26.6.08

Bắt đầu kiểm toán Tập đoàn Điện lực VN

:09' 24/06/2008 (GMT+7)

Ngày 23/6, tại trụ sở Tập đoàn Điện lực VN (EVN), trưởng đoàn kiểm toán Nguyễn Văn Hiển - phó kiểm toán trưởng chuyên ngành 6, thuộc Kiểm toán Nhà nước - đã đọc quyết định triển khai công tác kiểm toán đối với đơn vị này.

 

>> Sắp kiểm toán tỷ trọng vốn tập đoàn đầu tư ra ngoài
>> QH đề nghị rà soát đầu tư của tập đoàn kinh tế

Phải đánh giá lại chính xác hiệu quả của các tập đoàn kinh tế. Ảnh minh họa: VNN

Theo kế hoạch, cuộc kiểm toán bắt đầu từ ngày 23/6 và kết thúc sau 85 ngày thực hiện, huy động khoảng 100 kiểm toán viên. Dự kiến đến khoảng tháng 10 năm nay mới có kết quả.

Tuổi trẻ ngày 24/6 cho biết cụ thể: Công tác kiểm toán sẽ được thực hiện tại các đơn vị cơ sở của EVN thuộc các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối cả trong Nam và ngoài Bắc.

Nội dung kiểm toán sẽ tập trung vào ba nội dung: xác nhận báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên và báo cáo hợp nhất của tập đoàn, đánh giá việc tuân thủ pháp luật, và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tài sản.

Ông Lê Minh Khái - phó tổng Kiểm toán Nhà nước - cho biết cuộc kiểm toán này sẽ chú trọng hai vấn đề đang được dư luận quan tâm là giá thành, tỉ lệ tổn thất và tình hình đầu tư ngoài lĩnh vực chính.

TIN LIÊN QUAN

Trước đó, ông Vương Đình Huệ, Tổng Kiểm toán Nhà nước cho hay, trong năm nay, sẽ tiến hành kiểm toán với 3 tập đoàn kinh tế lớn là Tập đoàn Điện lực VN, Tập đoàn Than - Khoáng sản và Tổng Công ty Hàng hải VN (Vinalines).

Công tác kiểm toán đã kết thúc xong ở Vinalines và cuối quý III sẽ kiểm toán Tập đoàn Than - Khoáng sản.

Trong kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ cần rà lại và kiểm soát hoạt động đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, bảo đảm các đơn vị này hoạt động đúng định hướng.

  • Thế Lực (tổng hợp)

 

25.6.08

Giữ giá các mặt hàng thiết yếu đến hết 2008

Trong tháng 6, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ lộ trình điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng, dầu theo hướng ưu tiên thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, phù hợp với khả năng bù lỗ từ ngân sách, tiếp tục chính sách hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn.

 

Đây là một trong những nội dung trong thông báo ra hôm nay của Văn phòng Chính phủ truyền đạt một số ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc điều hành kinh doanh xăng, dầu và các mặt hàng thiết yếu.

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo, tiếp tục giữ ổn định giá điện, nước sạch và cước vận chuyển xe buýt công cộng đến hết năm 2008.

Với mặt hàng xăng dầu, sẽ thực hiện Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại DN khi có điều kiện thuận lợi. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan cụ thể hóa điều kiện thực hiện cũng như cơ chế quản lý, sử dụng, hạch toán Quỹ này.

Bộ Tài chính chủ động bố trí ngân sách, bù lỗ kịp thời mặt hàng dầu theo quy định nhằm giảm bớt áp lực về vốn và chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu

 "Chính phủ nên đẩy kịch bản tăng giá sau 30/6 lên sớm hơn. Phải chọn xác định ngay ra trong nhóm 10 mặt hàng mà Chính phủ quyết định thì những mặt hàng nào liên quan đến an sinh xã hội có thể giữ, còn những mặt hàng nào đang thấp, có thể tăng". TS Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên UB Kinh tế QH.

Bộ này cũng cần nhanh chóng xây dựng trình Chính phủ "Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đến năm 2015".

Bộ Công Thương kịp thời tháo gỡ khó khăn để DN nhập khẩu xăng dầu theo đúng tiến độ, thực hiện dự trữ lưu thông để bảo đảm đủ nguồn xăng dầu cung ứng cho nhu cầu thị trường trong mọi tình huống.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại được hoạt động ngoại hối đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn và ngoại tệ giúp các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu theo đúng tiến độ và hạn mức được giao

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của luật pháp, nhất là các hành vi vi phạm về tiến độ nhập khẩu, dự trữ lưu thông, giá bán, chất lượng, buôn lậu xăng dầu qua biên giới.

 

Alan Greenspan: VN phải chấp nhận giảm tăng trưởng hơn nữa!

23 giờ ngày 23/6 (giờ Việt Nam), qua 45 phút trò chuyện cởi mở với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan, người được mệnh danh "thầy phù thuỷ kinh tế Mỹ" đã đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích cho VN. Nhấn mạnh những biện pháp của Chính phủ VN đang đi đúng hướng, nhưng ông Alan Greenspan cho rằng, cần mạnh tay kiềm chế các tập đoàn và chấp nhận cắt giảm tăng trưởng hơn nữa. Ông tin tưởng VN sẽ giải quyết được những khó khăn hiện tại và Mỹ nhìn nhận sự nổi lên của VN như một nền kinh tế lớn của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

>> Toàn cảnh chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Trả lời phỏng vấn bên lề của VietNamNet, nhân vật nổi tiếng nắm giữ chìa khóa tăng trưởng liên tục suốt một thập kỷ qua của kinh tế Mỹ cũng nhấn mạnh một lần nữa lý do ông quyết định tư vấn cho Việt Nam: "Việt Nam là một nền kinh tế đang nổi lên và đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Vai trò của Việt Nam đang tăng lên và thu hút sự quan tâm, chú ý của Mỹ".

VietNamNet lược ghi cuộc trò chuyện này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam để ông Alan Greenspan đưa ra lời khuyên. Ảnh: Phương Loan

Mở đầu cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam. Thủ tướng cho biết:

Chính phủ Việt Nam đưa ra mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Với các giải pháp như vậy, 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,7-6,8 %. Cả năm dự kiến 7%, thấp hơn so với năm 2007 là 1,5%. Xuất khẩu 6 tháng tăng 30%, trong khi đó nhập siêu từ 70% quý I đã giảm xuống còn 49% trong tháng 6. FDI tăng mạnh, với số vốn đăng ký đạt trên 30 tỷ USD, gấp hai lần so với cùng kì năm trước. Lạm phát tháng 6 có chiều hướng giảm mạnh so với tháng trước đó. Chỉ số giá tiêu dùng giảm từ 3,9% xuống còn 2,2%.

Chính phủ Việt Nam hiểu rằng việc giảm lạm phát không thể làm nhanh mà giảm dần từng bước, với mục tiêu đưa lạm phát trở về một con số cuối năm 2009. Đó là tổng thể bức tranh kinh tế Việt Nam. Bức tranh chính trị xã hội ổn định.

Thủ tướng đề nghị ông Alan Greenspan đưa ra những nhận định về kinh tế Mỹ, kinh tế thế giới và lời khuyên cho kinh tế Việt Nam.

Mạnh tay kiểm soát các tập đoàn

Huyền thoại Alan Greenspan: "Việt Nam được nhìn như một nền kinh tế lớn của Châu Á - Thái Bình Dương và sẽ giải quyết được khó khăn hiện tại". 

Ông Alan Greenspan: Tôi sẽ nói về tình hình Việt Nam trước. Mỹ nhìn sự nổi lên của Việt Nam như một nền kinh tế lớn của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và tin tưởng Việt Nam sẽ giải quyết được những khó khăn hiện tại.

Vấn đề Việt Nam đang gặp phải là vấn đề mang tính tác động. Nó bắt nguồn phần nào từ năm 2007, khi dòng vốn đổ vào nhiều, tạo áp lực lên tỷ giá hối đoái. Do áp lực như vậy, phải có đầu tư nước ngoài, cả gián tiếp và trực tiếp để giảm áp lực lên đồng nội tệ.

Tương tự như Trung Quốc, Nga và các nước khác, Việt Nam không thể quản lý được dòng tiền chặt chẽ, biên độ tăng tín dụng quá nhanh, do đó làm nảy sinh nhu cầu nhập khẩu lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất. Trong khi đó, giá dầu và lạm phát trên thế giới cũng tăng nhanh.

Giải pháp cần có đúng như hướng Việt Nam đang làm: giảm chi tiêu ngân sách, giảm tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng trung ương. Tôi cho rằng, có một bài học lịch sử mà Việt Nam cần ghi nhớ là: Nếu không giải quyết nhanh bằng những biện pháp mạnh, tình hình sẽ lan rộng và nhanh, giống như Thái Lan cách đây hơn một thập kỷ.

Liên quan tới vấn đề chỉ số tăng trưởng của Việt Nam, nếu cả năm có thể đạt 7% như ngài Thủ tướng vừa nói, theo tôi, cần giảm tăng trưởng thêm nữa, vì giữ tăng trưởng đó, có thể là một tín hiệu sai cho các nhà đầu tư.

Cuối những năm 1970, Mỹ cũng gặp lạm phát cao, vượt ra ngoài khả năng  của Chính phủ, vì thế FED phải tăng lãi suất.

Kinh tế Việt Nam còn dựa vào nhân công giá rẻ trong khi những nước khác như Trung Quốc đã vượt qua giai đoạn này và họ đang cạnh tranh bằng năng suất thực.

Thủ tướng đã cho biết cố gắng của Chính phủ làm sao cuối năm 2009, hoặc sớm hơn thì càng tốt sẽ ổn định được tình hình kinh tế vĩ mô. Việt Nam cần làm mạnh hơn các biện pháp đó.

 

Giải pháp cần có đúng như hướng Việt Nam đang làm: Giảm chi tiêu ngân sách, giảm tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Trung ương.

Tôi cho rằng, có một bài học lịch sử mà Việt Nam cần ghi nhớ là: Nếu không giải quyết nhanh bằng những biện pháp mạnh, tình hình sẽ lan rộng và nhanh, giống như Thái Lan cách đây hơn một thập kỷ.


Alan Greenspan

Theo tôi biết, vấn đề lạm phát không phải là mới với Việt Nam. Trong 20 năm qua, có những lúc Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ cần hành động mạnh mẽ, chấp nhận co nền kinh tế lại. Khi tình hình ổn định, Việt Nam lại có thể mở ra để phát triển nhanh như trước.

Hiện nay, Việt Nam không có được lợi thế như Nga hay một số nước, khi hưởng lợi từ giá dầu tăng cao. Lời khuyến nghị của tôi là Chính phủ nên tiếp tục áp dụng những biện pháp đang làm nhưng với các tập đoàn lớn, cần có các biện pháp hạn chế họ. Họ mở rộng đầu tư ồ ạt, gây ảnh hưởng tới các DN vừa và nhỏ, hạn chế sức sáng tạo, tính năng động của họ và của cả nền kinh tế.

Về kinh tế toàn cầu, nói thật bản thân tôi cũng chưa từng chứng kiến một giai đoạn nào tương tự như hiện nay. Có những điểm rất mới trong bối cảnh hiện nay.

Trước khủng hoảng, vào thời điểm tháng 8 năm ngoái, tình hình các hoạt động phi tài chính ở Mỹ rất tốt. Các khoản lãi suất dài hạn thấp, ảnh hưởng xấu đến các khoản vay. Nhu cầu vay cũng rất thấp.

Khủng hoảng xảy ra, vì không có các khoản tiền vay, thị trường của hoạt động phi tài chính thiếu doanh số. Lúc đó, tính tới khả năng các nước đang phát triển sẽ lâm vào tình thế dẫm chân tại chỗ, không tăng trưởng, thậm chí có khả năng suy thoái đầu năm 2008.

Tuy nhiên, vào thời điểm này, châu Á đang có dấu hiệu tích cực, với việc lạm phát của Trung Quốc bắt đầu giảm, giá lương thực đã ngừng tăng. Mặc dù vậy, các nền kinh tế mới nổi như Thái Lan, Philippines, Indonesia phải giảm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nhiều. Đặc biệt, hai tháng qua, Indonesia lạm phát ở mức 2 con số. Tình hình Mỹ Latinh còn tương đối tốt nhưng nhìn chung nền kinh tế toàn cầu đang có sự suy giảm. Lạm phát xảy ra khắp nơi trên thế giới.

Mỹ có thể đối mặt với tăng trưởng âm

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Vậy theo ngài, mức tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu năm nay ước là bao nhiêu?

Ông Alan Greenspan: Hiện tôi không thể đưa ra một con số cụ thể được vì còn quá sớm để đưa ra một kết luận, nhưng tôi cho rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ còn ở mức ½ so với năm trước. Điều này chưa tính tới khả năng phục hồi của các nền kinh tế đang nổi cũng như các tác động lên các nền kinh tế này. Trong hai năm trước đó, kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh nhất từ xưa tới nay.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Bản thân kinh tế Mỹ sẽ như thế nào?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mời ông Alan Greenspan thăm Việt Nam.

Ông Alan Greenspan: Vấn đề chính của Mỹ là thị trường nhà đất suy giảm với mức chưa bao giờ diễn ra. Giá trị nhà đất ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ. Hiện tổng giá trị nhà cửa của Mỹ ở mức 20 nghìn tỷ USD. Nếu giảm 25%, ngay lập tức, Mỹ sẽ mất đi khoản tiền 5 nghìn tỷ USD. Điều này ảnh hưởng lớn đến tiêu dùng của Mỹ, khi 15% chi tiêu của người dân là từ việc mua bán nhà sinh lời, còn 85% tiêu dùng từ nguồn thu nhập. Khả năng chi tiêu của người dân Mỹ giảm đi. Hiện nay, mức giảm này chưa lớn, mà lí do được các nhà kinh tế đưa ra là việc lập quỹ hoàn thuế mua sắm, trong hai tháng qua đã chi gần 100 tỷ USD. Người tiêu dùng vẫn thấy lợi từ việc mua bán, nên chưa giảm chi tiêu.
Tuy nhiên, mọi tính toán về tăng trưởng của kinh tế Mỹ năm sau sẽ bằng 0, không còn ý nghĩa gì.

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Theo ngài, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ năm nay là bao nhiêu?

 

Liên quan tới vấn đề chỉ số tăng trưởng của Việt Nam, nếu cả năm có thể đạt 7% như ngài Thủ tướng vừa nói, theo tôi, cần giảm tăng trưởng thêm nữa, vì giữ tăng trưởng đó, có thể là một tín hiệu sai cho các nhà đầu tư.


Alan Greenspan

Ông Alan Greenspan: Năm nay có thể là 1%. Năm sau mức tăng có thể từ 0 đến 1%, thậm chí có thể là tăng trưởng âm. So với năm nay, tình hình cũng có thể khá hơn nhưng mức tăng, nếu có cũng không mạnh.

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Khi nào thì nền kinh tế Mỹ phục hồi?

Ông Alan Greenspan: Kinh tế Mỹ chỉ phục hồi khi chiều hướng suy giảm giá trị nhà đất của Mỹ bị chặn lại. Nếu có, cũng phải cuối năm 2008, đầu 2009, xu huớng đi xuống mới có thể chững lại để dần đi vào ổn định. Có hai lí do dẫn tới kịch bản này: lạm phát tăng cao và khủng hoảng tín dụng.

Khủng hoảng nhà đất Mỹ: Chính phủ gần như không làm được gì

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Giải pháp khắc phục thị trường nhà đất của Chính phủ Mỹ như thế nào?

Ông Alan Greenspan: Chính phủ gần như không làm được gì. Khủng hoảng này thuộc về chu kì của thị trường nhà đất. Nhà rao bán quá nhiều, ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường.

Giải pháp đặt ra là phải kích thích người mua. Hiện nay, số nhà kê biên của các ngân hàng, Chính phủ kê bán quá lớn, chương trình kích thích người mua phải đợi mùa xuân năm sau mới có hiệu quả.

Tất nhiên, Chính phủ có hỗ trợ cho người dân cần có nhà, trả khoản vay ngân hàng nhưng với số lượng quá lớn, cần thời gian mới có thể giảm số lượng nhà rao bán.

Chờ dấu hiệu tốt từ thị trường BĐS mới mong kinh tế thế giới phục hồi

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong tương lai ra sao?

Ông Alan Greenspan: Đầu tiên phải giải quyết vấn đề nhà đất sau đó mới có thể tính đến tăng trưởng. Theo tôi, kinh tế Mỹ phải đến năm 2010 mới phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Kinh tế thế giới cũng theo chiều hướng như vậy: thị trường BĐS bùng phát sau đó chững lại, nổ bong bóng. Chờ đợi dấu hiệu tốt từ thị trường BĐS mới mong kinh tế thế giới phục hồi.

Theo tôi biết, ngay thị trường BĐS thành phố Hồ Chí Minh cũng đang giảm nhiều.

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đúng là giá BĐS thành phố HCM đang giảm nhiều.

Ông Alan Greenspan: Đó là tình hình toàn cầu.

Các chính phủ đều khó xử lý vấn đề tỷ giá

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Mỹ hiện nay đang áp dụng chính sách đồng đô la yếu. Theo ông, bao giờ Chính phủ Mỹ sẽ điều chỉnh để tiền đôla Mỹ cân bằng với các đồng tiền khác, trở về giá trị thực?

 

Lời khuyến nghị của tôi là Chính phủ nên tiếp tục áp dụng những biện pháp đang làm nhưng với các tập đoàn lớn, cần có các biện pháp hạn chế họ. Họ mở rộng đầu tư ồ ạt, gây ảnh hưởng tới các DN vừa và nhỏ, hạn chế sức sáng tạo, tính năng động của họ và của cả nền kinh tế.


Alan Greenspan

Ông Alan Greenspan: Hiện nay, gần như các nước đều khó xử lý vấn đề tỉ giá. Số lượng giao dịch các đồng tiền rất lớn. Cách đây 10 năm, Chính phủ có thể dùng các biện pháp can thiệp hiệu quả nhưng bây giờ không thể làm thế với số giao dịch khổng lồ hiện nay.

Ví dụ, Nhật Bản ngay từ năm 2004 đã có lượng dự trữ ngoại tệ lớn. Vừa rồi, Chính phủ Nhật Bản để đối phó với tình hình khó khăn đã tung ra một lượng lớn ngoại tệ nhưng không hiệu quả.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Câu hỏi cuối cùng của tôi, tương lai giá dầu thế giới sẽ như thế nào?

Ông Alan Greenspan: Hiện nay có nhiều yếu tố tác động lên giá dầu, trong đó chủ yếu liên quan đến việc dự trữ và đầu tư. Tiêu thụ tăng nhanh, các nước lại tăng mức dự trữ lớn và có hiện tượng đầu cơ về giá. Nhu cầu tăng trong khi sản xuất không đáp ứng được. Như vậy, tiêu dùng, nhu cầu dự trữ xăng dầu đều tăng, trong khi sản xuất vẫn giữ nguyên, gây áp lực tăng giá. Dòng tiền liên quan đến sản xuất chưa được đầu tư thích đáng cho phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất chế biến dầu.

Khi giá dầu tăng từ 20 USD/thùng lên 30 rồi 40 USD, nhà đầu tư linh cảm ngay, biết câu chuyện tăng giá dầu là câu chuyện dài hơi. Năm 2004, giá dầu đội lên. Các quỹ tài chính, ngân hàng nhảy vào đầu tư dự trữ dầu. Đến nay, tổng lượng dự trữ thế giới khoảng 5 tỷ thùng.

Khi giá dầu thế giới tăng, mức dự trữ đã cao như vậy, người ta tìm cách giảm cầu. Giá dầu sẽ không tiếp tục tăng cao như nhà đầu cơ mong muốn. Xu thế chung giá dầu vẫn tăng, dù có thời điểm, khi các nhà đầu cơ xả hàng cắt lãi, giá dầu sẽ đi xuống.

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xin cảm ơn ông vì những phân tích và tư vấn tuyệt vời của ông. Thay mặt Chính phủ, tôi mời ông tới thăm Việt Nam.

Ông Alan Greenspan: Tôi rất vui và hân hạnh được gặp Thủ tướng!

18 năm liên tục giữ vị trí Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Alan Greenspan được ghi nhận với nỗ lực góp phần quan trọng giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng đều đặn 10 năm liền từ 1991 đến 2001 - điều trước đó chưa từng xảy ra với nước Mỹ trong thời bình.

Dưới "triều đại" của ông, GDP Mỹ tăng trưởng trung bình 3%/năm trong khi lạm phát cũng chỉ xấp xỉ mức 3%/năm. Ông đã trở thành huyền thoại về kỹ năng quản lý hệ thống kinh tế Mỹ.

·         Phương Loan (ghi từ Washington D.C)

 

24.6.08

INDUSTRY CENTER YAHOO

View: By Sector | Alphabetical

Basic Materials

Agricultural Chemicals

Aluminum

Chemicals - Major Diversified

Copper

Gold

Independent Oil & Gas

Industrial Metals & Minerals

Major Integrated Oil & Gas

Nonmetallic Mineral Mining

Oil & Gas Drilling & Exploration

Oil & Gas Equipment & Services

Oil & Gas Pipelines

Oil & Gas Refining & Marketing

Silver

Specialty Chemicals

Steel & Iron

Synthetics

Conglomerates

Conglomerates

Consumer Goods

Appliances

Auto Manufacturers - Major

Auto Parts

Beverages - Brewers

Beverages - Soft Drinks

Beverages - Wineries & Distillers

Business Equipment

Cigarettes

Cleaning Products

Confectioners

Dairy Products

Electronic Equipment

Farm Products

Food - Major Diversified

Home Furnishings & Fixtures

Housewares & Accessories

Meat Products

Office Supplies

Packaging & Containers

Paper & Paper Products

Personal Products

Photographic Equipment & Supplies

Processed & Packaged Goods

Recreational Goods, Other

Recreational Vehicles

Rubber & Plastics

Sporting Goods

Textile - Apparel Clothing

Textile - Apparel Footwear & Accessories

Tobacco Products, Other

Toys & Games

Trucks & Other Vehicles

Financial

Accident & Health Insurance

Asset Management

Closed-End Fund - Debt

Closed-End Fund - Equity

Closed-End Fund - Foreign

Credit Services

Diversified Investments

Foreign Money Center Banks

Foreign Regional Banks

Insurance Brokers

Investment Brokerage - National

Investment Brokerage - Regional

Life Insurance

Money Center Banks

Mortgage Investment

Property & Casualty Insurance

Property Management

REIT - Diversified

REIT - Healthcare Facilities

REIT - Hotel/Motel

REIT - Industrial

REIT - Office

REIT - Residential

REIT - Retail

Real Estate Development

Regional - Mid-Atlantic Banks

Regional - Midwest Banks

Regional - Northeast Banks

Regional - Pacific Banks

Regional - Southeast Banks

Regional - Southwest Banks

Savings & Loans

Surety & Title Insurance

Healthcare

Biotechnology

Diagnostic Substances

Drug Delivery

Drug Manufacturers - Major

Drug Manufacturers - Other

Drug Related Products

Drugs - Generic

Health Care Plans

Home Health Care

Hospitals

Long-Term Care Facilities

Medical Appliances & Equipment

Medical Instruments & Supplies

Medical Laboratories & Research

Medical Practitioners

Specialized Health Services

Industrial Goods

Aerospace/Defense - Major Diversified

Aerospace/Defense Products & Services

Cement

Diversified Machinery

Farm & Construction Machinery

General Building Materials

General Contractors

Heavy Construction

Industrial Electrical Equipment

Industrial Equipment & Components

Lumber, Wood Production

Machine Tools & Accessories

Manufactured Housing

Metal Fabrication

Pollution & Treatment Controls

Residential Construction

Small Tools & Accessories

Textile Industrial

Waste Management
Services

Advertising Agencies

Air Delivery & Freight Services

Air Services, Other

Apparel Stores

Auto Dealerships

Auto Parts Stores

Auto Parts Wholesale

Basic Materials Wholesale

Broadcasting - Radio

Broadcasting - TV

Building Materials Wholesale

Business Services

CATV Systems

Catalog & Mail Order Houses

Computers Wholesale

Consumer Services

Department Stores

Discount, Variety Stores

Drug Stores

Drugs Wholesale

Education & Training Services

Electronics Stores

Electronics Wholesale

Entertainment - Diversified

Food Wholesale

Gaming Activities

General Entertainment

Grocery Stores

Home Furnishing Stores

Home Improvement Stores

Industrial Equipment Wholesale

Jewelry Stores

Lodging

Major Airlines

Management Services

Marketing Services

Medical Equipment Wholesale

Movie Production, Theaters

Music & Video Stores

Personal Services

Publishing - Books

Publishing - Newspapers

Publishing - Periodicals

Railroads

Regional Airlines

Rental & Leasing Services

Research Services

Resorts & Casinos

Restaurants

Security & Protection Services

Shipping

Specialty Eateries

Specialty Retail, Other

Sporting Activities

Sporting Goods Stores

Staffing & Outsourcing Services

Technical Services

Toy & Hobby Stores

Trucking

Wholesale, Other

Technology

Application Software

Business Software & Services

Communication Equipment

Computer Based Systems

Computer Peripherals

Data Storage Devices

Diversified Communication Services

Diversified Computer Systems

Diversified Electronics

Healthcare Information Services

Information & Delivery Services

Information Technology Services

Internet Information Providers

Internet Service Providers

Internet Software & Services

Long Distance Carriers

Multimedia & Graphics Software

Networking & Communication Devices

Personal Computers

Printed Circuit Boards

Processing Systems & Products

Scientific & Technical Instruments

Security Software & Services

Semiconductor - Broad Line

Semiconductor - Integrated Circuits

Semiconductor - Specialized

Semiconductor Equipment & Materials

Semiconductor- Memory Chips

Technical & System Software

Telecom Services - Domestic

Telecom Services - Foreign

Wireless Communications

Utilities

Diversified Utilities

Electric Utilities

Foreign Utilities

Gas Utilities

Water Utilities