IMF: Kinh tế châu Á sẽ hồi phục vào năm 2010
Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (World Economic Outlook) công bố tháng 4/2009 cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục vào đầu năm 2010. Thời điểm hồi phục phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường tài chính toàn cầu tại thị trường các nước phát triển.
Sẽ mất một khoảng thời gian mới thể giải quyết được số tài sản xấu và hồi phục niềm tin vào bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.
Những biện pháp toàn diện cải thiện tình hình của thị trường tín dụng, hỗ trợ từ chính sách tài khoá và tiền tệ cuối cùng sẽ giúp nền kinh tế các nước phát triển hồi phục vào năm sau.
Vấn đề hiện nay đối với các nền kinh tế châu Á là liệu có phải đến khi điều này xảy ra, khu vực này mới có thể lấy lại tăng trưởng như trước khủng hoảng?
Lịch sử cho thấy khi nhu cầu tại các nước phát triển tăng, châu Á mới có thể thoát khỏi khủng hoảng. Từ năm 1980 cho đến nay, sự hồi phục của kinh tế châu Á thường đến từ xuất khảu. Nhu cầu toàn cầu và sự hạ giá của đồng nội tệ cho phép châu Á hồi phục theo mô hình chữ V.
Lần này, không có yếu tố kích thích nào tương tự như vậy dành cho châu Á. Đóng góp của xuất khẩu vào GDP sẽ giảm trong 2 năm tới.
Nhu cầu tiêu dùng nội địa đi xuống bởi những cú sốc từ bên ngoài tiếp tục gây áp lực lên đầu tư và tiêu dùng tư nhân. Tổng đầu tư cố định trong lĩnh vực tư nhân sẽ vẫn đi xuống. Trên thực tế, xét đến liên quan giữa xuất khẩu liên quan đến nhu cầu nội địa tại một số nền kinh tế châu Á cho thấy sẽ mất một năm rưỡi nữa, tăng trưởng đầu tư tại Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Thái Lan mới trở lại mức trước khủng hoảng.
Tiêu dùng cá nhân dự kiến vẫn ở mức thấp bởi tỷ lệ thất nghiệp cao, lòng tin đi xuống và giá tài sản (trong đó có giá nhà đất) hạ.
Nhìn chung, chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khoá sẽ hạn chế bớt tác động xấu lên nền kinh tế. Thế nhưng tất cả là không đủ để mang lại tăng trưởng bền vững cho khu vực.
Kinh tế châu Á năm 2009 sẽ tăng trưởng 1,3% và lên mức 4,3% trong năm 2010. Tốc độ tăng trưởng năm 2008 là 5,1%. Châu Á khó có thể lấy lại tăng trưởng như trước khủng hoảng.
Ngọc Diệp
Theo IMF
No comments:
Post a Comment