra các sản phẩm của việc đầu tư đó, mà còn thực hiện nhiệm vụ tạo thị trường và sức cầu cho các ngành khác (chẳng hạn khu vực đầu tư công là nguồn tiêu thụ sắt thép khổng lồ cho các doanh nghiệp thép).

Bằng việc nới lỏng tín dụng, các dự án đầu tư công cũng sẽ được cung cấp vốn với chi phí thấp hơn. Chính phủ cũng cần tạo điều kiện khuyến khích thêm các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư công này với mục đích thúc đẩy tổng cầu.

Đối với khối xuất nhập khẩu, trước viễn cảnh xuất khẩu sẽ gặp khó khăn, và dự kiến tăng trưởng kim ngạch dự kiến khó vượt qua 10% trong năm 2009, nhu cầu vốn đối với doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giảm. Thị trường sụt giảm và sức cầu thế giới giảm sẽ là yếu tố khó khăn đối với tăng trưởng sản xuất và nhu cầu tín dụng đối với đối tượng này. Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng sẽ đối diện với tình trạng tương tự khi hơn 80% giá trị hàng hóa nhập khẩu là dành cho sản xuất và xuất khẩu.

Xuất khẩu giảm sẽ kéo nhập khẩu giảm theo. Nhập khẩu tiêu dùng có thể tăng song hiện chỉ chiếm hơn 10% giá trị nhập khẩu.

Đối với lĩnh vực xây dựng bất động sản, tăng trưởng tín dụng sẽ khó khăn do 2 nguyên nhân: giải quyết vấn đề nợ xấu trong quý 4 đối với các khoản vay bất động sản trước đây và thị trường bất động sản tiếp tục suy thoái.

Hiện nay gần như ngân hàng vẫn nói “không” với cho vay bất động sản. Bất động sản đã từng là đối tượng tạo tăng trưởng tín dụng chủ lực của ngân hàng trong năm 2007. Rõ ràng ngân hàng đã mất đi một nguồn tiêu thụ tín dụng lớn. Người viết cho rằng bản thân ngành xây dựng bất động sản và cho vay bất động sản sẽ khó có thể triển khai ít nhất đến hết quý 1/2009.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năm 2008 là năm vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp do thắt chặt tiền tệ. Tình thế có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới, khi chính sách tiền tệ chuyển sang dần nới lỏng. Việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tạo điều kiện hơn trong tiếp cận nguồn vốn nhằm nâng sức sản xuất trong nước là điều có thể được dự đoán trước.

Tiêu dùng cá nhân có thể được các ngân hàng đẩy mạnh hơn trong thời gian tới để kích thích tiêu dùng. Đây là nhóm khá dễ trong việc thúc đẩy dư nợ tín dụng nhất vì vấn đề lãi suất không ảnh hưởng quá nhiều đến nhu cầu vốn. Người viết cho rằng trong thời gian tới các ngân hàng sẽ chú trọng nhiều hơn đến sản phẩm bán lẻ.

Trong khi chưa tìm được đầu ra khi lãi suất vẫn còn cao, rất nhiều ngân hàng trong thời gian qua đã dùng nguồn vốn đầu tư vào trái phiếu. Chỉ tính riêng trong tháng 10, khối nước ngoài đã bán ròng gần 1 tỷ USD, chủ yếu là trái phiếu, và đối tượng mua chủ yếu là các ngân hàng thương mại do dự đoán lãi suất sẽ giảm. Nếu thực sự lãi suất giảm nhanh trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ thu được một khoản lợi nhuận không nhỏ.

Tuy nhiên, một rủi ro có thể xuất hiện là một số ngân hàng sẽ có thể dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư trái phiếu khiến việc đầu tư trái phiếu mang tính đầu cơ cao. Về dài hạn, ngành kinh doanh chính của ngân hàng sẽ vẫn là tìm cách tăng trưởng tín dụng. Áp lực giải ngân vốn và bài toán tìm lợi nhuận sẽ buộc các ngân hàng phải tìm thị trường giải ngân cho mình. Nếu còn tiếp tục khó khăn, các ngân hàng sẽ buộc phải giảm nhu cầu huy động vốn.

Người viết cho rằng trước khi bài toán tăng trưởng tín dụng được giải, trước mắt mặt bằng lãi suất sẽ còn tiếp tục giảm sâu hơn nữa.

Tăng/giảm giá của VND so với một số đồng tiền chủ chốt - Nguồn: Bloomberg.
Xu thế tỷ giá khi nới lỏng tiền tệ?

Diễn biến tỷ giá sau một thời gian ổn định đang có xu hướng tăng lên mặt bằng mới trước những động thái nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Quyết định mới đây của Ngân hàng Nhà nước trong việc nâng biên độ từ giá từ +/-2% lên +/-3% đã phần nào cho thấy xu thế tăng tỷ giá được khẳng định.

Hiện nay tỷ giá được giao dịch dao động ở mức xung quanh 17.000 VND/USD. Xu thế tăng này đến từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Kích thích xuất khẩu chống giảm phát: Lạm phát giảm và tỷ giá danh nghĩa tăng sẽ góp phần kích thích xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Dự báo về việc xuất khẩu sẽ gặp khó khăn và nguy cơ giảm phát kinh tế thế giới trong thời gian tới là nguyên nhân chính để chính sách tỷ giá có những bước đi thích hợp.

- VND đã lên giá nhiều so với các đồng tiền khác: VND neo vào USD với một tỷ giá khá ổn định trong thời gian qua, trong khi đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác. Điều này dẫn tới việc VND lên giá so với các đồng tiền này, làm tăng khó khăn cho xuất khẩu Việt Nam.

- Xu thế cung cầu ngoại tệ: Nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu gặp khó khăn và dòng vốn đầu tư nước ngoài có khả năng sụt giảm dẫn tới cung cầu ngoại tệ đang dần nghiêng về phía cầu. Trong thời gian cuối năm nhu cầu nhập khẩu có thể tăng trở lại.

Sau một thời gian ổn định, tỷ giá trở lại xu thế tăng với giao dịch chạm biên giới hạn - Nguồn: SBV, Bloomberg.

Nhập siêu trong 3 tháng gần nhất vẫn ở mức dưới 1 tỷ USD nhưng doanh thu xuất khẩu đang sụt giảm ngay trong quý 4 đang gây nên những lo ngại tiềm ẩn về sự biến động của tỷ giá nếu không có những điều chỉnh kịp thời đón trước.

Trước tình hình như vậy, người viết cho rằng tỷ giá từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục tăng nhẹ, nhiều khả năng dao động xung quanh mức 17.000 - 17.500 VND/USD. Ngoài ra, cũng không nên lo ngại về sức khỏe của đồng VND.

Mặc dù nhập siêu đang có xu hướng tăng trong những tháng cuối năm do xuất khẩu đang gặp khó khăn, song nhập khẩu có lẽ cũng sẽ không quá đột biến do sức cầu đã giảm mạnh, cả về đầu tư lẫn tiêu dùng bán lẻ. Ngoài ra, thị trường ngoại hối nhiều khả năng sẽ không có đột biến bất thường.

Theo Tống Minh Tuấn - CTCP Chứng khoán Bảo Việt
VnEconomy

Mở cửa thị trường tài chính quá nhanh sẽ là một sai lầm

Để đối phó với những bất ổn vĩ mô, một số quan điểm cho rằng, năm 2008 nên là năm bản lề để chuẩn bị cho quá trình tự do hóa hơn nữa lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng, một quốc gia có thể đi trước một bước trong quá trình tự do hóa tài chính để nhận được cả những lợi ích hữu hình lẫn lợi ích vô hình của tiến trình này.


Những lợi ích vô hình hay gián tiếp từ quá trình tự do hóa tài chính là, nếu như quá trình này đi trước một bước thì trình độ quản trị của các doanh nghiệp và các định chế tài chính trong nước sẽ được cải thiện rất nhiều theo những chuẩn mực hiện đại.

Để theo kịp đà tăng tốc của tiến trình này, muốn hoạt động hiệu quả, chính phủ buộc phải có những cải cách sâu rộng tương ứng, thay vì phải chờ đợi đến lúc hoàn thiện các chính sách trong nước trước, rồi bước tiếp theo mới là mở cửa mạnh mẽ hơn nữa thị trường tài chính.

Nhưng mở cửa thị trường tài chính theo cách này có khả năng đưa đến một kết cục không mong đợi. Ta đưa huấn luyện viên và vận động viên chưa đủ chuẩn đi thi đấu điền kinh quốc tế, với hy vọng họ sẽ có động lực nhìn các vận động viên gạo cội phía trước để cố rượt theo. Ta hy vọng vào phép màu xảy ra, mà không nghĩ đến việc vận động viên và huấn luyện viên vẫn còn ở trình độ nghiệp dư, có thể kiệt sức giữa đường.

Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay cho thấy, một quốc gia cần phải chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần thiết như thế nào để mở cửa thị trường tài chính, nếu không sẽ nhận lấy hậu quả.
Cải cách trong nước phải đi trước một bước và phải thật đồng bộ giữa các bộ, ngành mà quan trọng nhất là phải thiết lập được cơ chế giám sát tài chính hữu hiệu, đó mới chính là điều kiện tiên quyết nhất cho quá trình tự do hóa tài chính mạnh mẽ tiếp theo.

Bài học từ 2 năm gia nhập WTO vẫn còn đó. Ta hy vọng tư cách thành viên WTO sẽ thúc đẩy các bộ, ngành và các doanh nghiệp trong nước có những thay đổi nhất định để thích nghi với quá trình toàn cầu hóa.
Nhưng thực tế cho thấy, chúng ta vẫn chưa chuẩn bị gì nhiều cho quá trình hội nhập. Tất cả đều say đắm lao vào đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán, để rồi phải nhận lãnh hậu quả như vừa qua.

Nói như thế không có nghĩa chúng là cái cớ để ta quá thận trọng nhằm bảo hộ thị trường một cách cực đoan. Cuộc khủng hoảng tài chính đã buộc chính phủ các nước phát triển tăng cường kiểm soát mạnh mẽ hơn nữa đối với các định chế tài chính và các tập đoàn của mình.

Như trong lĩnh vực ngân hàng, nhiều ngân hàng như Goldman Sachs, Morgan Stanley... đã chuyển từ ngân hàng đầu tư sang mô hình tập đoàn, bao gồm cả ngân hàng thương mại và đầu tư và sắp tới đây sẽ phải chịu sự kiểm soát rất chặt của FED.

Mở cửa thị trường tài chính theo hướng tăng cường quan hệ với các đối tác chiến lược nước ngoài, vì vậy có thể là hướng đi thích hợp cho Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, do các đối tác nước ngoài này đã được kiểm soát phần nào bởi những quy định siết chặt hơn so với trước đây ở ngay chính quốc gia của họ.

Mặc dù vậy, những biện pháp “kỹ thuật” thích hợp cho từng đối tác chiến lược nước ngoài vẫn rất quan trọng để sàng lọc những đối tác nào không cần thiết cho sự ổn định của thị trường tài chính nội địa.

Theo Trần Ngọc Thơ
Báo Đầu tư

27.11.08

Cặp hiện tượng: bất động sản sốt giá -> ngân hàng suy sụp

Có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng ngân hàng gặp khó khăn sau mỗi giai đoạn bất động sản sốt giá.

Tại các nền kinh tế lệ thuộc nhiều vào ngân hàng do thị trường vốn chưa phát triển cao – như Việt Nam hiện nay và Thái Lan năm 1997, cặp hiện tượng này dễ thấy và chu kỳ ngắn hơn

Tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 1.11.2008, ông Nguyễn Đồng Tiến, phó thống đốc ngân hàng Nhà nước cho biết: “Cuối tháng 9.2008, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 115.000 tỉ đồng (gần 6,9 tỉ USD), tương đương 9,15% tổng dư nợ và ở dưới mức 10% như vậy là tương đối an toàn, và còn thấp hơn so với năm 2007 là 11%”.

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, ông Nguyễn Văn Giàu, thống đốc ngân hàng Nhà nước xác nhận: “Vừa qua các ngân hàng có mạnh tay cho vay bất động sản và chúng tôi có chấn chỉnh kịp thời”.

Trên trang web của bộ Xây dựng tuần rồi có tin bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho rằng, do có những đặc điểm khác so thị trường Mỹ và chưa có khung pháp lý về “chứng khoán hoá” bất động sản nên các ngân hàng không phát hành trái phiếu cho bất động sản thế chấp, nên chưa có những rủi ro do “chứng khoán hoá” bất động sản gây nên. Dư nợ tín dụng cho lĩnh vực này vẫn nằm trong phạm vi an toàn.

Những thông tin trên có nghĩa là, tình hình dư nợ của lĩnh vực bất động sản năm 2008 thấp hơn năm 2007 và vẫn còn tương đối an toàn. Và vì những đặc thù riêng của cơ chế điều hành vĩ mô và cơ cấu thị trường bất động sản Việt Nam cho nên hiện tượng vỡ nợ lớn và tạo nên làn sóng vỡ nợ bất động sản hiện vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát.

Sau sốt giá bất động sản là sự cố ngân hàng

Suốt 40 năm qua, trên thế giới, cặp hiện tượng này luôn kề cận nhau.

Giữa thập niên 80 tại Mỹ, hệ quả của logic “ai làm nấy chịu” là 747 định chế tiết kiệm và cho vay phải giải thể. Đầu thập niên 90 tại Nhật, hàng nghìn công ty xây dựng và bất động sản bị giải thể, nhiều ngân hàng lớn bị thua lỗ rất lớn và mất vai trò ngân hàng lớn nhất thế giới.

Cuối năm 1997, tại Thái Lan, hầu hết các công ty tài chính bị giải thể hoặc sáp nhập và những ngân hàng lớn phải co cụm lại. Giờ đây, nhiều ngân hàng lớn và thâm niên thuộc loại top 10 của Mỹ đã không còn và nhiều ngân hàng lớn tại châu Âu cũng như vậy.

Ngân sách nhà nước tại các quốc gia trên cũng gánh trả theo logic “quýt làm cam chịu”, nhưng là trả sau. Ngoài ra, đa số người dân bình thường và nhất là những gia đình mới, có nhu cầu thật sự về nhà ở, đã không thể trả nổi mức tăng giá quá cỡ.

Điều này không những đã thu hẹp sức phát triển kinh tế nhà ở, còn làm méo mó sự phát triển tự nhiên của nếp sống gia đình mới. Ngân sách Nhà nước đã phải chính thức hoặc âm thầm gánh trả qua phần thất thu thuế. Và quỹ dự trữ quốc gia cũng bị bào mòn bởi đầu tư (đầu cơ) ở thị trường bất động sản và sự mạnh tay tài trợ của hệ thống ngân hàng cho thị trường này.

Giải pháp tại Việt Nam

Tại Việt Nam, cơn hạn hán tín dụng vì lạm phát âm thầm từ năm 2005, cộng hưởng với giá trị bất động sản được thổi phồng suốt hai năm 2006 và 2007, giá bất động sản giảm 40 – 60% từ đầu năm và sẽ phải giảm thêm. Không quá khó để nhận thấy cặp hiện tượng kể trên.

Giải pháp ngắn hạn và trước mắt là phải ổn định hệ thống các định chế tài chính và ngân hàng. Không và chưa nên cho phép áp dụng giải pháp tại Mỹ và châu Âu với bất cứ một ngân hàng nào – tuyên bố kiểm soát đặc biệt, sáp nhập với ngân hàng khác. Chuyển thành ngân hàng quốc doanh, giải thể, giải pháp này đồng nghĩa với ngân sách nhà nước phải trả giá.

Giải pháp trung và dài hạn, phải “tính sổ” lại với hệ thống các định chế tài chính và ngân hàng theo hướng lành mạnh hoá hệ thống – sáp nhập với ngân hàng tốt và mạnh hơn. Giải thể – đồng nghĩa với việc những định chế tài chính hoặc ngân hàng phải trả giá của cho những hành vi cố tình sai hoặc yếu kém trong hoạt động kinh doanh của họ.

Trong những bất định của đời sống kinh tế, nhất là một nền kinh tế còn đang mày mò tìm những điểm tựa bền vững như chúng ta, thì tính ổn định là cần thiết. Chính sách ổn định càng thiết yếu hơn đối với hệ thống các định chế tài chính và ngân hàng.

Thiết nghĩ, cấp điều hành vĩ mô không cần phải tránh né, mà cần có cái nhìn và nhận định thực tế và dứt khoát hơn về cặp hiện tượng rất thật này. Về phần hệ thống ngân hàng, trước hết, để giảm thiểu điều tai hại cuối cùng (giải thể hoặc bị sáp nhập), mỗi một ngân hàng phải lập tức nhận thức lại cái thực tại của mình cho dù rất đau đớn để còn cơ may tồn tại và phát triển bền vững hơn sau năm 2010.

Theo Lê Trọng Nhi
SGTT

25.11.08

Khủng hoảng tài chính sẽ được dập tắt vào 2010

Trong cuộc gặp diễn ra tại thủ đô Lima của Peru hôm chủ nhật, lãnh đạo các quốc gia thuộc khối Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tuyên bố khủng hoảng tài chính thế giới chỉ được dập tắt sau 18 tháng nữa.

21 nền kinh tế, đại diện cho hơn một nửa sức mạnh sản xuất của thế giới, sau cuộc gặp kéo dài 2 ngày, cam kết không tạo thêm các hàng rào bảo vệ mậu dịch trong năm 2009 cũng như sẽ khởi động lại các cuộc đàm phán đang bị đình trệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Thành quả chính của Diễn đàn Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương lần này là mở rộng sự ủng hộ cho Tuyên bố Washington, được đưa ra vào tuần trước bởi các nền kinh tế lớn. Trong đó, các quốc gia này nhất trí duy trì tự do thương mại, bất kể áp lực phải bảo vệ ngành công nghiệp trong nuớc.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo APEC cũng dự đoán, khủng hoảng sẽ được giải quyết vào giữa năm 2010. Các nước sẽ thực hiện những giải pháp khẩn cấp và triệt để nhằm ổn định lại khối tài chính và củng cố tăng trưởng kinh tế.

Mốc thời gian ước tính 18 tháng khủng hoảng trùng với tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vốn dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ là 0,1% trong năm 2009 và kinh tế sẽ hồi phục trong năm tiếp theo.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cũng như lãnh đạo quốc gia, trong đó có ông Felipe Calderon, Tổng thống Mexico, nghi ngờ về tính chính xác của dự báo trên.

Thủ tướng Cananda, ông Stephen Harper, nhấn mạnh: "Tôi cho rằng cam kết dựa vào mốc thời gian trên chỉ mang tính suy đoán".

Tổng thống Mỹ, ông George W.Bush, và Tổng thống Peru, ông Alan Garcia, trong một cuộc gặp tại hội nghị APEC. Ảnh: Worldpress.com.

Trợ lý của Tổng thống Mỹ, ông George W.Bush, cho biết: "Theo một số khu vực, hồi phục kinh tế sẽ cần đến 18 tháng. Tổng thống Bush lại tin rằng, quá trình này đang diễn ra và sẽ cho kết quả sớm hơn".

Bước tiến quan trọng khác của cuộc họp lần này là đồng ý giữa các nước về việc tổ chức cuộc gặp giữa các bộ trưởng tại Geneva vào tháng tới nhằm khởi động vòng đàm phán Doha của WTO. Trong đó, mối lo về khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến quá trình đàm phán trở nên cấp thiết hơn.

Những người đứng đầu kêu gọi sự tham gia tích cực hơn nữa của thành viên APEC vào việc hỗ trợ IMF trong việc giúp các quốc gia gặp khủng hoảng. Nhật Bản tuần trước tuyên bố sẵn sàng cho IMF vay 100 tỷ đôla. Trái lại, Trung Quốc không đồng ý sử dụng nguồn dự trữ, lên tới 1.900 tỷ đôla, của mình với mục đích trên.

Lần họp này cũng là chuyến công du cuối cùng của ông George W.Bush với vai trò Tổng thống Mỹ. Vào ngày 20/1, tân Tổng thống Barack Obama sẽ chính thức thay thế ông Bush ở vai trò người chủ Nhà trắng. Ông Obama dù không cử đại diện tới cuộc họp nhưng từ nước Mỹ, ông cho biết sẽ sớm giới thiệu nội các mới của mình cũng như tuyên bố kế hoạch sẽ tạo thêm 2,5 triệu việc làm vào cuối năm 2010.

(Theo AP)

16.11.08

G20 declaration: text in full

Summit on financial markets and the world economy

November 15, 2008

1. We, the Leaders of the Group of Twenty, held an initial meeting in Washington on November 15, 2008, amid serious challenges to the world economy and financial markets. We are determined to enhance our cooperation and work together to restore global growth and achieve needed reforms in the world's financial systems.

2. Over the past months our countries have taken urgent and exceptional measures to support the global economy and stabilize financial markets. These efforts must continue. At the same time, we must lay the foundation for reform to help to ensure that a global crisis, such as this one, does not happen again. Our work will be guided by a shared belief that market principles, open trade and investment regimes, and effectively regulated financial markets foster the dynamism, innovation, and entrepreneurship that are essential for economic growth, employment, and poverty reduction.

Root Causes of the Current Crisis

3. During a period of strong global growth, growing capital flows, and prolonged stability earlier this decade, market participants sought higher yields without an adequate appreciation of the risks and failed to exercise proper due diligence. At the same time, weak underwriting standards, unsound risk management practices, increasingly complex and opaque financial products, and consequent excessive leverage combined to create vulnerabilities in the system. Policy-makers, regulators and supervisors, in some advanced countries, did not adequately appreciate and address the risks building up in financial markets, keep pace with financial innovation, or take into account the systemic ramifications of domestic regulatory actions.

4. Major underlying factors to the current situation were, among others, inconsistent and insufficiently coordinated macroeconomic policies, inadequate structural reforms, which led to unsustainable global macroeconomic outcomes. These developments, together, contributed to excesses and ultimately resulted in severe market disruption.

Actions Taken and to Be Taken

5. We have taken strong and significant actions to date to stimulate our economies, provide liquidity, strengthen the capital of financial institutions, protect savings and deposits, address regulatory deficiencies, unfreeze credit markets, and are working to ensure that international financial institutions (IFIs) can provide critical support for the global economy.

6. But more needs to be done to stabilize financial markets and support economic growth. Economic momentum is slowing substantially in major economies and the global outlook has weakened. Many emerging market economies, which helped sustain the world economy this decade, are still experiencing good growth but increasingly are being adversely impacted by the worldwide slowdown.

7. Against this background of deteriorating economic conditions worldwide, we agreed that a broader policy response is needed, based on closer macroeconomic cooperation, to restore growth, avoid negative spillovers and support emerging market economies and developing countries. As immediate steps to achieve these objectives, as well as to address longer-term challenges, we will:

Continue our vigorous efforts and take whatever further actions are necessary to stabilize the financial system.

Recognize the importance of monetary policy support, as deemed appropriate to domestic conditions.

Use fiscal measures to stimulate domestic demand to rapid effect, as appropriate, while maintaining a policy framework conducive to fiscal sustainability.

Help emerging and developing economies gain access to finance in current difficult financial conditions, including through liquidity facilities and program support. We stress the International Monetary Fund's (IMF) important role in crisis response, welcome its new short-term liquidity facility, and urge the ongoing review of its instruments and facilities to ensure flexibility.

Encourage the World Bank and other multilateral development banks (MDBs) to use their full capacity in support of their development agenda, and we welcome the recent introduction of new facilities by the World Bank in the areas of infrastructure and trade finance.

Ensure that the IMF, World Bank and other MDBs have sufficient resources to continue playing their role in overcoming the crisis.

Common Principles for Reform of Financial Markets

8. In addition to the actions taken above, we will implement reforms that will strengthen financial markets and regulatory regimes so as to avoid future crises. Regulation is first and foremost the responsibility of national regulators who constitute the first line of defense against market instability. However, our financial markets are global in scope, therefore, intensified international cooperation among regulators and strengthening of international standards, where necessary, and their consistent implementation is necessary to protect against adverse cross-border, regional and global developments affecting international financial stability. Regulators must ensure that their actions support market discipline, avoid potentially adverse impacts on other countries, including regulatory arbitrage, and support competition, dynamism and innovation in the marketplace. Financial institutions must also bear their responsibility for the turmoil and should do their part to overcome it including by recognizing losses, improving disclosure and strengthening their governance and risk management practices.

9. We commit to implementing policies consistent with the following common principles for reform.

Strengthening Transparency and Accountability: We will strengthen financial market transparency, including by enhancing required disclosure on complex financial products and ensuring complete and accurate disclosure by firms of their financial conditions. Incentives should be aligned to avoid excessive risk-taking.

Enhancing Sound Regulation: We pledge to strengthen our regulatory regimes, prudential oversight, and risk management, and ensure that all financial markets, products and participants are regulated or subject to oversight, as appropriate to their circumstances. We will exercise strong oversight over credit rating agencies, consistent with the agreed and strengthened international code of conduct. We will also make regulatory regimes more effective over the economic cycle, while ensuring that regulation is efficient, does not stifle innovation, and encourages expanded trade in financial products and services. We commit to transparent assessments of our national regulatory systems.

Promoting Integrity in Financial Markets: We commit to protect the integrity of the world's financial markets by bolstering investor and consumer protection, avoiding conflicts of interest, preventing illegal market manipulation, fraudulent activities and abuse, and protecting against illicit finance risks arising from non-cooperative jurisdictions. We will also promote information sharing, including with respect to jurisdictions that have yet to commit to international standards with respect to bank secrecy and transparency.

Reinforcing International Cooperation: We call upon our national and regional regulators to formulate their regulations and other measures in a consistent manner. Regulators should enhance their coordination and cooperation across all segments of financial markets, including with respect to cross-border capital flows. Regulators and other relevant authorities as a matter of priority should strengthen cooperation on crisis prevention, management, and resolution.

Reforming International Financial Institutions: We are committed to advancing the reform of the Bretton Woods Institutions so that they can more adequately reflect changing economic weights in the world economy in order to increase their legitimacy and effectiveness. In this respect, emerging and developing economies, including the poorest countries, should have greater voice and representation. The Financial Stability Forum (FSF) must expand urgently to a broader membership of emerging economies, and other major standard setting bodies should promptly review their membership. The IMF, in collaboration with the expanded FSF and other bodies, should work to better identify vulnerabilities, anticipate potential stresses, and act swiftly to play a key role in crisis response.

Tasking of Ministers and Experts

10. We are committed to taking rapid action to implement these principles. We instruct our Finance Ministers, as coordinated by their 2009 G-20 leadership (Brazil, UK, Republic of Korea), to initiate processes and a timeline to do so. An initial list of specific measures is set forth in the attached Action Plan, including high priority actions to be completed prior to March 31, 2009.

In consultation with other economies and existing bodies, drawing upon the recommendations of such eminent independent experts as they may appoint, we request our Finance Ministers to formulate additional recommendations, including in the following specific areas:

Mitigating against pro-cyclicality in regulatory policy;

Reviewing and aligning global accounting standards, particularly for complex securities in times of stress;

Strengthening the resilience and transparency of credit derivatives markets and reducing their systemic risks, including by improving the infrastructure of over-the-counter markets;

Reviewing compensation practices as they relate to incentives for risk taking and innovation;

Reviewing the mandates, governance, and resource requirements of the IFIs; and

Defining the scope of systemically important institutions and determining their appropriate regulation or oversight.

11. In view of the role of the G-20 in financial systems reform, we will meet again by April 30, 2009, to review the implementation of the principles and decisions agreed today.

Commitment to an Open Global Economy

12. We recognize that these reforms will only be successful if grounded in a commitment to free market principles, including the rule of law, respect for private property, open trade and investment, competitive markets, and efficient, effectively regulated financial systems. These principles are essential to economic growth and prosperity and have lifted millions out of poverty, and have significantly raised the global standard of living. Recognizing the necessity to improve financial sector regulation, we must avoid over-regulation that would hamper economic growth and exacerbate the contraction of capital flows, including to developing countries.

13. We underscore the critical importance of rejecting protectionism and not turning inward in times of financial uncertainty. In this regard, within the next 12 months, we will refrain from raising new barriers to investment or to trade in goods and services, imposing new export restrictions, or implementing World Trade Organization (WTO) inconsistent measures to stimulate exports. Further, we shall strive to reach agreement this year on modalities that leads to a successful conclusion to the WTO's Doha Development Agenda with an ambitious and balanced outcome. We instruct our Trade Ministers to achieve this objective and stand ready to assist directly, as necessary. We also agree that our countries have the largest stake in the global trading system and therefore each must make the positive contributions necessary to achieve such an outcome.

14. We are mindful of the impact of the current crisis on developing countries, particularly the most vulnerable. We reaffirm the importance of the Millennium Development Goals, the development assistance commitments we have made, and urge both developed and emerging economies to undertake commitments consistent with their capacities and roles in the global economy. In this regard, we reaffirm the development principles agreed at the 2002 United Nations Conference on Financing for Development in Monterrey, Mexico, which emphasized country ownership and mobilizing all sources of financing for development.

15. We remain committed to addressing other critical challenges such as energy security and climate change, food security, the rule of law, and the fight against terrorism, poverty and disease.

16. As we move forward, we are confident that through continued partnership, cooperation, and multilateralism, we will overcome the challenges before us and restore stability and prosperity to the world economy.

Action Plan to Implement Principles for Reform

This Action Plan sets forth a comprehensive work plan to implement the five agreed principles for reform. Our finance ministers will work to ensure that the taskings set forth in this Action Plan are fully and vigorously implemented. They are responsible for the development and implementation of these recommendations drawing on the ongoing work of relevant bodies, including the International Monetary Fund (IMF), an expanded Financial Stability Forum (FSF), and standard setting bodies.

Strengthening Transparency and Accountability

Immediate Actions by March 31, 2009

The key global accounting standards bodies should work to enhance guidance for valuation of securities, also taking into account the valuation of complex, illiquid products, especially during times of stress.

Accounting standard setters should significantly advance their work to address weaknesses in accounting and disclosure standards for off-balance sheet vehicles.

Regulators and accounting standard setters should enhance the required disclosure of complex financial instruments by firms to market participants.

With a view toward promoting financial stability, the governance of the international accounting standard setting body should be further enhanced, including by undertaking a review of its membership, in particular in order to ensure transparency, accountability, and an appropriate relationship between this independent body and the relevant authorities.

Private sector bodies that have already developed best practices for private pools of capital and/or hedge funds should bring forward proposals for a set of unified best practices. Finance Ministers should assess the adequacy of these proposals, drawing upon the analysis of regulators, the expanded FSF, and other relevant bodies.

Medium-term actions

The key global accounting standards bodies should work intensively toward the objective of creating a single high-quality global standard.

Regulators, supervisors, and accounting standard setters, as appropriate, should work with each other and the private sector on an ongoing basis to ensure consistent application and enforcement of high-quality accounting standards.

Financial institutions should provide enhanced risk disclosures in their reporting and disclose all losses on an ongoing basis, consistent with international best practice, as appropriate. Regulators should work to ensure that a financial institution' financial statements include a complete, accurate, and timely picture of the firm's activities (including off-balance sheet activities) and are reported on a consistent and regular basis.

Enhancing Sound Regulation

Regulatory Regimes

Immediate Actions by March 31, 2009

The IMF, expanded FSF, and other regulators and bodies should develop recommendations to mitigate pro-cyclicality, including the review of how valuation and leverage, bank capital, executive compensation, and provisioning practices may exacerbate cyclical trends.

Medium-term actions

To the extent countries or regions have not already done so, each country or region pledges to review and report on the structure and principles of its regulatory system to ensure it is compatible with a modern and increasingly globalized financial system. To this end, all G-20 members commit to undertake a Financial Sector Assessment Program (FSAP) report and support the transparent assessments of countries' national regulatory systems.

The appropriate bodies should review the differentiated nature of regulation in the banking, securities, and insurance sectors and provide a report outlining the issue and making recommendations on needed improvements. A review of the scope of financial regulation, with a special emphasis on institutions, instruments, and markets that are currently unregulated, along with ensuring that all systemically-important institutions are appropriately regulated, should also be undertaken.

National and regional authorities should review resolution regimes and bankruptcy laws in light of recent experience to ensure that they permit an orderly wind-down of large complex cross-border financial institutions.

Definitions of capital should be harmonized in order to achieve consistent measures of capital and capital adequacy.

Prudential Oversight

Immediate Actions by March 31, 2009

Regulators should take steps to ensure that credit rating agencies meet the highest standards of the international organization of securities regulators and that they avoid conflicts of interest, provide greater disclosure to investors and to issuers, and differentiate ratings for complex products. This will help ensure that credit rating agencies have the right incentives and appropriate oversight to enable them to perform their important role in providing unbiased information and assessments to markets.

The international organization of securities regulators should review credit rating agencies' adoption of the standards and mechanisms for monitoring compliance.

Authorities should ensure that financial institutions maintain adequate capital in amounts necessary to sustain confidence. International standard setters should set out strengthened capital requirements for banks' structured credit and securitization activities.

Supervisors and regulators, building on the imminent launch of central counterparty services for credit default swaps (CDS) in some countries, should: speed efforts to reduce the systemic risks of CDS and over-the-counter (OTC) derivatives transactions; insist that market participants support exchange traded or electronic trading platforms for CDS contracts; expand OTC derivatives market transparency; and ensure that the infrastructure for OTC derivatives can support growing volumes.

Medium-term actions

Credit Ratings Agencies that provide public ratings should be registered.

Supervisors and central banks should develop robust and internationally consistent approaches for liquidity supervision of, and central bank liquidity operations for, cross-border banks.

Risk Management

Immediate Actions by March 31, 2009

Regulators should develop enhanced guidance to strengthen banks' risk management practices, in line with international best practices, and should encourage financial firms to reexamine their internal controls and implement strengthened policies for sound risk management.

Regulators should develop and implement procedures to ensure that financial firms implement policies to better manage liquidity risk, including by creating strong liquidity cushions.

Supervisors should ensure that financial firms develop processes that provide for timely and comprehensive measurement of risk concentrations and large counterparty risk positions across products and geographies.

Firms should reassess their risk management models to guard against stress and report to supervisors on their efforts.

The Basel Committee should study the need for and help develop firms' new stress testing models, as appropriate.

Financial institutions should have clear internal incentives to promote stability, and action needs to be taken, through voluntary effort or regulatory action, to avoid compensation schemes which reward excessive short-term returns or risk taking.

Banks should exercise effective risk management and due diligence over structured products and securitization.

Medium -term actions

International standard setting bodies, working with a broad range of economies and other appropriate bodies, should ensure that regulatory policy makers are aware and able to respond rapidly to evolution and innovation in financial markets and products.

Authorities should monitor substantial changes in asset prices and their implications for the macroeconomy and the financial system.

Promoting Integrity in Financial Markets

Immediate Actions by March 31, 2009

Our national and regional authorities should work together to enhance regulatory cooperation between jurisdictions on a regional and international level.

National and regional authorities should work to promote information sharing about domestic and cross-border threats to market stability and ensure that national (or regional, where applicable) legal provisions are adequate to address these threats.

National and regional authorities should also review business conduct rules to protect markets and investors, especially against market manipulation and fraud and strengthen their cross-border cooperation to protect the international financial system from illicit actors. In case of misconduct, there should be an appropriate sanctions regime.

Medium -term actions

National and regional authorities should implement national and international measures that protect the global financial system from uncooperative and non-transparent jurisdictions that pose risks of illicit financial activity.

The Financial Action Task Force should continue its important work against money laundering and terrorist financing, and we support the efforts of the World Bank - UN Stolen Asset Recovery (StAR) Initiative.

Tax authorities, drawing upon the work of relevant bodies such as the Organization for Economic Cooperation and Development (OECD), should continue efforts to promote tax information exchange. Lack of transparency and a failure to exchange tax information should be vigorously addressed.

Reinforcing International Cooperation

Immediate Actions by March 31, 2009

Supervisors should collaborate to establish supervisory colleges for all major cross-border financial institutions, as part of efforts to strengthen the surveillance of cross-border firms. Major global banks should meet regularly with their supervisory college for comprehensive discussions of the firm's activities and assessment of the risks it faces.

Regulators should take all steps necessary to strengthen cross-border crisis management arrangements, including on cooperation and communication with each other and with appropriate authorities, and develop comprehensive contact lists and conduct simulation exercises, as appropriate.

Medium -term actions

Authorities, drawing especially on the work of regulators, should collect information on areas where convergence in regulatory practices such as accounting standards, auditing, and deposit insurance is making progress, is in need of accelerated progress, or where there may be potential for progress.

Authorities should ensure that temporary measures to restore stability and confidence have minimal distortions and are unwound in a timely, well-sequenced and coordinated manner.

Reforming International Financial Institutions

Immediate Actions by March 31, 2009

The FSF should expand to a broader membership of emerging economies.

The IMF, with its focus on surveillance, and the expanded FSF, with its focus on standard setting, should strengthen their collaboration, enhancing efforts to better integrate regulatory and supervisory responses into the macro-prudential policy framework and conduct early warning exercises.

The IMF, given its universal membership and core macro-financial expertise, should, in close coordination with the FSF and others, take a leading role in drawing lessons from the current crisis, consistent with its mandate.

We should review the adequacy of the resources of the IMF, the World Bank Group and other multilateral development banks and stand ready to increase them where necessary. The IFIs should also continue to review and adapt their lending instruments to adequately meet their members' needs and revise their lending role in the light of the ongoing financial crisis.

We should explore ways to restore emerging and developing countries' access to credit and resume private capital flows which are critical for sustainable growth and development, including ongoing infrastructure investment.

In cases where severe market disruptions have limited access to the necessary financing for counter-cyclical fiscal policies, multilateral development banks must ensure arrangements are in place to support, as needed, those countries with a good track record and sound policies.

Medium -term actions

We underscored that the Bretton Woods Institutions must be comprehensively reformed so that they can more adequately reflect changing economic weights in the world economy and be more responsive to future challenges. Emerging and developing economies should have greater voice and representation in these institutions.

The IMF should conduct vigorous and even-handed surveillance reviews of all countries, as well as giving greater attention to their financial sectors and better integrating the reviews with the joint IMF/World Bank financial sector assessment programs. On this basis, the role of the IMF in providing macro-financial policy advice would be strengthened.

Advanced economies, the IMF, and other international organizations should provide capacity-building programs for emerging market economies and developing countries on the formulation and the implementation of new major regulations, consistent with international standards.

Differing agendas of G20 - Nov, 15th 2008

United States The US is scared of new, onerous regulation and is urging European countries to respect free-market principles on the basis that long-term state intervention will damage economic growth. But US policy on bailing out troubled industries is split: Barack Obama, the President-elect, wants to use federal funds to rescue American car companies; many Republicans do not.

Britain Gordon Brown has a long list. To start with, he wants “co-ordinated fiscal stimulus packages” — which means getting countries to increase public spending to create new jobs and offer tax rebates to families. He wants the IMF to create a council of experts to monitor the markets for danger signs — his much-vaunted early-warning system — and the IMF’s coffers to be boosted by cash-rich states such as Saudi Arabia and China. He is also calling for a clean-up of the banking system, including a network of regulators to scrutinise (kiểm tra, thanh tra) the world’s biggest banks.

France President Sarkozy is also pushing for cross-border regulation, meaning he wants to control French banks even when they are operating outside French borders. He sees the crisis as an opportunity to depose (hạ bệ) the US dollar as the king of currencies, and replace it with the euro. Mr Sarkozy would also like an overhaul (đại tu, kiểm tra sửa lỗi) of the world financial architecture, including making rating agencies more regulated and forcing accounting standards to be the same worldwide.

Germany The Germans are deeply suspicious of secretive hedge funds, which control about $2.5 trillion worth of assets and whose activities are not regulated. They blame the hedge funds for market volatility and driving down shares by short-selling. Angela Merkel, the Chancellor, also backs greater powers for the IMF to oversee international companies, revised rules for rating agencies and making it harder to hide risks off company balance sheets.

Russia President Medvedev wants more say in the IMF, so he is teaming up with Mr Sarkozy to back President Bush into a corner. He wants alternatives to the IMF as lenders of last resort and is willing to contribute to the cost of the new agencies. Russia has also pressed for international budgetary and economic rules to prevent any further crises

China China wants to press the West for a bigger role in global financial bodies such as the IMF but at the same time it has been trying to lower Western expectations that it will join in global actions. It cites as reasons its own economic problems and limited resources as a developing country.

Brazil and other developing nations These want changes to the voting structure at the IMF and the World Bank’s to give them more of a voice.

Onerous: needing great effort; causing trouble or worry

split: chia rẽ

vaunted: proudly talked about or praised as being very good, especially when this is not deserved

coffer: ngân quỹ (túi tiền của IMF)



Dồn dập giảm lãi suất

Thị trường lại vừa đón nhận thông tin về “đáy” lãi suất cho vay mới, trong một tuần dồn dập những thông tin điều chỉnh.

Ngày 13/11, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thông báo điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay. Trong đó, lãi suất cho vay VND đối với khách hàng thông thường được ấn định ở mốc 16%/năm, áp dụng cùng ngày, thấp hơn mức tối đa theo lãi suất cơ bản hiện hành 2%/năm.

Cuối chiều ngày 14/11, Tổng giám đốc Vietcombank tiếp tục có hai quyết định điều chỉnh mạnh lãi suất cho vay VND, bắt đầu áp dụng từ đầu tuần tới, ngày 17/11.

Cụ thể, Vietcombank sẽ giảm mạnh lãi suất cho vay ưu đãi bằng VND từ 15,2%/năm xuống mức 13,5%/năm. Đây cũng là mức lãi suất cho vay được xác định thấp nhất trên thị trường hiện nay. Mức lãi suất mới này áp dụng với các khách hàng truyền thống, đang sử dụng dịch vụ và các giải pháp tổng thể của Vietcombank, kinh doanh trong lĩnh vực trọng yếu, có tác động tích cực đến việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Điểm đáng chú ý là trong 8 lần điều chỉnh lãi suất liên tiếp thời gian qua, nhóm “ảnh cả” là những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn luôn đi đầu và giảm mạnh, riêng lần này Vietcombank là ngân hàng đầu tiên ấn định mốc lãi suất cho vay thấp nhất là 13,55/năm.

Trước đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng đã giảm mạnh lãi suất cho vay VND đối với đối tượng khách hàng là các hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ xuống còn tương ứng là 14,4%/năm và 15%/năm.

Sau Agribank, ngày 13/11, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng công bố giảm lãi suất cho vay VND thêm 1%/năm và USD giảm 0,5%/năm, áp dụng từ 17/11. Theo đó, lãi suất cho vay VND ngắn hạn tối đa chỉ còn 15%/năm. Riêng doanh nghiệp vừa và nhỏ có thị trường tiêu thụ ổn định, hoặc doanh nghiệp thuộc các ngành năng lượng, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, thuốc chữa bệnh, thu mua lúa gạo, xuất khẩu chỉ còn tối đa 14%/năm.

Với riêng BIDV, mức tối đa nói trên xác định là 14%/năm đi cùng với khả năng khách hàng còn có thể vay được với mức thấp hơn nữa.

Như vậy, sau mười ngày lãi suất cơ bản được giảm xuống còn 12%/năm, thị trường đã chứng kiến 2 đợt điều chỉnh khá mạnh của các ngân hàng thương mại, và tiên phong vẫn là những “anh cả” trong hệ thống.

Với những điều chỉnh mới, các mức lãi suất cho vay thấp nhất của những ngân hàng nói trên còn thấp hơn cả mức tối đa theo lãi suất cơ bản 10%/năm. Theo đó, những dự báo gần đây về khả năng lãi suất cơ bản sẽ tiếp tục giảm từ 12% xuống 10% thời gian tới càng có thêm cơ sở.

Ngoài những thành viên lớn trên, một số ngân hàng cổ phần như Sài Gòn Thương Tín, Liên Việt, An Bình… cũng đã có điều chỉnh đáng chú ý. Tuy nhiên, với mức dưới 14% hay 13,5%/năm, có thể các ngân hàng cổ phần sẽ khó theo kịp.

Trao đổi với VnEconomy tối 14/11, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần cho rằng ông khá sốt ruột trước diễn biến lãi suất trên thị trường hiện nay. “Đó là một diễn biến tốt cho nền kinh tế, cụ thể là đối với các doanh nghiệp vay vốn. Nhưng với chúng tôi, phải nói thật là có những khó khăn”, ông nói.

Một trong những khó khăn theo lãnh đạo ngân hàng này đề cập đến là lãi suất cho vay liên tục giảm sẽ kích thích nhiều doanh nghiệp vay vốn trước đó với lãi suất cao tìm cách trả nợ trước hạn, “đảo” hợp đồng vay lại vốn mới với lãi suất thấp hơn, trong khi khoản vốn cho vay trước đó ngân hàng phải chịu chi phí huy động cao, bên cạnh đó là sự xáo trộn nhất định đối với sự cân đối nguồn vốn của ngân hàng.

“Đến thời điểm này, những đồng vốn huy động từ 17% - 18%/năm vừa qua là một bài toán cân đối khó, đáng chú ý là các kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng chiếm một tỷ trọng lớn”, ông cho biết thêm.

Liên quan đến lãi suất huy động, chỉ mới trong hai ngày 10 và 11/11, thị trường đã chứng kiến sự điều chỉnh đồng loạt của các ngân hàng thương mại, phổ biến xuống dưới mốc 15%/năm, nhiều thành viên chỉ áp mức tối đa 14,5%/năm, tại khối quốc doanh phần lớn cao nhất chỉ là 13,5%/năm.

Và cuối tuần này lại là một tín hiệu của đợt điều chỉnh mới. Như tại Vietcombank, cùng với quyết định giảm lãi suất cho vay, lãi suất huy động VND từ ngày 13/11 được áp trần thấp cho các kỳ hạn; dưới 3 tháng tối đa là 11%/năm, 3 tháng và 12 tháng là 13,5%/năm, đáng chú ý là các kỳ hạn trên 3 tháng đến dưới 12 tháng chỉ còn 12,5%/năm, trên 12 tháng tối đa là 11%/năm. Tại Agribank và BIDV, lãi suất huy động cao nhất cũng chỉ áp mức 13,5%/năm.

Khi ngành than nhập cuộc đua tăng giá


Theo kế hoạch mới của TKV, kể từ 1/7/2008, giá bán than cho tổng công ty xi măng và tổng công ty giấy sẽ tăng lên cho sát giá thị trường.

Bốn “ông lớn” gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Hoá chất (Vinachem), Tổng công ty Giấy đang lo sốt vó trước việc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ tăng giá từ 1/7/2008.

Hiện giá bán than cho bốn "ông lớn" nói trên đã được điều chỉnh tăng 20 – 70% so với giá áp dụng trước đó. Nhưng mức giá này vẫn còn bao cấp, thấp hơn mức giá mà TKV bán ra cho các khách hàng khác trong thị trường nội địa 20 – 30%, và chỉ bằng 50% giá than xuất khẩu.

Đẩy chi phí

Theo kế hoạch mới của TKV, kể từ 1/7/2008, giá bán than cho tổng công ty xi măng và tổng công ty giấy sẽ tăng lên cho sát giá thị trường. Giá bán than cho EVN cũng tăng theo lộ trình tăng giá điện.

Tức là từ 1/7 tới, nếu giá bán điện tăng theo lộ trình đã được thủ tướng duyệt thì TKV cũng tự động điều chỉnh giá than lên cho bằng mức giá thị trường. Tổng công ty Phân bón phải chịu tăng giá, và sẽ tăng dần lên, tiệm cận giá thị trường.

Theo ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của TKV thì việc tăng giá than là điều tất yếu và cũng nhằm thực hiện chỉ đạo của chính phủ là đưa giá bán than lên đến mức hợp lý, phản ánh được đúng chi phí sản xuất.

Trong các buổi họp với TKV gần đây, đại diện của các doanh nghiệp trong ngành hoá chất, giấy, xi măng, điện đều bày tỏ sự lo ngại về mức giá than tăng sẽ làm tăng chi phí của các doanh nghiệp này lên rất cao.

Ví dụ, Công ty TNHH Một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc lên kế hoạch sản xuất năm 2008 là 173.500 tấn urê. Nhưng giá than tăng lên như than cục xô tăng tới 46%, than cám 4b tăng 21%... thì giá thành sản xuất urê của công ty này tăng 444.000 đồng/tấn sản phẩm, ước tính chi phí tăng 77 tỉ đồng/năm.

Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển cũng cho biết, giá thành sản xuất phân lân nung chảy sẽ tăng thêm 153.860 đồng/tấn và tổng chi phí cả năm tăng thêm do giá than sẽ lên tới gần 42 tỉ đồng.

Tác động dây chuyền

Ông Hoàng Mạnh Tiến, Trưởng ban Kế hoạch kinh doanh Vinachem nói: “Các doanh nghiệp sản xuất phân bón khó lòng cầm cự được khi giá bán than tăng nhanh như vậy và chúng tôi cũng buộc phải nâng giá phân bón lên. Giá phân bón tăng thì chắc chắn sản phẩm nông nghiệp cũng sẽ tăng theo”.

Trong tờ trình mới đây về đề nghị tăng giá bán điện, ngoài nguyên nhân giá dầu tăng, EVN cũng đưa ra một nguyên nhân lớn khác là do giá than tăng từ 1/7/2008. Các tổng công ty còn lại cũng nhanh chóng xác nhận việc tăng giá bán mỗi khi TKV áp dụng mức giá bán mới.

Ví dụ, do giá bán than cho xi măng tăng từ 1/1/2008, các doanh nghiệp thuộc tổng công ty xi măng cũng đã tăng giá mỗi tấn xi măng lên 30.000 đồng và thông báo sẽ tăng tiếp khi than lên giá. “Theo tôi, không chỉ xi măng, phân bón hay giấy, cùng với việc giá điện, than tăng vào 1/7 tới, giá vật liệu xây dựng và nhiều mặt hàng công nghiệp lại đồng loạt tăng”, một quan chức của Tổng công ty Xi măng nói.

Ông Phạm Chí Cường, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, mặc dù ngành thép chỉ sử dụng than cốc trong một số công đoạn luyện thép nhưng các doanh nghiệp trong ngành này cũng rất lo ngại vì phản ứng tăng giá dây chuyền một khi TKV tăng giá.

Trao đổi với Sài Gòn Tiếp thị ngày 10/3, ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng nói rằng: “Thêm giá than tăng nữa thì chắc chắn tác động đến giá cả thị trường rất lớn. Tôi đồng ý là nhiều loại mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế cũng phải điều chỉnh, nhưng cần có cách nào để giãn các đợt điều chỉnh giá ra chứ dồn dập cùng tăng thế này, sẽ rất khó cho việc kiềm chế mức tăng giá cả”.

(Theo Sài Gòn tiếp thị)

5.11.08

Chiến thắng của ông Barack Obama – sức bật cho USD

- USD tăng giá so với Euro trước dự đoán chiến thắng của ông Barack Obama và sự đi lên về vị thế của Đảng Dân Chủ trong Quốc Hội sẽ giúp nền kinh tế Mỹ biến chuyển tốt.

USD đồng thời tăng giá so với đồng Bảng Anh và đồng đô la Australia. Đồng Euro mất giá so với USD sau khi một thành viên của Ngân hàng Trung ương châu Âu phát đi dấu hiệu cho thấy họ chuẩn bị cắt giảm lãi suất để giúp kinh tế tăng trưởng.

Theo một chuyên gia tài chính Nhật Bản: Đây là một chiến thắng áp đảo và sẽ tạo đà tăng cho đồng USD.

Tỷ giá USD/Euro tại Tokyo hiện nay là 1,2842USD/Euro so với mức 1,2981USD/Euro vào cuối ngày hôm qua tại New York. Tỷ giá Yên/USD là 99,50 Yên/USD. Theo dự đoán của chuyên gia trên, tỷ giá USD/Euro có thể lên đến mức 1,25USD/Euro trong tuần này.

Theo dự đoán của các chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg, nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối tuần này.

Theo ông Osamu Takashima, chuyên gia phân tích tại tập đoàn tài chính lớn hàng đầu Nhật Bản Mitsubishi UFJ Ltd., Euro sẽ liên tục sụt giá. Tình hình kinh tế tại châu Âu đã xấu đi rất nhiều. Châu Âu sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ vào năm sau.


Theo ông, tỷ giá USD/Euro vào quý 3/2009 sẽ là 1,18USD/Euro.


Trên thị trường tự do, Tỷ giá VND/USD lên 17.150 VND/USD


Bản lĩnh và trí tuệ Obama - Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ


Obama- nghị lực vì tuổi thơ mồ côi

Barack Hussein Obama sinh ngày 4/8/1961. Mẹ của Obama mất vì căn bệnh ung thư vào năm 1995. Cha ông, một sinh viên Kenya, có tên là Barack Obama, đã mất vì tai nạn từ trước đó, năm 1982. Năm 10 tuổi, Obama trở lại Hawaii sinh sống cùng ông bà ngoại và học tập tại một trường tư thục có tiếng.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Columbia và Trường Luật Đại học Harvad, nơi ông từng là tổng biên tập tờ tạp chí Harvard Law Review, Obama nhận công việc của một chuyên viên tổ chức cộng đồng và luật sư tập sự chuyên ngành luật nhân quyền, trước khi đắc cử vào Thượng viện Tiểu bang Ilinois và phục vụ tại đây từ năm 1997 đến 2004.

Sau chiến thắng vang dội trong kỳ bầu cử sơ bộ trong tháng 3/2004, Obama đắc cử vào Thượng viện Mỹ với 70% phiếu bầu. Ông là thượng nghị sĩ người Mỹ gốc Phi thứ năm trong lịch sử Mỹ và là người Mỹ gốc Phi duy nhất đang phục vụ trong Thượng viện.

Dựa trên những phân tích bỏ phiếu ở Thượng viện từ năm 2005-2007, CQ Weekly, một tập san không đảng phái, xếp loại Obama là “Đảng viên Dân chủ trung kiên”, còn tờ National Journal gọi ông là thượng nghị sĩ có khuynh hướng cấp tiến nhất.

Obama- khôn khéo để vận động tranh cử xuất sắc

Khi bắt đầu tuyên bố ra tranh cử tổng thống tại thủ phủ bang Illinois tháng 2/2007, là lúc Obama mở màn cuộc chạy đua đầy gian khổ vào chiếc ghế danh giá nhất nước Mỹ.

Tuy nhiên, chiến dịch vận động tranh cử ngoạn mục, nỗ lực gây quĩ tranh cử thành công mỹ mãn, tài năng bẩm sinh và may mắn đã giúp Thượng nghị sĩ Obama liên tục dẫn điểm trong cuộc chạy đua quyết liệt với ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa John McCain. Với việc quyên góp được 600 triệu USD (phá vỡ mọi kỷ lục gây quỹ tranh cử trước đây) và thiết lập được mạng lưới tình nguyện viên rộng khắp, Obama đã xây dựng được một ban vận động tranh cử vừa khôn khéo, vừa kín kẽ.

Chiến lược gia David Axelrod của ông Obama cho rằng 21 tháng vận động tranh cử đã chứng tỏ bản lĩnh của ông Obama. Trong khi đó, các nhà phân tích đã so sánh cuộc vận động tranh cử của ông Obama với cuộc vận động tranh cử của Tổng thống Bush năm 2000 và 2004 về tính hiệu quả, thông điệp tập trung và nghệ thuật dàn dựng các sự kiện và quảng cáo.

Trên chặng đường tranh cử, Obama phải chật vật đối phó với cáo buộc ông từng có quan hệ thân thiết với mục sư Jeremiah Wright, người vốn bị cáo buộc về tội phân biệt chủng tộc và những tuyên bố đầy kích động.

Vào giữa tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát và Obama đã nhận được sự ủng hộ của cử tri, thông qua việc bình tĩnh, xử lý khéo léo hơn. Qua đó, ông Obama đã duy trì được lợi thế dẫn điểm.

Nhà khoa học chính trị Larry Sabato của Đại học Virginia cho rằng ông Obama với đã tiến hành những chiến dịch vận động tranh cử "xuất sắc".

Obama - bản lĩnh để đối phó với di sản tồi tệ cuả ông Bush

Nhật báo New York Times đánh giá 8 năm Tổng thống Mỹ Georrge W. Bush nắm quyền là nhiệm kì tệ hại nhất cuả lịch sử nước Mỹ về mặt kinh tế, an ninh quốc phòng và các quyền tự do dân sự.

Với điểm tín nhiệm đã tụt giảm xuống còn 25%, ông Bush đã tạo cơ hội cho ông Obama dương cao chủ trương thay đổi nước Mỹ.

Công bằng mà nói, thì ngay cả ông John McCain, người thuộc đảng Cộng Hoà, cũng muốn đoạn tuyệt với di sản của ông Bush.

Tuy nhiên, rõ ràng là giữa hai ứng cử viên, bản lĩnh cuả Obama đã cho phép ông đứng ngang tầm với thách thức của thời thế.

Sau một cuộc vận động gần như hoàn hảo, không bị vẩn đục bởi một sự cố nào, ngày hôm nay, ông Obama đã chiến thắng với số phiếu cử tri đoàn cao hơn hẳn số 270 cần thiết để đắc cử và bỏ xa đối thủ Cộng hoà McCain.

Obama - ôn hoà vì mong muốn hoà giải nước Mỹ với thế giới

Điều quan trọng hơn cả là hôm nay, hơn lúc nào hết, Tổng thống đắc cử Obama xuất hiện như người cộng hưởng giấc mơ một nước Mỹ mới, mà hầu như cả thế giới mong chờ.

Màu da cuả ông, tiểu sử một người mang hai dòng máu, sinh trưởng trong một gia đình nghèo, tay trắng làm nên sự nghiệp, lập trường ôn hoà muốn đối thoại ngay cả với Iran, những lời kêu gọi nước Mỹ vượt lên trên mọi chia rẽ, cuộc đời của ông với những chặng đường từ Hawai đến Indonesia, hay châu Phi xa xôi và đặc biệt cam kết cuả ông thay đổi nước Mỹ. Tất cả các yếu tố này đã dấy lên trên thế giới một niềm hy vọng lớn, như chưa bao giờ đối với một ứng viên tổng thống.

Nhiều ý kiến cho rằng bất kể kết quả thùng phiếu ở Mỹ nghiêng về ai, ngay từ trước khi có kết quả bầu cử tổng thống chính thức, người ta có thể khẳng định ông Barack Obama đã được thế giới nhận là đứa con cưng cuả mình, từ Âu sang Á, từ Phi Châu đến Châu Mỹ.

Đó là công trạng của ông Obama, điều gây bất ngờ từ một chính trị gia vô danh, mới được mọi người biết đến gần hai năm qua.

Obama- cần sức khoẻ vì sẽ là tổng thống vất vả nhất thế giới

Nhưng Tom Whalen, một giáo sư về chính trị tại đại học Boston, cho rằng không một vị Tổng thống nào trong lịch sử hiện đại phải đối đầu với nhiều khó khăn như vị Tổng thống kế tiếp của Mỹ - Tân tổng thống của Mỹ sẽ phải cầm quyền trong một giai đoạn, mà sự bất ổn ngày càng tăng trên trường quốc tế.

Việc đầu tiên mà vị tân Tổng thống phải làm là chú ý đến tình trạng cứu nguy kinh tế, và sau đó là thị trường tài chính, mà ông cho rằng sẽ vẫn chưa phục hồi lại khi lễ nhậm chức của tân Tổng thống diễn ra.

Sau đó nữa, là đối phó với sự bất ổn bao gồm nhiều nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công khủng bố trong tương lai gần hơn; các cuộc tranh chấp khu vực nhiều khả năng sẽ kéo dài; sự cai trị của Mỹ đối với thế giới giảm đi; cuộc canh tranh để có được năng lượng, nước và thực phẩm sẽ đẩy tranh chấp giữa các dân tộc lên một mức độ chưa từng có trong những thập kỷ qua; biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ làm tăng các hội chứng này.

Ngoài các cuộc tranh chấp và mối đe dọa lường trước được còn có những bất ngờ, và những tháng đầu tiên trên cương vị tổng thống là "thời kỳ nguy hiểm nhất", bởi vì các cuộc tấn công khủng bố đã xảy ra trong năm đầu tiên của chính quyền của Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Bill Clinton.

Đó là chưa kể tới những chuyện nội bộ, từ chuyện xăng dầu, việc bảo hiểm y tế, việc đối phó với nạn di dân bất hợp pháp, chuyện bảo vệ môi trường và hàng ngàn việc khác. Tất cả những lời hứa hẹn trong cuộc tranh cử sẽ qua đi, nhưng vị tân Tổng thống sẽ phải cố gắng để vượt qua tất cả những khó khăn này sau khi đắc cử.

Các sử gia, những chuyên viên về tâm lý, chính trị cũng như một số những người đã từng làm việc trong Tòa Bạch Ốc, đã gợi nhớ lại thời hai vị Tổng thống lừng lẫy là Abraham Lincoln hoặc Franklin Roosevelt phải gồng mình lãnh đạo nước Mỹ trong những giai đoạn khủng hoảng hơn thời đại hiện nay.

Nguyễn Viết

Tổng hợp

4.11.08

Nga: Con đường truợt giá của đồng rúp và quyết sách của chính phủ

(CafeF) - Đồng rúp mạnh từng là niềm tự hào của cả nước Nga. Giá dầu hạ, cuộc chiến tại Georgia và TTCK đi xuống đã khiến tình thế đảo ngược.


Triển vọng đồng tiền chung - con đường có lẽ còn xa

Chỉ vài tháng trước đây, chính phủ Nga đã bàn đến việc sẽ định giá dầu bằng đồng rúp và đưa đồng rúp thành một đồng tiền chung của khu vực với vị trí tương đương như đồng Euro hay USD.

Thế nhưng đó là trước khi Nga bước vào cuộc chiến tại Georgia, TTCK Nga đi xuống và giá dầu giảm một nửa.

Con đường trượt dài của đồng rúp

Cho đến mùa hè này, đồng rúp đã tăng giá trong vài năm do giá hàng hóa tăng cao, đặc biệt là xăng và dầu. Vào tháng 7, đồng rúp lên mức cao nhất trong 9 năm so với USD.

Tuy nhiên sự trượt giá của rồng rúp bắt đầu trong 3 tháng qua. Đồng rúp rơi xuống mức thấp nhất trong 20 tháng so với USD trong tháng 10.

Ngân hàng Trung ương trấn an thị trường rằng họ sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng nội tệ của Nga và đưa ra một số biện pháp ngăn việc một số người sử dụng hình thức hoán đổi tiền tệ để thu lời từ việc đồng rúp mất giá.

Đồng rúp đã mất giá nhanh chóng từ ngày 07/08 khi Nga bắt đầu cuộc chiến với Georgia. Đồng rúp mất từ 10 đến 12% giá trị so với USD. Nếu không có sự can thiệp từ ngân hàng trung ương, đồng rúp có thể tiếp tục rớt giá nhanh hơn.

Ông Anton Struchenevsky, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng đầu tư Troika Dialog, cho biết Ngân hàng Trung ương đang giành khoảng 600 triệu USD/ngày để mua đồng rúp và hỗ trợ cho đồng tiền này. Như vậy tổng số tiền hỗ trợ đồng rúp 1 tháng lên tới 20 tỷ USD. Một số chuyên gia khác cho rằng con số còn cao hơn, lên tới 50 tỷ USD.

Một số chuyên gia khác thì cho rằng Ngân hàng Trung ương đang cố gắng giúp đồng rúp hạ cánh an toàn nhằm hỗ trợ cho một số ngành tại Nga thông qua việc tăng chi phí đối với hàng nhập khẩu của một số nước đối tác. Mục đích của việc này là để đồng rúp trượt giá từ từ và ngăn hoảng sợ trên thị trường.

Một cựu chuyên gia tư vấn của chính phủ nhận xét Ngân hàng Trung ương có thể đã bắt đầu chính sách để đồng rúp trượt giá từ từ.

Để đồng rúp trượt giá quá nhanh có thể ảnh hưởng tới hình ảnh nền kinh tế Nga phát triển vũng mạnh. Sức mạnh và sự ổn định của đồng rúp cho đến gần đây là biểu tượng đầy tự hào của nước này.

Ông Yegor Gaidar, một chuyên gia kinh tế học tuần trước đánh giá cao nỗ lực của chính phủ trong việc hỗ trợ cho đồng nội tệ. Theo ông, đây là quyết định sáng suốt bởi không nên gây ra hoảng loạn trên thị trường tiền tệ.

Chính phủ làm gì cho đồng nội tệ?

Ngân hàng Trung ương Nga cho biết họ dự định sẽ thả nổi đồng rúp trên thị trường tiền tệ trong một vài năm tới.

Nga neo đồng rúp vào đồng USD và đồng Euro, cho phép dao động trong biên độ 4% và sẽ tiến hành can thiệp nếu cần thiết. Mục đích của việc này là ngăn kinh tế bị chấn động mạnh do sự thay đổi bất thường trong giá trị của đồng nội tệ.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Sergei Ignatyev cho biết trong năm tới họ vẫn quản lý tỷ giá và mức độ dao động của đồng rúp, song 4 năm nữa, họ sẽ theo xu hướng thực hiện chế độ đồng tiền thả nổi tự do trên thị trường.

Theo đó, Ngân hàng Trung ương sẽ có thêm vai trò trong việc điều chỉnh lãi suất trong chính sách tiền tệ. Tỷ lệ lãi suất giúp kiểm soát tăng trưởng kinh tế cũng như giá trị tương đối của đồng tiền.

Nga đã giành nhiều tỷ USD từ dự trữ tiền tệ của mình để nâng giá đồng rúp, đồng rúp gần đây đã rớt giá thảm hại vì giá dầu hạ và nhu cầu USD, Euro tăng cao khi nhà đầu tư và ngân hàng chịu tác động bởi khủng hoảng tài chính.

Dự trữ ngoại tệ của Nga giảm kỷ lục 31 tỷ USD trong tuần từ ngày 19 đến 25/10.

Quan chức kinh tế của Nga đã cố gắng hết sức để ngăn đồng rúp sụt giá mạnh, họ cam kết chính phủ sẽ không để đồng nội tệ rớt giá thảm hại.

Nga sẽ thắt chặt việc quản lý các ngân hàng đối với hành vi sử dụng khoản vay khẩn cấp từ chính phủ để bán đồng rúp.

Chính phủ đã cam kết dùng khoảng 200 tỷ USD để ngăn khủng hoảng tài chính tệ hại nhất từ năm 1998 tại nước này. Ngoài ra chính phủ còn hỗ trợ 50 tỷ USD giúp các ngân hàng và công ty trả nợ nước ngoài.

Tháng 10, đồng rúp mất giá chưa từng có trong một thập kỷ so với USD, điều này khiến người ta lo ngại về khả năng trượt giá liên tục của đồng rúp.

Nga cũng sẽ nâng mức cho vay dành cho doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa lên mức 1,1 tỷ USD. Ngân hàng nhà nước VTB của Nga, ngân hàng lớn thứ 2 nước này, đã cung cấp khoản vay hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại ở 60 khu vực của Nga.

Một chuyên gia tư vấn kinh tế của chính phủ Nga phát biểu cho biết:”Chúng tôi không lo ngại về việc giá dầu hạ, chúng tôi hoàn toàn có khả năng ứng phó với tất cả vấn đề hiện nay trên thị trường.”

Ngọc Diệp

Theo MoscowTimes, AP, Reuters