26.12.06

Phân tích tâm lý học viên MBA



Nhiều học viên MBA tại Việt Nam muốn được tham gia các chương trình đạo tạo theo tiêu chuẩn quốc tế và không muốn rời khỏi Việt Nam để có thể duy trì được vị trí của mình trong cộng đồng và công việc hiện tại. Các chương trình đào tạo nội địa hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu này.Học viên muốn được các giáo sư cao cấp truyền đạt các bài học thực hành quản lý tốt nhất với kinh nghiệm học thuật và công tác chuyên môn tại các tổ chức tư nhân và công cộng. Phương pháp học tập trực tiếp vẫn là cách tốt nhất để thu nhận kinh nghiệm của các chuyên gia, những người có khả năng linh hoạt rất cao để đáp ứng kỳ vọng cao từ các học viên.Chúng ta không còn tin tưởng tuyệt đối vào phương pháp giảng dạy một chiều, trong đó các giáo sư truyền thụ toàn bộ kiến thức của mình cho học viên. Lớp học cần phải xem như một môi trường trao đổi, tại đó, mỗi học viên có cơ hội đóng góp hiểu biết của mình cho những người còn lại. Các bài học và nghiên cứu tình huống, dựa trên thực tế đời sống kinh doanh, được thực hiện cùng với các bài tập theo nhóm giúp triển khai phương pháp giảng dạy này để phát triển các kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định cho tất cả học viên.Học viên Việt Nam thực sự thiếu mục tiêu trong học tập, họ mong muốn được thực hành càng sớm càng tốt các trách nhiệm quản lý. Đáng ra, các học viên cần biết rằng chương trình MBA chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải là điểm kết thúc sự nghiệp của họ: Đó duy nhất chỉ là sự bắt đầu các kinh nghiệm kinh doanh.Ngoài nội dung của bài giảng, học viên cần học cách ứng xử với thế giới luôn đổi thay: các khái niệm phải được xem như để nắm bắt thách thức của kinh doanh. Ưu tiên hàng đầu là hiểu rõ các khái niệm, cách học thuộc lòng các định nghĩa cần tiếp tục loại bỏ. Phân tích phản biện, một cách ngắn gọn, cũng là một trong các điểm mấu chốt của một chương trình MBA. Thị trường vận động dựa trên trách nhiệm và lựa chọn của mỗi cá nhân. Điểm khởi đầu của một thành công kinh doanh là nắm bắt được ai là chủ của cái gì và ai chịu trách nhiệm về cái gì.Tại bậc đại học, bạn hiểu khái niệm và sử dụng lại. Với bậc học thạc sỹ, bạn phải có khả năng áp dụng các khái niệm vào tình huống mới.Trong nền kinh tế, chúng ta có người chiến thắng và người thua cuộc. Đánh giá tình thế hiện tại trong mối quan tâm tới thách thức và cơ hội của toàn cầu hoá là rất quan trọng. Học viên MBA cần nhận thức cả trách nhiệm xã hội với cộng đồng. Học viên MBA tại Việt Nam thường muốn tìm hiểu cả kinh nghiệm thành công và thất bại của các hệ thống phương Tây với mong muốn tìm ra giải pháp thích hợp trong môi trường kinh doanh Việt Nam với các điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị riêng có. Đôi khi, các học viên quên mất rằng Việt Nam hoà nhập và chính là một phần của nền kinh tế thế giới. Sẽ không có bất kỳ ngoại lệ nào, các chuẩn mực quốc tế sẽ được áp dụng đầy đủ với Việt Nam. Các chương trình MBA cần hướng tới việc nâng cao nhận thức của học viên về thách thức Việt Nam sẽ đương đầu trong quá trình hội nhập và giới thiệu các thực tiễn kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế.Trong thế giới đang toàn cầu hoá nhanh chóng, người chiến thắng có khả năng chia sẻ thông tin và đạt tới lợi nhuận từ các cơ hội khác nhau với tầm nhìn dài hạn trong quan hệ đối tác. Trên thị trường quốc tế, tính minh bạch là chìa khoá để phát triển kinh doanh.Chia sẻ thông tin là khả năng trình bày dễ hiểu theo các chuẩn mực quốc tế. Kỹ năng thuyết trình trở thành bắt buộc để truyền đạt trực tiếp và chính xác từng thông điệp quan trọng tới khách hàng và cổ đông. Sau khi tốt nghiệp, phần đông các học viên MBA được thăng tiến hoặc chuyển qua công việc khác hấp dẫn hơn. Do vậy, tấm bằng MBA dường như rất quan trọng. Chứng chỉ MBA thực sự có giá trị khi việc học tập được tiến hành liên tục và kiến thức không ngừng được bổ sung, cập nhật: các chuẩn mực kinh doanh và quản trị đang thay đổi với tốc độ chóng mặt. Những ai không có khả năng bắt kịp các đổi thay trong lĩnh vực kinh doanh của mình sẽ nhanh chóng đánh mất các kiến thức đã học. Duy trì đẳng cấp MBA thực sự đồng nghĩa với việc thách thức hàng ngày kiến thức của bạn về thế giới biến động. Về khía cạnh này, nhận thức đầy đủ về thông tin và tin tức kinh doanh trên thị trường thế giới có vai trò quan trọng. Nói cách khác, nếu không có một cam kết duy trì tinh thần cập nhật và bổ sung kiến thức, theo kịp các chuẩn mực quốc tế, chứng chỉ MBA sẽ trở nên lỗi thời và vô ích. Chương trình MBA có định hướng công việc chuyên môn và chuyên nghiệp xây dựng trên chương trình đào tạo có nền tảng học thuật vững vàng, nhưng không được thiết kế để chuẩn bị và phát triển sự nghiệp học thuật cho học viên.Cuối cùng chương trình đào tạo MBA có thể mang lại các chuẩn mực quốc tế về quản lý và kinh doanh nếu học viên thực sự quan tâm tới điều này ngay khi bắt đầu khoá học và không xem đây như bước cuối cùng trong sự nghiệp chuyên môn của mình. Một môi trường cởi mở và cạnh tranh sẽ giúp học viên áp dụng kiến thức đã học và công việc hiện tại và tương lai. Chứng chỉ MBA mang lại chìa khóa thành công nhưng nếu không có các hành động cụ thể và phù hợp, kết quả kinh doanh có thể sẽ tiếp tục duy trì ở mức bình thường và thậm chí một chứng chỉ MBA đắt giá cũng trở nên vô nghĩa trong thế giới đang toàn cầu hoá. Giáo sư và chuyên gia nước ngoài giúp học viên bước vào thế giới kiến thức nhưng chỉ có làm việc chăm chỉ và sáng tạo mới thực sự mang lại khả năng áp dụng các kiến thức đó vào công việc kinh doanh của các học viên. Khi không làm được điều này, thành công của các học viên qua chương trình đào tạo là tấm bằng MBA và chỉ nhằm mục đích trang trí trong phòng khách, không hề có đóng góp gì cho thành công của công việc kinh doanh.
Daniel Van HoutteSolvay Business SchoolUniversité Libre de Bruxelles
Daniel Van Houtte, saga.vn và ĐHTH Bruxelles

Writing Guidelines

Writing Guidelines
  • Stay focused. Remember the take-away points you want the reader to remember. If some material is irrelevant to these points, it should probably be cut.
  • Keep sentences short. Short words are better than long words. Monosyllabic words are best.
  • The passive voice is avoided by good writers.
  • Positive statements are more persuasive than normative statements.
  • Use adverbs sparingly (don gian, khong cau ky, thanh dam )
  • Avoid jargon. Any word you don’t read regularly in a newspaper is suspect.
    Never make up your own acronyms (Tu viet tat)
  • Avoid unnecessary words. For instance, in most cases, change
    - “in order to” to “to”
    - “whether or not” to “whether”
    - “is equal to” to “equals”
  • Avoid “of course, “clearly,” and “obviously.” Clearly, if something is obvious, that fact will, of course, be obvious to the reader.
  • The word “very” is very often very unnecessary.
  • Keep your writing self-contained (hàm nghĩa) . Frequent references to other works, or to things that have come before or will come later, can be distracting (gây khó hiểu)
  • Put details and digressions in footnotes. Then delete the footnotes.
  • To mere mortals, a graphic metaphor, a compelling anecdote (những cầu chuyện thuyết phục có liên quan), or a striking fact is worth a thousand articles in Econometrica.
  • Keep your writing personal. Remind readers how economics affects their lives.
  • Remember two basic rules of economic usage:
    - “Long run” (without a hyphen) is a noun. “Long-run” (with a hyphen) is an adjective. Same with “short(-)run.”
    - “Saving” (without a terminal s) is a flow. “Savings” (with a terminal s) is a stock. (? ai hiểu ko giải thích vứi)
  • Buy a copy of Strunk and White’s Elements of Style. Also, William Zinsser’s On Writing Well. Read them—again and again and again. (Nhóm mình nếu thích sẽ mua đọc nhé)
  • Keep it simple. Think of your reader as being your college roommate who majored in English literature. Assume he has never taken an economics course, or if he did, he used the wrong textbook.

8.12.06

TIN NGAN CHUNG KHOAN

Dieu gi la quan trong?
Cac chi so tai chinh: PE, EPS, ROE, ROA, BV, P/BV...
Cac chi so ky thuat: Bollinger, MACD, cung, cau,...
Tiem nang
Muc do on dinh
Nganh nghe kinh doanh
Nang luc lanh dao (Tai chinh, Ky thuat, Marketing, lien ket...)

30.11.06

NGAN HANG

Sẽ tái cơ cấu hội đồng quản trị các ngân hàng thương mại
Dự kiến trong năm nay Chính phủ sẽ ban hành một nghị định quan trọng, theo đó, hội đồng quản trị của các ngân hàng thương mại sẽ phải cơ cấu lại để hợp với chuẩn quốc tế.
Nội dung của nghị định này (về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại) đang được giao cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng và tổ chức lấy ý kiến đóng góp.
Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng dự thảo lần hai, trong đó một số quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại sẽ có những điều chỉnh, bổ sung so với quy định hiện hành, đặc biệt là về cơ cấu hội đồng quản trị.
Ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), thành viên của Ban soạn thảo, cho biết những điểm mới trên được tiếp thu từ các nguyên tắc quản trị ngân hàng lành mạnh của Ủy ban Basel, các nguyên tắc về quản trị ngân hàng của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) và các nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel. *
Cụ thể, trên cơ sở áp dụng nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel, dự thảo nghị định đưa ra yêu cầu trong hội đồng quản trị của các ngân hàng thương mại sẽ phải có tối thiểu 1/2 tổng số thành viên là thành viên không điều hành, trong đó ít nhất 2 người là thành viên độc lập (hội đồng quản trị phải có ít nhất là 3 thành viên và nhiều nhất là 11 thành viên).
Điểm mấu chốt nằm trong quy định trên. Đó là lần đầu tiên khái niệm “thành viên không điều hành” và “thành viên độc lập” được đưa vào trong cơ cấu hội đồng quản trị. Điểm mới này sẽ buộc các ngân hàng phải xem xét lại để điều chỉnh nhân sự cho phù hợp.
Thành viên không điều hành được hiểu là thành viên không đồng thời nắm giữ bất kỳ một chức danh nào khác tại ngân hàng với nhiệm vụ quyền hạn nằm ngoài phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng quản trị.
Thành viên độc lập là thành viên có khả năng đưa ra các đánh giá khách quan, trung thực sau khi xem xét tất cả các thông tin và các quan điểm có liên quan mà không chịu ảnh hưởng của bất kỳ thế lực nào.
Vì tính chất quan trọng của vị trí các thành viên bổ sung này, đặc biệt là thành viên độc lập, dự thảo nghị định đưa ra một số quy định khá chặt chẽ trong việc bầu chọn các ứng viên.
Cụ thể, các đối tượng được ngân hàng tuyển dụng vào thời điểm hiện tại hoặc bất cứ thời gian nào trong vòng 3 nằm liên trước đó sẽ không được đảm nhận vị trí thành viên độc lập trong hội đồng quản trị. Vị trí này cũng loại trừ đối tượng đang được hưởng bất kỳ khoản lương, phụ cấp nào của ngân hàng ngoài những khoản được hưởng theo tiêu chuẩn thành viên hội đồng quản trị.
Thành viên độc lập cũng không được có bất kỳ người thân nào (bố, mẹ, anh, em ruột…) làm việc tại ngân hàng, kể cả tại các công ty con trực thuộc; không có người liên quan đang là quản lý ngân hàng hoặc các công ty con trực thuộc.
Trường hợp đối tượng đó là trực tiếp hoặc đại diện sở hữu từ 1% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng trở lên cũng bị loại trừ…
Theo ông Dũng, việc bổ sung này cùng với những điều kiện đi kèm là nhằm mục đích minh bạch và lành mạnh hóa trong hoạt động quản trị ngân hàng, tránh những trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, không vì lợi ích của cộng đồng và ngân hàng.
Bản giải trình của Ban soạn thảo dự thảo nghị định cũng nêu rõ mục đích của việc bổ sung trên nhằm “tăng tính trách nhiệm trong quá trình ra quyết định; giảm khả năng xung đột lợi ích giữa việc ra quyết định và việc điều hành công việc hàng ngày của ngân hàng và đặc biệt là để tạo sự kiểm tra và cân bằng quyền lực, đảm bảo ngân hàng hoạt động lành mạnh, đảm bảo các quyết định của hội đồng quản trị là khách quan, vì lợi ích tốt nhất của ngân hàng”.
Ông Dũng khẳng định thêm: “Việc bổ sung những thành viên nói trên cũng như những quy định đi kèm là một đổi mới, một điểm nổi bật. Điều đó sẽ giúp hội đồng quản trị hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn và phù với thông lệ quốc tế”.
* Ủy ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng là một ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập bởi một số thống đốc ngân hàng trung ương vào năm 1975. Ủy ban này bao gồm đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng tại 10 quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Canada, Thụy Điển và Bỉ.

17.10.06

TIN TUC CHUNG KHOAN

Kỹ xảo trên sàn chứng khoán
Đó là những thủ thuật lợi dụng kẽ hở của việc chưa thể khớp lệnh liên tục ở các trung tâm chứng khoán để kiếm lợi từ cổ phiếu, từ sự non nớt của những "tay mơ"- những người mới tham gia thị trường chứng khoán.
Theo kinh nghiệm của giới đầu tư chứng khoán, bất cứ nhà đầu tư nào chăm chỉ "đi chợ", tức là tới theo dõi biến động giá cổ phiếu ở trung tâm giao dịch vào mỗi ngày là có thể biết được một số kinh nghiệm đọc bảng điện tử. Từ đó không bị lừa bởi các kỹ xảo của cao thủ trong làng chứng khoán.
Ngày nào những kỹ xảo này cũng xuất hiện, song thường tập trung vào loại cổ phiếu "blue chip" như Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB)...
Hiện có 7 kỹ xảo thường được sử dụng:
Bán cổ phiếu với giá sàn để tạo tâm lý hoảng loạn
Đây là cái bẫy hiệu quả nhất đối với những "tay mơ". Các "đại gia" muốn mua cổ phiếu giá rẻ nên đã chủ động bán ào ạt với giá sàn ở một tài khoản. Thấy vậy, nhiều "tay mơ" nghĩ là cổ phiếu đó hay công ty đó có tin xấu và bán đổ bán tháo theo giá sàn. Trong khi đó, "đại gia" lại dùng tài khoản nào đó mua lại cổ phiếu của mình với giá rẻ.
Mua giá trần tạo tâm lý hưng phấn
Đại gia muốn bán được giá cổ phiếu đang có nên chủ động mua ào ạt giá trần ở một tài khoản. Nhiều người nghĩ chắc là có tin tốt nên người ta mới dám mua như thế và đặt mua theo giá trần. Khi đó đại gia dùng tài khoản khác bán dần cổ phiếu đó ở giá thấp, số lượng lớn hơn số lượng mua vào ở tài khoản trước.
Vài hôm sau đại gia ngừng "diễn", giá cổ phiếu đứng và xuống khiến cho ai mua theo thì bị thiệt thòi. Tuy nhiên có những phiên có 2 hiện tượng trên nhưng bản chất không phải là kỹ xảo mà do tác động của thông tin thật. Để phân biệt khi nào là kỹ xảo, khi nào là thật phải có bản lĩnh. Vì thế nhiều "tay mơ" đánh ngắn hạn bị thua liểng xiểng vì các kỹ xảo trên. Chúng là con dao 2 lưỡi và khi có một đại gia khác chơi lại mua ngay giá trần (thì kỹ xảo 2 bị hóa giải).
Bán chặn giá trên
"Đòn" này cũng là để mua rẻ nhưng nhẹ hơn "đòn thứ nhất". Theo đó, "đại gia" muốn mua rẻ nhưng biết dùng đòn thứ nhất lúc này là vô lý nên bán ra số lượng rất lớn ngay từ đầu giờ ở giá tham chiếu chẳng hạn. Trong khi đó ở bên mua, đại gia chỉ đặt số lượng vừa phải với giá dưới tham chiếu. Thế là ai muốn bán phải tranh bán dưới giá tham chiếu và vào "rọ" của đại gia.
Mua chặn giá dưới
Ngay từ đầu giờ, "đại gia" đặt mua số lượng lớn ở giá tham chiếu và đặt bán số lượng nhỏ ở giá cao hơn tham chiếu. Thấy cũng ít quá, nhiều người đặt mua giá cao để mua bằng được và cũng vào "rọ" của đại gia. Tuy vậy, nếu có đại gia nào chơi lại thì việc làm này cũng mất tác dụng.
Mua theo kiểu rải đinh.
Kỹ xảo này để bịt mắt đối thủ. Tâm lý người mua đều muốn mua giá tốt chứ không muốn mua trần. Đặt 3 lệnh ở 3 mức giá cao nhất, mỗi lệnh chỉ mua một lô, ví dụ một lô 24; 1 lô 24.1 và một lô 24.3. Khi đó toàn bộ các lệnh mua bị che hết vì bảng điện tử chỉ cho phép hiện 3 mức giá mua cao nhất. Sau khi lệnh mua bị che là cuộc đấu trí giữa các "thợ săn". Điều thú vị là có khi phần thắng lại thuộc về người không chủ động rải đinh.
"Rải đinh" bán
Ngược lại với "rải đinh" mua, đặt bán ở 3 mức giá sàn thấp nhất, ví dụ bán 1 lô 32.2, 1 lô 32.3, 1 lô 32.4. Các "thợ săn" đều dùng mẹo này để bán được giá tốt chứ không muốn bán giá sàn. Tuy nhiên, khi có ai đó tức khí mà mua ngay giá trần và bán ngay giá sàn thì kỹ xảo thứ năm và thứ sáu mất tác dụng.
"Rải đinh" để khớp mua giá thấp
Khi thị trường không nóng thì kỹ xảo này rất có tác dụng. Kỹ xảo này có đặc điểm là không nên đặt mua tất cả ở một mức giá mà rải ra ở vài mức giá. Đây là sự lợi dụng nguyên tắc so sánh các số lệnh để khớp lệnh ở mức giá gần nhất. Ví dụ bên bán có 5k giá sàn 24.9, nếu bên mua đặt 2k giá trần 27.5, lúc đó sẽ khớp giá tham chiếu 26.2. Song đặt mua 1,5k giá trần 27.5, 0,2k giá 27.4, 0,2k giá 27.3 và 0,1k giá sàn 24.9 thì sẽ mua được giá sàn. Kỹ xảo này còn một cách nữa là đặt mua từ nhiều mức giá để nhỡ ra bên bán có mức giá đó là dính đinh mua. Nhiều lần khớp lệnh giá 37.2 chẳng hạn là dư bán 36.7, nếu có đinh 36.7 bên mua thì người mua rẻ được 500 đồng.
(Theo Tiêu Dùng)

10.10.06

RELAX

Gooogle của tôi!

TAI LIEU MBA

Nguồn tài liệu đại học Mỹ
http://www.gutenberg.org/wiki/Main_Page

Nguồn bài giảng, tài liệu Đại học Mỹ


Người viết: Thái Bá Tân
07/10/2006

Dear students,
Below are some sources for those who want to listen to or read lectures by distinguished professors as well as the teaching materials of the most pretigious Universities in the US relating to your majors or research topics.
Free lectures on the internet could be found here:
I/ Bai giang cua cac giao su tai cac truong dai hoc va hoc vien duoi dang file audio va video co the xem tai
-
http://www.researchchannel.org/ ResearchChannel presents video programs from the world's leading research institutions. - Dai hoc California: http://video.google.com/ucberkeley
II/ Nhung truong co open courses (cho phep download tat ca tai lieu cua cac khoa hoc ma truong nay dang giang day)
1/ Massachusetts Institute of Technology at
http://ocw.mit.edu/index.html
2/ Stanford handouts:
http://eeclass.stanford.edu/cgi-bin/course_list.cgi (chi co handouts ma thoi)
3/
Utah State University OCW or http://ocw.usu.edu/Index/ECIndex_view
4/
Johns Hopkins School of Public Health OCW or http://ocw.jhsph.edu/
5/
Tufts University OCW or http://ocw.tufts.edu/
6/
Foothill De-Anza SOFIA or http://sofia.fhda.edu/
7/
Carnegie Mellon Open Learning Initiative or http://www.cmu.edu/oli/
8/
http://iberry.com/ ( The Open Courseware Directory (OCD) is an annotated listing of publicly available courseware (lecture notes, handouts, slides, tutorial material, exam questions, quizzes, videos, demonstrations etc) from the world's universities, colleges and other educational institutes.
Website hoc tieng Anh - Hoc tieng anh qua games:
http://www.cogcon.com/gamegoo/games/monkey/monkey.html (co ca tieng, chu viet, hinh anh) - hoc tieng anh qua cartoons:http://www.monkey-business.net/
Mot hoc sinh cu cua thay, anh Le Duc Tan, lam tai Vietnam Economic Time, nguoi vua hoc o Ha Lan ve, co 10.000 cuon sach tieng Anh cua du an Gutenberg. Ban ay san sang gui cho ai quan tam. Hay vao trang web Gutenberg http://www.gutenberg.org/, ai thich sach gi thi gui mail cho ban Le Duc Tan theo dia chi \n ' ); //--> Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó ' ); //--> " href="mailto: ' ); //-->\n ' ); //--> Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó ' ); //-->">

goodmorningtan@yahoo.com

Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó


. Ban Tan la nguoi rat nhiet tinh, cung co tam long cao ca nhu thay, nen san sang giup do cac em, ke ca tu van du hoc. Mong ai hoc thay cung co tam long cao ca nhu vay. Thuc su la chi ai biet thuong yeu, giup do nguoi khac mot cach vo tu moi la nguoi hanh phuc. Ban Tan luc dau hoc thay cung u o lam, the ma gio rat gioi, thay da dung nhieu bai ban ay viet bang tieng Anh day o lop roi day. Va cung la mot Mister Know - All.

Regards,
Teacher Tan

6.10.06

ENGLISH

Những câu văn hay,
Những thành ngữ thông dụng,

7.9.06

TIN KINH TE TONG HOP

so lieu ve tinh hinh kinh te tong hop

24.8.06

PERSONAL

Những câu chuyện đáng nhớ!!

1.8.06

ĐIỂM TOEFL - IELTS

TOEFL & IELTS scores
The table below compares paper-based TOEFL scores with the computer-based version of the test.
Also given below is a table showing the
approximate equivalences between TOEFL tests and the IELTS test.For information on the University of Sheffield English Proficiency Test (USEPT) please follow the link on the right of this page.
http://www.shef.ac.uk/eltc/useful/toefl_ielts.html

20.6.06

CFVG Application form english version

FROM: Tuan Anh Doan
House No 55, Group 53, Lieu Giai Ward, Ba Dinh District, Ha Noi, Viet Nam
Telephone: +844 7612689
Email: doantuananh@gmail.com
TO: French - Vietnamese Center for Management Education
National Economics University
207 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Viet Nam

June 20th , 2006
Dear Sirs/Madams,
According to the information from the Faculty of Finance and Banking and French - Vietnamese Center for Management Education, NEU, I am writing to apply to the MBA program of CFVG - the 13th Intake.
I have graduated from National Economics University with Banking and Finance as my specialized subjects on July 2004. As a graduate student, I realized that The French - Vietnamese Center for Manegement Education (CFVG) and the MBA program of CFVG is a wonderful enviroment and opportunity for me to absorb basic and specialised knowledge on management and business training. Moreover, I myself do want to acquire update knowledge and I believe that with my effort and your help I will have the best advantages to participate in the economic development of Vietnam.
It should be grateful if you give my application a serious consideration. My enclosed curriculum-vitae describes my qualifications in detail. And further information will be supplied upon your request.
I’m looking forward to joining your MBA program.
Your sincerely,




Tuan Anh Doan

CFVG Application form vietnamese version

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----o0o----


ĐƠN XIN HỌC CAO HỌC


Kính gửi: Trung tâm Pháp - Việt Đào tạo vể Quản lý (CFVG)

Tên tôi là Doãn Tuấn Anh, sinh năm 1982, hiện đang cư trú tại Nhà số 55, Tổ 53 Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội. Tôi đã tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và hiện đang công tác tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam. Qua thông tin tuyển sinh, tôi được biết chương trình MBA của CFVG tiếp tục mở Khoá 15 (2006-2008). Tôi nhận thấy đây là một chương trình đào tạo có môi trường tốt với nhiều cơ hội để học tập và nghiên cứu các tri thức từ cơ bản đến chuyên sâu về quản lý trong kinh doanh. Qua đó, tôi sẽ có được những kiến thức mới, hội nhập cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Vậy tôi làm đơn này mong Quý Trung tâm xem xét hồ sơ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia dự thi và trở thành học viên của Chương trình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2006
Người làm đơn




Doãn Tuấn Anh